Chân Long Kiếm

Chương 20: Lợn sinh ra hổ

/23


Ông Hội ngạc nhiên, không hiểu đã xảy ra chuyện gì, ông quay sang xin lỗi vì đã thất lễ rồi đi ra ngoài xem sao thì bắt gặp có người hớt hơ hớt hải chạy vào. Đó là một người đàn ông mặt khá to, dáng người tầm thước, vạm vỡ. Ông nheo mắt nhìn kỹ thì nhận ra là ông hàng thịt ở cạnh nhà. Ông Hội hỏi:

- Có chuyện gì mà ông chạy vội chạy vàng sang nhà tôi thế?

Ông hàng thịt không đợi nghỉ mệt, nói hổn hà hổn hển:

- Ông hại tôi rồi ông Hội ơi... ông... làm tôi lỡ hết cả việc rồi.

Ông Hội nghe thế hoảng hồn, lòng rất lo lắng. Ông hỏi dồn:

- Sao cơ? tôi hại ông lỡ việc là sao? Tôi chưa hiểu.

Ông hàng thịt hít sâu một hơi rồi trả lời:

- Thì sáng nay tôi không nghe tiếng chuông chùa ông đánh nên tôi không dậy làm thịt lợn được.

Tại làng Thượng Xá gia đình ông Hội sống có một ngôi chùa cổ tên là chùa Vàng. Ông vừa nấu muối vừa là người canh giữ ngôi chùa này. Mỗi buổi sáng, cứ tới canh tư là ông Hội thức dậy điểm chuông chùa, tiếng chuông vang to cả một vùng lớn. Dần dà dân chúng xung quanh đều dựa vào tiếng chuông ông ấy đánh mà tỉnh dẩy chuẩn bị cho ngày mới.

Chỉ là tối hôm qua, ông Hội mệt mỏi nên ngủ quên mất, không dậy đánh chuông khiến ông hàng thịt nhỡ công việc. Ông Hội vô cùng áy náy trong lòng, nên liên tục nói xin lỗi. Ông hàng thịt than thở:

- Khốn khổ ở chỗ là sáng nay tôi vào chuồng định làm thịt lợn thì phát hiện con lợn mua chiều qua đã sinh ra một đàn lợn con.

Ông Hội sửng sốt, đứng ngây ngốc hồi lâu, trong đầu liên tưởng tới giấc mộng đêm qua, ông bèn nói:

- Thật sao? Bác đưa tôi sang xem.

- Được được, ông đi theo tôi.

- Cháu có thể đi cùng chú được không ạ?

Lê Trừ rất tò mò muốn biết có gì mà ông hàng thịt hoảng hốt như thế. Ông Hội đồng ý:

- Cũng được, mau đi thôi.

Ông Hội lật đật theo ông hàng thịt đến chuồng lợn. Sang đến nơi quả đúng là con lợn nái đã sinh ra đàn lợn con thật. Ông Hội lẩm bẩm: "Là thật rồi, kỳ lạ quá."

Ông hàng thịt và Lê Trừ nhìn nhau, không hiểu ông ấy có ý gì. Bỗng nhiên Lê Trừ chỉ vào đàn lợn hô lên:

- Hai chú nhìn kìa, con lợn kia trông lạ quá.

Hai người nhìn theo hướng chỉ của Lê Trừ thì phát hiện một con trong mấy con lợn con có hình dạng rất quái dị, vừa giống lợn vừa giống hổ. Ông hàng thịt phát hoảng, kinh hô:

- Sao con lợn lại sinh ra một con quái thú vậy chứ? Đây chắc chắn là điềm gở, nên mau giết nó đi.

Rồi ông quay sang bảo vợ mình:

- Mình vào lấy cho tôi con dao bầu, tôi giết con quái thú đó.

- Vâng.

Ông Hội và Lê Trừ nghe thế thi sửng sốt. Hai người tuy e sợ con quái thú kia nhưng vẫn không nỡ hại nó. Ông Hội vội vàng ngăn lại:

- Đừng, đừng giết nó. Nếu ông không thích nó thì để tôi nuôi nó.

- Cái gì? Bác muốn nuôi con quái thú đó sao? Không nên, nó là điềm gở đấy.

- Đúng vậy, con lợn nái đã van xin tôi cứu mẹ con nó nên tôi không muốn con lợn con đó bị giết chết.

