CHUYỆN THỨ 98
Trường bọn tui mỗi năm đều tổ chức tiệc mừng năm mới, yêu cầu mỗi ban phải chuẩn bị một tiết mục, sau đó tiến hành thử giọng, những người thành công mới có thể tham gia biểu diễn. Năm lớp 11, tiết mục của ban bọn tui là múa cổ điển, nhưng tiết mục có phần nhạc đệm trực tiếp, đương nhiên phần đệm nhạc rơi vào đầu tui.
Tui vốn không khẩn trương, nhưng nhân viên công tác cứ luôn tìm người phụ trách tiết mục của ban để xác nhận số lượng microphone được sử dụng, khi đó người phụ trách đang ở bên kia của sân khấu để chuẩn bị ra sân khấu, nhân viên công tác tóm tui và hỏi liên tục muốn bao nhiêu microphone, người phụ trách ở đâu, kết quả tui lo lắng, lập tức trở nên căng thẳng. Tui có tật xấu, khẩn trương sẽ muốn khóc, không thể kiềm chế được nước mắt, tự nó tuôn ra ào ào.
Y tiên sinh bên cạnh (ảnh là nhân viên hậu cần, giúp tui dọn đàn tranh) thấy tui như vậy, đoán được tui lo lắng nên an ủi, “Không sao đâu, đừng lo.”
Thật kỳ diệu, tui thật sự không còn lo lắng, trái tim vốn sắp nổ tung lại bình tĩnh ngay lập tức.
Buổi thử giọng diễn ra suôn sẻ, diễn xuất cũng thuận lợi, điều duy nhất không thuận lợi là sau khi màn trình diễn kết thúc, tui quá phấn khích vì nhìn thấy Y tiên sinh lúc đang bước xuống sân khấu, kết quả bị trặc chân trên đôi giày cao mười centimet, đi khập khiễng cả tháng (được Y tiên sinh xách cặp giùm cả tháng).
CHUYỆN THỨ 99
Vào học kỳ 1 năm lớp 11, trường bọn tui thường tổ chức giải bóng đá, bắt đầu với hệ thống tính điểm, thắng một trận thì tích lũy ba điểm, hoà nhau thì tích lũy một điểm, mỗi ban đá ba trận, sau đó dựa vào điểm tích lũy để vào vòng chung kết. Ban bọn tui không đủ nam sinh nên phải cùng đội với ban khác.
Thời tiết hôm thi đấu không tốt, ảnh hưởng gió bão. Ngày đó tạnh mưa, buổi chiều lúc tan học thì mưa nhỏ, vốn đang lưỡng lự có nên đá hay không, các bạn nam nhất quyết muốn đá nên đã đá.
Hôm đó Y tiên sinh bị cảm nên xin nghỉ ở nhà, ảnh là đội trưởng, lúc tan học đồng đội gọi điện thoại cho ảnh, ảnh hấp tấp đạp xe đến.
Ngày đó rất phấn khích.
Lần đầu tiên dầm mưa xem đá banh, lần đầu tiên xem trọn vẹn cả trận, lần đầu tiên phấn khích như vậy, lo lắng tình hình trong sân, lần đầu tiên hét to “Cố lên” (sau đó bị khàn giọng).
Cuối cùng kết quả là 2:1, bọn tui thắng.
Đá xong, bọn tui vội vàng đưa nước và che dù cho bọn họ, người khác đưa nước cho Y tiên sinh nhưng ảnh đều từ chối một cách lịch sự, chỉ có tui đưa thì ảnh mới nhận (lúc đó sao không để ý chi tiết nhỏ này nhỉ!), uống nước xong thì ảnh ngồi trên cỏ nghỉ ngơi, tui ngồi xổm che dù cho ảnh. Nghỉ xong, ảnh giơ tay nhờ tui kéo dậy, kết quả vừa đụng tay ảnh thì ảnh kêu đau, hỏi vì sao mới biết khi đá banh bị té, tay phải chống xuống đất, ngón áp út bị vặn, tui vô tình đụng phải khi kéo ảnh.
