Đọc mấy dòng cuối mà rưng rưng nước mắt…
——————————————————————-
Có lần y uống rượu với Đại học sĩ trong triều, Đại học sĩ dù sao cũng là văn nhân đa sầu đa cảm, lúc say rượu liền ngâm thơ:
Tiều tụy u hoa kịch khả liên,
Tà dương viện lạc vãn thu thiên.
(Thương thay cho cánh hoa lặng lẽ rụng xuống sân dưới ánh tà dương cuối thu.)
Y nghe thấy buồn, liền cười nói, Đại học sĩ không phải đang nhớ thê nhi ở quê chứ?
Đại học sĩ đỏ mặt, thẳng thắn nói, trước đình viện thê tử của thần có trồng một cây thu hải đường, mỗi lần biên thư cho thần đều ép vào đấy một đóa hoa gửi gắm nỗi nhớ nhung.
Khi ấy y mới hiểu được ý nghĩa của thu hải đường.
Tiệc rượu tan, y giữ Đại học sĩ lại, bảo hắn mang thê nhi đến đây để cả nhà đoàn viên, sống chung dưới một bầu trời. Đây là lần đầu tiên y thông cảm cho triều thần như vậy. Đại học sĩ tạ ơn, hô to long ân to lớn.
Y cười cười, bỏ lại xe ngựa, men theo ánh trăng đi bộ dọc con đường đá nhỏ, bất tri bất giác lại đến tẩm điện của Thường phi.
Sau khi Thường phi qua đời, tẩm điện bị đóng cửa, y cũng không nói nguyên nhân. Trong cung nếu có phi tử nào đó qua đời, tẩm điện thường ban cho người đến sau sử dụng. Chỉ duy nhất điện này, chưa có ai vào ở bao giờ, chẳng rõ vì sao. Nhớ tới sân điện đầy máu ngày ấy, y chợt tự giễu nghĩ, nơi này quả thật không tốt lành.
Bốn bề leo lét ánh nến, mành cửa xơ xác khiến người ta đau lòng. Thứ đầu tiên y để ý tới lần này là những đóa thu hải đường được chạm trổ trên cửa, hai lớn một bé, mang đầy thần sắc, tựa như người vậy.
Thu hải đường, hay còn gọi là, cỏ tương tư.
Rõ ràng y và nàng cùng ở một cung, chỉ cách nhau mấy bức tường, vậy mà nàng lại phải khắc hình thu hải đường lên cửa an ủi nỗi nhớ nhung. Có lẽ bởi lòng đã lạnh, nên khoảng cách cũng trở nên lớn lao.
Đại học sĩ Vu Toan nói, có người ở trước mặt người, nhưng người lại thấy như xa tận chân trời, cũng có người tuy xa tận chân trời, nhưng người lại thấy như gần trong gang tấc.
Vu Toan, đã đúng.
Y cô đơn mỉa mai, nữ tử này, y sủng nàng như thế, mà chưa bao giờ chạm tới tim nàng.
Lúc mới gặp nhau ở Giang Nam, khi y đang chuyện trò trên trời dưới bể với Phương Phỉ thì nàng ôm rổ trúc bước đến, đôi mắt trong trẻo sáng ngời.
Mắt của Phương Phỉ sáng như sao trên trời, nhưng đôi mắt này, còn có thần hơn nhiều, thậm chí khiến y có cảm giác như đã từng gặp.
Khi Phương Phỉ giới thiệu Bất Tạ với y, y chằm chằm nhìn nữ tử ôm rổ trúc trước mặt, cố nhớ xem y đã từng gặp đôi mắt này ở đâu.
Bất Tạ mỉm cười, cúi người thỉnh an.
Y kinh ngạc, y chưa bao giờ nói thân phận của mình cho bất cứ ai biết, vậy mà tiểu nữ tử này lại nhận ra y. Phương Phỉ cũng ngạc nhiên, trợn tròn hai mắt. Bất Tạ thản nhiên ôm rổ trúc ra về, chỉ lưu lại cho y một bóng lưng tao nhã.
Y chợt buồn bực vô cớ, cố đoán xem trong rổ của nàng có gì.