Ông Hội khiến cho ông hàng thịt và Lê Trừ kinh ngạc hết lần này đến lần khác. Ông hàng thịt hỏi:

- Bác đang nói cái gì vậy? Sao con lợn nái van xin bác cứu mạng chứ?

Ông Hội biết lời vừa rồi của mình vô cùng quái lạ. Ông thở dài, bèn kể lại chuyện kỳ dị gặp phải đêm qua:

- Chuyện là thế này, nửa đêm hôm qua, lúc đang thiu thiu ngủ thì bỗng tôi nằm mộng thấy một người phụ nữ dắt theo mấy đứa con quỳ xuống trước mắt tôi xin tôi gia ân sáng nay đừng đánh chuông chùa. Nếu tôi điểm chuông thì mẹ con nhà bà ấy sẽ bị giết oan. Đến đây thì tôi sực tỉnh, mới hay đó chỉ là một giấc chiêm bao.

Mọi người cùng bật thốt lên kinh ngạc, chuyện này đúng là quá ly kỳ, cứ như đang nghe kể chuyện thần tiên vậy. Nhưng không ai ngắt lời ông ấy. Ông ấy lại kể tiếp:

- Tôi nằm trằn trọc cả đêm, thao thức suy nghĩ điều này, trong làng vốn rất yên bình, cũng đâu có ai phạm trọng tội bị xử tử, mãi mà không ngủ được. Đến mờ sáng, tôi quyết định không điểm chuông chùa nữa. Sau tôi chợp mắt được một chút thì cháu Lê Trừ này sang gõ cửa. Rồi khi sang chuồng lợn nhà ông, thấy số con lợn con bằng với số con của người phụ nữ nọ, tôi mới tá hỏa, nghĩ rằng con lợn nái đã báo mộng cho tôi. Đã cứu thì cứu cho trót, nếu ông không nuôi con lợn con đó thì tôi nuôi vậy.

Hai vợ chồng ông hàng thịt nhìn nhau, chưa bao giờ hai người được nghe kể một chuyện quái lạ như vậy, lợn báo mộng cho ông Hội để bảo vệ đàn con khỏi chết ư? Thật kỳ dị! Trong khi đó,ông Hội đi tới chỗ con lợn nái, bê con lợn giống hổ lên và quay lại nói với ông hàng thịt:

- Vậy tôi xin ông đen con lợn con này về nhà nhé.

Ông hàng thịt dĩ nhiên là đồng ý. Ông Hội vui mừng, chào gia đình hàng thịt rồi ôm con lợn con trở về nhà. Lê Trừ hỏi ông:

- Chú muốn nuôi con lợn này thật sao?

- Ừ, dù sao nó cũng là một sinh mạng mà.

Hai người đi khỏi rồi, hai vợ chồng ông hàng thịt đóng cửa chuồng, vào lại trong nhà, ngồi cạnh nhau hồi lâu mà không nói gì cả. Ông hàng thịt cứ nghĩ mãi về giấc mơ kỳ dị mà ông Hội đã kể. Ánh mắt thay đổi liên tục, thể hiện sứ phức tạp trong nội tâm của ông. Không biết trôi qua bao lâu, dường như ngộ ra được điều gì đấy, ông đột ngột đứng dậy, chạy vào gian bếp, cầm con dao bầu vẫn thường dùng để giết thịt lợn chạy phăm phăm ra sân. Vợ ông thấy thế tức thì hoảng hốt, không biết ông muốn làm gì, nên hớt hơ hớt hải chạy theo định mở miệng ngăn lại.

Chỉ thấy ông đi thẳng một mạch cổng chùa Vàng, sau đó đến trước bàn thờ cúng, quỳ xuống bái lạy tượng thần. Lạy xong ông chạy ra sân chùa, vung tay ném manh con dao bầu xuống nền sân. Lực ném mạnh vô cùng, con dao ngập sâu vào trong đất. Cuối cùng, ông xoay lại vái tượng thần một vái rồi ra về.

Hành động của từ đầu chí cuối của ông hàng thịt đều khiến bà vợ ngơ ngác, không hiểu gì. Đợi lúc ra khỏi chùa, bà mới hỏi:

- Này, rốt cuộc ông muốn làm cái gì? Sao lại cắm con dao trước sân chùa như thế?