Tối hôm đó, Y tiên sinh bị cảm nặng vì ngón tay bị thương cộng thêm bị cảm còn dầm mưa nên không thể tới tiết tự học.
Hôm sau ảnh đi học, ngón áp út bị băng thành bánh chưng rất dễ nhìn thấy.
Thời gian đó, ảnh chỉ có thể dùng ba ngón tay để cầm bút viết chữ, ngón út và ngón áp út đều nhếch lên, đừng nói nhen, kiểu ngón tay hoa lan nhếch không chuẩn thật… hết sức quyến rũ.
Sau đó, Y tiên sinh hỏi tui, nghĩ gì về trận đá banh? Câu trả lời:
Trước nay không hề biết, hóa ra tui có thể yêu một tập thể như vậy; càng không biết, hóa ra tui cũng có thể yêu một tập thể.
Hồi cấp 2 bởi vì bất mãn với lớp trưởng của ban cho nên thường xuyên gây sự với bạn ấy, hơn nữa với tính cách của mình, ở trong ban có hơi khác người, cơ bản sẽ không tham gia các hoạt động tập thể, vẫn luôn cho rằng, từ cấp 2 đến cấp 3 đến đại học, tui sẽ không hòa hợp cho đến lúc kết thúc cuộc đời học sinh.
Không ngờ không phải vậy, cảm ơn các bạn cấp 3.
CHUYỆN THỨ 100
Khi còn đi học, trường bọn tui có quầy bán đồ ăn vặt, quầy đó đã đổi ba bốn người chủ, cho đến ngày khai giảng lớp 10 có một người chủ mới cho đến lúc bọn tui tốt nghiệp.
Lúc đó tui thích bánh nhân thịt của họ nhất, bánh tự mình nướng, bên trong có nhân thịt ướp sẵn, ăn rất ngon!
Lần đầu tiên ăn tui đã mê, thật sự siêu ngon! Ngoài giòn trong mềm! Sau đó tự mình làm thử nhưng không ngon như vậy.
Thích nhất khoảng thời gian ăn uống đó, mỗi ngày xong giờ thể dục, tui đi đến quầy bán đồ ăn vặt để mua hai cái, giữa trưa tan học mua hai cái, giờ thể dục ít nhất một cái, dù sao cũng hợp khẩu vị nên ăn gần nửa tháng mà không ngán!
Thấy tui ăn điên cuồng, Y tiên sinh nhìn ngứa mắt, “Bạn ăn nhiều như vậy, cẩn thận bị nhiệt.”
Tui tỏ vẻ, “Không thể nào, tui là người cách nhiệt.”
Nhưng, cuộc đời luôn thích tát vào mặt tui thật mạnh.
Sau khi ăn một tuần rưỡi, tui bị sưng nướu, bị nhiệt.
Y tiên sinh hận sắt không thành thép nhìn tui than đau răng, cuối cùng, mỗi ngày đều đem cho tui một ly trà thảo mộc, đừng nhắc tới, món đó thật sự có thể hành người ta vật vã, tui không giỡn đâu.
CHUYỆN THỨ 101
Tui thường mặc quần áo có màu sắc giản dị, dù có hoa văn cũng là hình nho nhỏ. Mùa hè tui thích mặc màu trắng, áo thun trắng, sơ mi trắng, mùa đông thì toàn màu đen.
Mọi người đều biết, quần áo màu trắng mặc đẹp nhưng mau dơ, mà tui lại là người không quá để ý, thường xuyên làm dơ cổ tay áo hoặc là ăn gì đó không cẩn thận bị văng lên, luôn có chút màu sắc không quá hài hòa xuất hiện trên quần áo. Máy giặt rất khó giặt sạch các vết dơ này, tui dùng thuốc tẩy, sau đó giặt bằng tay. Bởi vì lười, không thích mỗi ngày đều giặt tay, tui bỏ vào máy giặt một lần, phơi khô rồi cất một bên không mặc, chờ khi nào quần áo sắp hết mới giặt tay, cho nên mỗi lần giặt tay sẽ có hai mươi mấy quần áo màu trắng chờ đợi tui.