Phương Phỉ nói, Bất Tạ thích y, có lẽ trong ấy là dược thảo.
Trong viện nổi lên một trận gió, cỏ dại úa tàn bỗng nhiên xao động. Mạc Tồn Phong định hầu Hoàng đế mặc thêm áo khoác, Hoàng đế khoát tay ngăn lại, một mình đi vào tẩm điện.
Người xưa, giờ đây nói về nàng, chỉ có thể dùng từ ấy.
Lòng đau nhói, y đến bên tường nhìn cuộn tranh chưa bị tháo xuống, dưới nắng nhạt, nữ tử mỉm cười bên hoa, lông mày cong cong như vầng trăng non.
Nàng yêu hoa, vô cùng yêu thu hải đường.
Năm ấy trong rổ trúc, chắc chắn là thu hải đường. Về sau nàng từng nói, thật ra Bất Tạ biết Hoàng thượng sớm hơn tỷ tỷ.
Khi thuyền hoa lướt qua, nàng chợt ngẩng đầu kinh diễm. Nàng xưa nay không thích khoe khoang dung nhan tuyệt mĩ của mình, khi ra ngoài luôn hóa trang. Quả nhiên, y ngoái đầu lại đã bắt gặp đôi mắt nàng, sóng mắt bình thản, chẳng hề lay động.
Nàng từng tinh nghịch cười, nói, Hoàng thượng tâm tịnh như nước, nhưng ngày ấy nô tỳ lại động lòng.
Y nghe vô cùng vui mừng, nàng vừa liếc mắt đã coi trong loại thiên chi kiêu tử như y, chẳng quan tâm y đối với nàng ra sao.
Còn chưa kịp nghĩ đến chuyện buổi ấy thì một ngày nọ, y gặp Phương Phỉ, vừa gặp đã thương, từ đó sống chết đều chẳng muốn rời xa, bỏ lại một mình nàng nơi ấy, trằn trọc thao thức mỗi đêm.
Y cúi đầu thở dài, khi biết thứ trong giỏ trúc là thu hải đường, rốt cuộc cũng hiểu, lúc đầu vì sao nàng vừa gặp đã biết thân phận của y. Ắt hẳn nàng cũng từng nhớ nhung hắn hàng trăm nghìn lần, sau đó mới vô vọng buông tay.
Nàng nói, biết người là người tỷ tỷ yêu, Bất Tạ không dám vọng tưởng.
Thói đời trêu ngươi, người y yêu chẳng muốn tiến cung, mà nàng lại đến.
Trong viện vốn có thu hải đường, nhưng lúc nàng và y chiến tranh lạnh, đã tự tay phá bỏ. Từ đó, rượu ngon nấu bằng thu hải đường không còn nữa. Y có niềm kiêu hãnh của y, cho dù luyến tiếc thế nào cũng sẽ không nhắc đến.
Rượu hải đường này, chẳng biết Bất Tạ nghĩ thế nào mà lấy nữ nhi hồng thượng hạng đem đi nấu với hoa hải đường. Y cười nhạo nàng lãng phí, nàng chỉ cười không đáp. Ngón tay thon dài nhẹ nhàng xé hoa thành từng mảnh từng mảnh, ném vào nồi rượu trên bếp lò. Mỗi lúc như vậy, y chợt thấy hâm mộ cánh hoa kia, lúc sắp lìa đời còn được mỹ nhân lưu luyến.
Mấy năm sau, Đại học sĩ dâng lên một bầu rượu ngon ủ bằng hoa hải đường.
Y khẽ ngửi, cảm xúc trở nên mãnh liệt, nhưng lại vờ lạnh nhạt nói, rượu ngon thì đúng là có ngon, tiếc là bị hải đường phá mất mỹ vị rồi.
Đại học sĩ nói, nấu rượu hải đường, là tập tục ở quê thần.
Y hỏi, tập tục ra sao.
Đại học sĩ nói, nấu rượu hải đường, ngóng quân về.
Tim y lỗi nhịp, thuận miệng hỏi nguyên quán của Đại học sĩ. Đại học sĩ cúi thấp người, nói, Hàm Dương.