Ông thở dài một hơi rồi trả lời vợ mình:

- Sau khi nghe ông Hội kể lại giấc mộng kỳ lạ của ông ấy, tôi đã suy ngẫm rất nhiều. Rõ ràng linh hồn người đàn bà ẩn trong con lợn đã tìm cách báo mộng để bảo vệ đàn con của mình. Nghĩ tới đây, tôi sực tỉnh, thì ra bao nhiêu năm nay, hai bàn tay tôi đã vấy máu của vô số sinh mạng vô tội. Tôi... tôi bỗng rùng mình sợ hãi. Bởi vậy tôi mới chạy đến chùa, xin thần phật tha thứ và cũng quyết định từ nay không làm đồ tể nữa.

Vợ ông gật đầu:

- Em cũng có suy nghĩ như mình, đến giờ em vẫn chưa hết bàng hoàng đây. Bỏ nghề này đi thôi mình ạ.

- Ừ, tôi đã có ý định chuyển nhà đi nơi khác sinh sống, mình nghĩ sao?

- Chuyển nhà ư? Cũng được, chúng ta về nhà bán hết đàn lợn rồi sẽ chuyển nhà đi.

- Ừ!

Ngày hôm ấy, quả thật ông hàng thịt đem chợ bán hết đàn lợn của mình, rồi quay về nhà thu dọn đồ đạc bỏ nhà ở làng Thượng Xá đi đâu không rõ. Ông Hội hay những người hàng xóm cạnh đấy hoàn toàn không hề hay biểt về việc ông hàng thịt chuyển nhà. Đến tận khi ông sang mua thịt, thấy nhà ông ấy trống trơn, đi hỏi thăm các nhà xung quanh mới biết. Hiện tại ông khoe con lợn con giống hổ nọ với hai đứa con trai của mình. Hai cậu nhóc tỏ ra rất thích thú với nó, thay nhau ôm lấy nó rồi cười tít mắt. Ông Hội giới thiệu hai con trai cho Lê Trừ:

- Đây là hai đứa con của chú, thằng anh là Nguyễn Biện, đứa em là Nguyễn Xí.

Mặc dù Lê Trừ cũng rất hứng thú với con lợn, nhưng chàng còn nhiệm vụ cha mẹ giao cho, không thể vì cá nhân mà chậm trễ. Chàng bèn nói:

- Dạ vâng, cháu rất vui khi gặp gia đình bác. Thưa bác, thực ra hôm nay cháu tới đây là để mua muối ạ.

- A, thật vậy sao, xin lỗi cháu nhé, bác vô ý quá. Nếu cháu nói sớm hơn thì... được rồi, cháu muốn lấy bao nhiêu?

- Dạ vâng, cháu mua cũng khá nhiều ạ, xe cháu đang để ở ngoài cửa ạ.

- Ồ, nhiều à? Thế cháu theo chú ra lò muối nhé.

- Vâng ạ.

Tiếng tăm muối ngon của ông Hội vang rất xa. Khi Lê Trừ tới nơi, tức thì choáng ngợp trước những cách đồng muối rộng lớn. Ông Hội dẫn chàng đến khoảnh ruộng tốt và bảo:

- Đây, cháu lấy muối tại khoảnh này và khoảnh bên cạnh nhé.

- Vâng ạ!

Chàng cùng tuỳ tùng nhận muối từ người làm của gia đình ông Hội và chuyển muối lên xe. Khi đã đủ số lượng cần thiết và thanh toán tiền xong, chàng từ biệt ông ấy, lên đường quay trở về nhà lập tức. Đoàn người của chàng đã trễ mất một ngày so với dự định, nếu không lên đường ngay, thì có thể bị trễ một hai ngày nữa, vậy tình trạng thiếu ở Khả Lam lại càng trầm trọng hơn.

Trên đường quay về, cũng giống như nhà hàng thịt nọ, câu chuyện con lợn nái báo mộng cho ông Hội để cứu đàn con của nó cứ luẩn quẩn trong đầu óc chàng. Nó làm chàng phải suy tư mãi. Chàng cũng không hề biết rằng giấc mộng kỳ lạ đó ảnh hưởng rất lớn tới tâm tưởng ông của hàng thịt. Về sau, chuyện này trở thành truyền thuyết trong làng.