Hai mươi mấy cái đó, còn phải giặt bằng tay, suy nghĩ là muốn mệt mỏi rồi. Sau khi giặt một lần, tui không vui vẻ giặt nữa, quá mệt mỏi, bắp tay muốn rã ra, người nào đó lại không chịu giúp, nói để tui học một bài học.
Được rồi, lần giặt thứ hai, tui giở chiêu trò.
Thuốc tẩy rất mạnh, nếu không đeo bao tay lúc giặt, giặt tối đa năm cái sẽ bị tróc da, đặc biệt ngứa và đau.
Lần đó tui cố ý không đeo bao tay, vò vài áo là bắt đầu khóc than ngón tay đau (ngón trỏ, ngón giữa đều bị tróc da, đau thật sự), Y tiên sinh vừa bôi thuốc cho tui vừa trách tui không đeo bao tay. Tui nói: “Vò nhiều quần áo như vậy đâu có dễ, đeo bao tay càng bất tiện.” Nói xong tiếp tục khóc thút thít.
Y tiên sinh thật sự chịu hết nổi nên tự mình đen mặt giặt quần áo cho tui.
Từ đó về sau, ảnh đếm quần áo của tui, phát hiện gần hết thì tự mình ôm toàn bộ đi giặt, tui cười hì hì bưng dĩa trái cây ngồi nhìn, cho ảnh chút trái cây an ủi.
Đương nhiên, sau khi giặt thì tui phải trả một giá đắc.
Lúc đang viết ảnh ở bên cạnh nhìn, tui giả vờ hoảng sợ, “Í! Bị phát hiện rồi! Sau này phải tự mình giặt quần áo.”
Y tiên sinh nhìn tui khinh thường, “Anh còn không biết sự tính toán này của em à? Anh chìu em thôi.”
Tui nịnh nọt: “Đúng đúng đúng, cảm ơn Y tiên sinh thông minh và rộng lượng, vô cùng yêu thương cô gái bé bỏng này.”
Trường bọn tui mỗi năm đều tổ chức tiệc mừng năm mới, yêu cầu mỗi ban phải chuẩn bị một tiết mục, sau đó tiến hành thử giọng, những người thành công mới có thể tham gia biểu diễn. Năm lớp 11, tiết mục của ban bọn tui là múa cổ điển, nhưng tiết mục có phần nhạc đệm trực tiếp, đương nhiên phần đệm nhạc rơi vào đầu tui.
Tui vốn không khẩn trương, nhưng nhân viên công tác cứ luôn tìm người phụ trách tiết mục của ban để xác nhận số lượng microphone được sử dụng, khi đó người phụ trách đang ở bên kia của sân khấu để chuẩn bị ra sân khấu, nhân viên công tác tóm tui và hỏi liên tục muốn bao nhiêu microphone, người phụ trách ở đâu, kết quả tui lo lắng, lập tức trở nên căng thẳng. Tui có tật xấu, khẩn trương sẽ muốn khóc, không thể kiềm chế được nước mắt, tự nó tuôn ra ào ào.
Y tiên sinh bên cạnh (ảnh là nhân viên hậu cần, giúp tui dọn đàn tranh) thấy tui như vậy, đoán được tui lo lắng nên an ủi, “Không sao đâu, đừng lo.”
Thật kỳ diệu, tui thật sự không còn lo lắng, trái tim vốn sắp nổ tung lại bình tĩnh ngay lập tức.
Buổi thử giọng diễn ra suôn sẻ, diễn xuất cũng thuận lợi, điều duy nhất không thuận lợi là sau khi màn trình diễn kết thúc, tui quá phấn khích vì nhìn thấy Y tiên sinh lúc đang bước xuống sân khấu, kết quả bị trặc chân trên đôi giày cao mười centimet, đi khập khiễng cả tháng (được Y tiên sinh xách cặp giùm cả tháng).