Hàm Dương, cũng là quê nàng.
——————————————————————-
Có lần y uống rượu với Đại học sĩ trong triều, Đại học sĩ dù sao cũng là văn nhân đa sầu đa cảm, lúc say rượu liền ngâm thơ:
Tiều tụy u hoa kịch khả liên,
Tà dương viện lạc vãn thu thiên.
(Thương thay cho cánh hoa lặng lẽ rụng xuống sân dưới ánh tà dương cuối thu.)
Y nghe thấy buồn, liền cười nói, Đại học sĩ không phải đang nhớ thê nhi ở quê chứ?
Đại học sĩ đỏ mặt, thẳng thắn nói, trước đình viện thê tử của thần có trồng một cây thu hải đường, mỗi lần biên thư cho thần đều ép vào đấy một đóa hoa gửi gắm nỗi nhớ nhung.
Khi ấy y mới hiểu được ý nghĩa của thu hải đường.
Tiệc rượu tan, y giữ Đại học sĩ lại, bảo hắn mang thê nhi đến đây để cả nhà đoàn viên, sống chung dưới một bầu trời. Đây là lần đầu tiên y thông cảm cho triều thần như vậy. Đại học sĩ tạ ơn, hô to long ân to lớn.
Y cười cười, bỏ lại xe ngựa, men theo ánh trăng đi bộ dọc con đường đá nhỏ, bất tri bất giác lại đến tẩm điện của Thường phi.
Sau khi Thường phi qua đời, tẩm điện bị đóng cửa, y cũng không nói nguyên nhân. Trong cung nếu có phi tử nào đó qua đời, tẩm điện thường ban cho người đến sau sử dụng. Chỉ duy nhất điện này, chưa có ai vào ở bao giờ, chẳng rõ vì sao. Nhớ tới sân điện đầy máu ngày ấy, y chợt tự giễu nghĩ, nơi này quả thật không tốt lành.
Bốn bề leo lét ánh nến, mành cửa xơ xác khiến người ta đau lòng. Thứ đầu tiên y để ý tới lần này là những đóa thu hải đường được chạm trổ trên cửa, hai lớn một bé, mang đầy thần sắc, tựa như người vậy.
Thu hải đường, hay còn gọi là, cỏ tương tư.
Rõ ràng y và nàng cùng ở một cung, chỉ cách nhau mấy bức tường, vậy mà nàng lại phải khắc hình thu hải đường lên cửa an ủi nỗi nhớ nhung. Có lẽ bởi lòng đã lạnh, nên khoảng cách cũng trở nên lớn lao.
Đại học sĩ Vu Toan nói, có người ở trước mặt người, nhưng người lại thấy như xa tận chân trời, cũng có người tuy xa tận chân trời, nhưng người lại thấy như gần trong gang tấc.
Vu Toan, đã đúng.
Y cô đơn mỉa mai, nữ tử này, y sủng nàng như thế, mà chưa bao giờ chạm tới tim nàng.
Lúc mới gặp nhau ở Giang Nam, khi y đang chuyện trò trên trời dưới bể với Phương Phỉ thì nàng ôm rổ trúc bước đến, đôi mắt trong trẻo sáng ngời.
Mắt của Phương Phỉ sáng như sao trên trời, nhưng đôi mắt này, còn có thần hơn nhiều, thậm chí khiến y có cảm giác như đã từng gặp.
Khi Phương Phỉ giới thiệu Bất Tạ với y, y chằm chằm nhìn nữ tử ôm rổ trúc trước mặt, cố nhớ xem y đã từng gặp đôi mắt này ở đâu.
Bất Tạ mỉm cười, cúi người thỉnh an.
Y kinh ngạc, y chưa bao giờ nói thân phận của mình cho bất cứ ai biết, vậy mà tiểu nữ tử này lại nhận ra y. Phương Phỉ cũng ngạc nhiên, trợn tròn hai mắt. Bất Tạ thản nhiên ôm rổ trúc ra về, chỉ lưu lại cho y một bóng lưng tao nhã.
Y chợt buồn bực vô cớ, cố đoán xem trong rổ của nàng có gì.