Người ở đấy truyền miệng nhau, con dao ông cắm trước cổng chùa như có pháp thuật khiến nó gắn chặt vào đấy, không một ai có thể rút nó ra khỏi nền đất, thậm chí lại còn được nâng lên cao hơn rằng một ngày nọ, con dao bỗng dưng biến mất, thay vào đó, ở đấy mọc lên một loài cây có lá rất lạ, lá cây màu đỏ và nhọn như lưỡi dao bầu mà ông ấy vẫn thường dùng để làm thịt. Người ta đặt tên cho nó là cây huyết dụ.

Đáng tiếc, sau này, Lê Trừ không có cơ hội được thấy lại con hổ tinh cũng như biết được những truyền thuyết đó nữa. Đoàn người Lê Trừ đi thẳng một mạch về nhà. Khi chàng về tới nơi thì trời đã về chiều. Lê Trừ xuống ngựa, bước vào nhà. Mẹ chàng đang đứng đợi ngoài hiên. Bà đã nghe thấy tiếng vó ngựa từ trước đó nên chờ sẵn. Chàng chào mẹ:

- Thưa mẹ, con đã về rồi.

Bà ấy mỉm cười hiền từ:

- Ừ, đi đường có mệt không con?

- Dạ không, con đi về trễ mất một ngày, con xin lỗi mẹ ạ.

- Không sao đâu. Vào trong nhà nào con.

- Dạ khoan đã mẹ, con chuyển số muối ngoài xe đã ạ, có lẽ các cửa hàng muối cũng đang cần gấp.

- Ừ, thế cũng được.

Lê Trừ chạy ra ngoài phân công cho tùy tùng chuyển một phần muối vào trong nhà, phần còn lại thì đưa sang các cửa háng muối khác mà không thu đồng nào. Gia đình chàng không hề nhân cơ hội người ta gặp khó khăn để kiếm lợi. Đây là nguyên tắc cơ bản của gia quy nhà chàng. Xếp đặt công việc xong xuôi, Lê Trừ mới vào lại phòng khách ngồi xuống. Chàng uống nước ngồi nghỉ hồi lâu mà chỉ thấy có mỗi mẹ ở trong phòng thì ngạc nhiên hỏi:

- Ơ! Thưa mẹ, cha vẫn chưa về nhà ạ?

Bà gật đầu:

- Ừ, cha con nói đi hai ngày rồi sẽ về, giờ đã gần bốn ngày rồi vẫn chưa thấy hai cha con về.

Bà vừa dứt lời thì ngoài cổng kêu lạch cạch và rồi được mở ra, sau đó là cha con Lê Khoáng và Lê Lợi đi vào. Hai người bèn đứng dậy ra đón. Lê Lợi chạy nhanh vào trong, chào lớn:

- Dạ thưa mẹ con đã về.

Bà xoa xoa đầu Lợi, tươi cười niềm nở, nói với trượng phu:

- Chàng về rồi.

- Cha, cha về ạ.

- Ừ, chúng ta vào nhà nào, không nên đứng nói chuyện ngoài cửa thế này.

- Thế thằng cả đâu rồi chàng?

- À, nói đi thăm nhà một người bạn của nó rồi.

Gia đình vừa đi vào vừa chuyện trò. Lê Khoáng bắt đầu hỏi tình hình chuyến đi mua muối của Lê Trừ cũng như hỏi thăm sức khoẻ ông Hội thế nào. Lê Trừ cứ theo những gì mình biết mà trả lời. Sau đó Lê Khoáng cùng thê tử trao đổi chuyện nhà ngoại. Qua hồi lâu, bỗng Lê Trừ hô lớn:

- Lợi, lưng của em bị sao thế này?

Cha mẹ chàng đồng thời cùng nhìn vào lưng cậu bé, tức thì giật mình. Lê Lợi hiếu động, chạy nhảy khắp nơi, bất ngờ đang chạy thì áo vướng phải một khúc gỗ nên bị xé rách làm lộ ra dấu bầm tím có hình của một bàn tay trên lưng. Tuy nó chỉ mờ mờ nhưng với người có kiến thức uyên thâm như bà Ngọc Thương thì vẫn dễ dàng nhận ra dấu tay này do một đòn chưởng rất mạnh đánh lên lưng cậu bé.

Không phải Lê Lợi đi cùng cha ư? Cha cậu bé là cao thủ võ công vào hàng bậc nhất, tại sao cậu lại có thể bị trúng chưởng nặng vậy chứ?

p/s: Chuyện này có sử dụng tư liệu cái chết oan của cha danh tướng Nguyễn Xí và sự tích cây huyết dụ

/23

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status