CHUYỆN THỨ 99
Vào học kỳ 1 năm lớp 11, trường bọn tui thường tổ chức giải bóng đá, bắt đầu với hệ thống tính điểm, thắng một trận thì tích lũy ba điểm, hoà nhau thì tích lũy một điểm, mỗi ban đá ba trận, sau đó dựa vào điểm tích lũy để vào vòng chung kết. Ban bọn tui không đủ nam sinh nên phải cùng đội với ban khác.
Thời tiết hôm thi đấu không tốt, ảnh hưởng gió bão. Ngày đó tạnh mưa, buổi chiều lúc tan học thì mưa nhỏ, vốn đang lưỡng lự có nên đá hay không, các bạn nam nhất quyết muốn đá nên đã đá.
Hôm đó Y tiên sinh bị cảm nên xin nghỉ ở nhà, ảnh là đội trưởng, lúc tan học đồng đội gọi điện thoại cho ảnh, ảnh hấp tấp đạp xe đến.
Ngày đó rất phấn khích.
Lần đầu tiên dầm mưa xem đá banh, lần đầu tiên xem trọn vẹn cả trận, lần đầu tiên phấn khích như vậy, lo lắng tình hình trong sân, lần đầu tiên hét to “Cố lên” (sau đó bị khàn giọng).
Cuối cùng kết quả là 2:1, bọn tui thắng.
Đá xong, bọn tui vội vàng đưa nước và che dù cho bọn họ, người khác đưa nước cho Y tiên sinh nhưng ảnh đều từ chối một cách lịch sự, chỉ có tui đưa thì ảnh mới nhận (lúc đó sao không để ý chi tiết nhỏ này nhỉ!), uống nước xong thì ảnh ngồi trên cỏ nghỉ ngơi, tui ngồi xổm che dù cho ảnh. Nghỉ xong, ảnh giơ tay nhờ tui kéo dậy, kết quả vừa đụng tay ảnh thì ảnh kêu đau, hỏi vì sao mới biết khi đá banh bị té, tay phải chống xuống đất, ngón áp út bị vặn, tui vô tình đụng phải khi kéo ảnh.
Tối hôm đó, Y tiên sinh bị cảm nặng vì ngón tay bị thương cộng thêm bị cảm còn dầm mưa nên không thể tới tiết tự học.
Hôm sau ảnh đi học, ngón áp út bị băng thành bánh chưng rất dễ nhìn thấy.
Thời gian đó, ảnh chỉ có thể dùng ba ngón tay để cầm bút viết chữ, ngón út và ngón áp út đều nhếch lên, đừng nói nhen, kiểu ngón tay hoa lan nhếch không chuẩn thật… hết sức quyến rũ.
Sau đó, Y tiên sinh hỏi tui, nghĩ gì về trận đá banh? Câu trả lời:
Trước nay không hề biết, hóa ra tui có thể yêu một tập thể như vậy; càng không biết, hóa ra tui cũng có thể yêu một tập thể.
Hồi cấp 2 bởi vì bất mãn với lớp trưởng của ban cho nên thường xuyên gây sự với bạn ấy, hơn nữa với tính cách của mình, ở trong ban có hơi khác người, cơ bản sẽ không tham gia các hoạt động tập thể, vẫn luôn cho rằng, từ cấp 2 đến cấp 3 đến đại học, tui sẽ không hòa hợp cho đến lúc kết thúc cuộc đời học sinh.
Không ngờ không phải vậy, cảm ơn các bạn cấp 3.
CHUYỆN THỨ 100
Khi còn đi học, trường bọn tui có quầy bán đồ ăn vặt, quầy đó đã đổi ba bốn người chủ, cho đến ngày khai giảng lớp 10 có một người chủ mới cho đến lúc bọn tui tốt nghiệp.
Lúc đó tui thích bánh nhân thịt của họ nhất, bánh tự mình nướng, bên trong có nhân thịt ướp sẵn, ăn rất ngon!
Lần đầu tiên ăn tui đã mê, thật sự siêu ngon! Ngoài giòn trong mềm! Sau đó tự mình làm thử nhưng không ngon như vậy.