Phương Phỉ nói, Bất Tạ thích y, có lẽ trong ấy là dược thảo.
Trong viện nổi lên một trận gió, cỏ dại úa tàn bỗng nhiên xao động. Mạc Tồn Phong định hầu Hoàng đế mặc thêm áo khoác, Hoàng đế khoát tay ngăn lại, một mình đi vào tẩm điện.
Người xưa, giờ đây nói về nàng, chỉ có thể dùng từ ấy.
Lòng đau nhói, y đến bên tường nhìn cuộn tranh chưa bị tháo xuống, dưới nắng nhạt, nữ tử mỉm cười bên hoa, lông mày cong cong như vầng trăng non.
Nàng yêu hoa, vô cùng yêu thu hải đường.
Năm ấy trong rổ trúc, chắc chắn là thu hải đường. Về sau nàng từng nói, thật ra Bất Tạ biết Hoàng thượng sớm hơn tỷ tỷ.
Khi thuyền hoa lướt qua, nàng chợt ngẩng đầu kinh diễm. Nàng xưa nay không thích khoe khoang dung nhan tuyệt mĩ của mình, khi ra ngoài luôn hóa trang. Quả nhiên, y ngoái đầu lại đã bắt gặp đôi mắt nàng, sóng mắt bình thản, chẳng hề lay động.
Nàng từng tinh nghịch cười, nói, Hoàng thượng tâm tịnh như nước, nhưng ngày ấy nô tỳ lại động lòng.
Y nghe vô cùng vui mừng, nàng vừa liếc mắt đã coi trong loại thiên chi kiêu tử như y, chẳng quan tâm y đối với nàng ra sao.
Còn chưa kịp nghĩ đến chuyện buổi ấy thì một ngày nọ, y gặp Phương Phỉ, vừa gặp đã thương, từ đó sống chết đều chẳng muốn rời xa, bỏ lại một mình nàng nơi ấy, trằn trọc thao thức mỗi đêm.
Y cúi đầu thở dài, khi biết thứ trong giỏ trúc là thu hải đường, rốt cuộc cũng hiểu, lúc đầu vì sao nàng vừa gặp đã biết thân phận của y. Ắt hẳn nàng cũng từng nhớ nhung hắn hàng trăm nghìn lần, sau đó mới vô vọng buông tay.
Nàng nói, biết người là người tỷ tỷ yêu, Bất Tạ không dám vọng tưởng.
Thói đời trêu ngươi, người y yêu chẳng muốn tiến cung, mà nàng lại đến.
Trong viện vốn có thu hải đường, nhưng lúc nàng và y chiến tranh lạnh, đã tự tay phá bỏ. Từ đó, rượu ngon nấu bằng thu hải đường không còn nữa. Y có niềm kiêu hãnh của y, cho dù luyến tiếc thế nào cũng sẽ không nhắc đến.
Rượu hải đường này, chẳng biết Bất Tạ nghĩ thế nào mà lấy nữ nhi hồng thượng hạng đem đi nấu với hoa hải đường. Y cười nhạo nàng lãng phí, nàng chỉ cười không đáp. Ngón tay thon dài nhẹ nhàng xé hoa thành từng mảnh từng mảnh, ném vào nồi rượu trên bếp lò. Mỗi lúc như vậy, y chợt thấy hâm mộ cánh hoa kia, lúc sắp lìa đời còn được mỹ nhân lưu luyến.
Mấy năm sau, Đại học sĩ dâng lên một bầu rượu ngon ủ bằng hoa hải đường.
Y khẽ ngửi, cảm xúc trở nên mãnh liệt, nhưng lại vờ lạnh nhạt nói, rượu ngon thì đúng là có ngon, tiếc là bị hải đường phá mất mỹ vị rồi.
Đại học sĩ nói, nấu rượu hải đường, là tập tục ở quê thần.
Y hỏi, tập tục ra sao.
Đại học sĩ nói, nấu rượu hải đường, ngóng quân về.
Tim y lỗi nhịp, thuận miệng hỏi nguyên quán của Đại học sĩ. Đại học sĩ cúi thấp người, nói, Hàm Dương.
Hàm Dương, cũng là quê nàng.
/13
|