Thích nhất khoảng thời gian ăn uống đó, mỗi ngày xong giờ thể dục, tui đi đến quầy bán đồ ăn vặt để mua hai cái, giữa trưa tan học mua hai cái, giờ thể dục ít nhất một cái, dù sao cũng hợp khẩu vị nên ăn gần nửa tháng mà không ngán!
Thấy tui ăn điên cuồng, Y tiên sinh nhìn ngứa mắt, “Bạn ăn nhiều như vậy, cẩn thận bị nhiệt.”
Tui tỏ vẻ, “Không thể nào, tui là người cách nhiệt.”
Nhưng, cuộc đời luôn thích tát vào mặt tui thật mạnh.
Sau khi ăn một tuần rưỡi, tui bị sưng nướu, bị nhiệt.
Y tiên sinh hận sắt không thành thép nhìn tui than đau răng, cuối cùng, mỗi ngày đều đem cho tui một ly trà thảo mộc, đừng nhắc tới, món đó thật sự có thể hành người ta vật vã, tui không giỡn đâu.
CHUYỆN THỨ 101
Tui thường mặc quần áo có màu sắc giản dị, dù có hoa văn cũng là hình nho nhỏ. Mùa hè tui thích mặc màu trắng, áo thun trắng, sơ mi trắng, mùa đông thì toàn màu đen.
Mọi người đều biết, quần áo màu trắng mặc đẹp nhưng mau dơ, mà tui lại là người không quá để ý, thường xuyên làm dơ cổ tay áo hoặc là ăn gì đó không cẩn thận bị văng lên, luôn có chút màu sắc không quá hài hòa xuất hiện trên quần áo. Máy giặt rất khó giặt sạch các vết dơ này, tui dùng thuốc tẩy, sau đó giặt bằng tay. Bởi vì lười, không thích mỗi ngày đều giặt tay, tui bỏ vào máy giặt một lần, phơi khô rồi cất một bên không mặc, chờ khi nào quần áo sắp hết mới giặt tay, cho nên mỗi lần giặt tay sẽ có hai mươi mấy quần áo màu trắng chờ đợi tui.
Hai mươi mấy cái đó, còn phải giặt bằng tay, suy nghĩ là muốn mệt mỏi rồi. Sau khi giặt một lần, tui không vui vẻ giặt nữa, quá mệt mỏi, bắp tay muốn rã ra, người nào đó lại không chịu giúp, nói để tui học một bài học.
Được rồi, lần giặt thứ hai, tui giở chiêu trò.
Thuốc tẩy rất mạnh, nếu không đeo bao tay lúc giặt, giặt tối đa năm cái sẽ bị tróc da, đặc biệt ngứa và đau.
Lần đó tui cố ý không đeo bao tay, vò vài áo là bắt đầu khóc than ngón tay đau (ngón trỏ, ngón giữa đều bị tróc da, đau thật sự), Y tiên sinh vừa bôi thuốc cho tui vừa trách tui không đeo bao tay. Tui nói: “Vò nhiều quần áo như vậy đâu có dễ, đeo bao tay càng bất tiện.” Nói xong tiếp tục khóc thút thít.
Y tiên sinh thật sự chịu hết nổi nên tự mình đen mặt giặt quần áo cho tui.
Từ đó về sau, ảnh đếm quần áo của tui, phát hiện gần hết thì tự mình ôm toàn bộ đi giặt, tui cười hì hì bưng dĩa trái cây ngồi nhìn, cho ảnh chút trái cây an ủi.
Đương nhiên, sau khi giặt thì tui phải trả một giá đắc.
Lúc đang viết ảnh ở bên cạnh nhìn, tui giả vờ hoảng sợ, “Í! Bị phát hiện rồi! Sau này phải tự mình giặt quần áo.”
Y tiên sinh nhìn tui khinh thường, “Anh còn không biết sự tính toán này của em à? Anh chìu em thôi.”
Tui nịnh nọt: “Đúng đúng đúng, cảm ơn Y tiên sinh thông minh và rộng lượng, vô cùng yêu thương cô gái bé bỏng này.”
/36
|