Tôi không tận mắt chứng kiến tên sát nhân ra tù, cũng không biết là do ý thức cải tạo tốt hay là vì nguyên nhân gì mà được giảm hình phạt. Thật ra tôi không biết thông tin này là thật hay giả, chỉ có vị cảnh sát về hưu nói với tôi, nếu tên kia sổng ra thì rất có thể đến tìm tôi trả thù, tôi phải cẩn thận.
Cho nên tôi đoán rằng hung thủ đã được thả rồi, mà chắc là do hắn có biểu hiện tốt trong ngục.
Nếu không thì tại sao chứ? Còn có thể vì sao mà được tha tù trước hạn vậy?
Tuy rằng miệng tôi nói năng hùng hồn nhưng trong lòng không mấy vững chắc, thế nên Cam Linh mới nhìn thấu đáp án. Ấy thế mà tôi còn muốn bắt lại cô ta, nhấn mạnh lại là tôi không biết, đừng có đoán mò nữa.
Tại sao Cam Linh lại đoán được là hung thủ đã ra tù rồi nên mới thử tôi thế? Sao cô ta cho rằng tôi sẽ biết điều này chứ? Có tin đồn gì à? Lời đồn hướng về tôi hay là kẻ gây án vậy? Huyện Năng này có rất nhiều đề tài để tán dóc, mà việc này đã phai nhạt trong hàng tá chuyện qua bảy năm ròng rồi, còn ai nhớ rõ chi tiết nữa đâu?
Tôi không biết gì về Cam Linh cả.
Tôi quyết ý rồi, lần sau mà thấy cô ta thì tôi sẽ nhắm tịt mắt mà nằm xuống, như vậy sẽ không bại lộ được gì nữa.
Lại dán thêm một lớp mặt nạ nữa, đã giảm nhiệt độ phòng xuống nhiều lắm rồi mà mồ hôi trên lưng tôi vẫn đổ ra như tắm.
Tôi đã tiến bộ nhiều hơn rồi, không còn sợ Cam Linh đến độ mất ngủ cả đêm nữa. Cơn mê đến với tôi tự lúc nào, cái mặt nạ dần khô lại, giống như được tráng qua một lớp men, tạc ra hình dạng khuôn mặt tôi. Sáng hôm sau tôi tỉnh lại, xoa mặt rồi ném nó vào thùng rác, còn người tên là Cam Linh thì trôi tuột ra khỏi đầu tôi rồi chìm nghỉm dước đáy.
Bẵng đi một lát, cô ta lại dậy sóng trong đầu tôi.
Sa lông, dao gấp, nước lèo, áo hoodie đen, xe đạp điện, Cam Linh là hồn ma ám ảnh từng ngóc ngách, mỗi khi tôi nhìn gương là cảm thấy cô ta có thể bất ngờ hiện ra, lặng lẽ nhìn tôi. Tôi nuốt khan, vội vã xua tan ý nghĩ này đi, bọt kem đánh răng bắn tung tóe vào gương, tôi bực dọc lau nó đi.
Cái đồ bám dai như đỉa.
Tôi vứt bộp khăn mặt trên bồn rửa tay. Một lát sau, tôi nhìn lỗ tai con thỏ ướt đẫm nước, lại kéo lên, hơi lo lắng mà vò tới vò lui.
Lý Dũng Toàn đứng nói chuyện với bạn gái ở bãi giữ xe, tôi cố ý dựng xe cách ra một khoảng.
Sau đó thì nghe nói Lý Dũng Toàn và bạn gái chia tay nhau, tâm trạng đang không tốt.
Chiều đến tôi đứng trong khán phòng, nhìn đám trẻ ăn mặc đủ loại quần áo khác nhau ca hát nhảy múa trên sân khấu. Lý Dũng Toàn kéo vạt áo lau mồ hôi trên trán, ngước nhìn bọn trẻ rồi vung nắm đấm với một cậu nhóc: "Còn tốc váy bạn nữ lên lần nữa là thầy đánh chết đấy nhé."
Vừa uy hiếp xong cậu nhóc, Lý Dũng Toàn thấy tôi ôm cái hộp đi ngang qua, hơi ngượng ngùng nhưng vẫn chủ động giải thích: "Tôi đùa thôi ấy mà, không có làm thật, tôi không đánh con nít."
Tôi gật gật đầu nói không sao, và tiếp tục bước đi. Không ngờ Lý Dũng Toàn bỗng dưng bám đuôi: "Chị nè, để tôi cầm cho, vừa lúc tôi không có việc gì làm."
Trên mặt Lý Dũng Toàn hoàn toàn không có vẻ gì gọi là "tâm trạng không tốt" cả, thất tình gì mà mặt mày sáng láng, sắc mặt tươi vui phơi phới. Tôi không đoạt lại cậu ta, thế là Lý Dũng Toàn ôm hộp đi cạnh tôi, líu lo "chị" này "chị" nọ. Tôi cũng nhẹ nhàng đáp lại, tựa như cô chị hỏi thăm chuyện tình cảm của cậu ta, cố gắng làm ra vẻ tọc mạch đáng ghét.
"Tôi nghe nói cậu với bạn gái chia tay nhau, lúc trước thì buồn bã ưu sầu, còn bây giờ cảm thấy được giải thoát rồi phải không?"
"Đúng đấy, chúng tôi mỗi người mỗi ngả rồi. Cô ấy rất tốt, có điều quản tôi nghiêm quá, cứ như mẹ tôi vậy. Tôi không muốn về nhà, hoặc là ra tiệm bida, hoặc là ngồi lì trong công viên, ngán lắm đó." Lý Dũng Toàn nhỏ tiếng oán than, thở hắt ra, đặt cái hộp xuống, tôi bắt đầu dọn từng thứ bên trong ra.
"Cậu ở chung với bạn gái à." Tôi thuận miệng hỏi thêm.
Tôi không quan tâm đến việc riêng của người khác, tới giờ vẫn chưa biết bạn trai Chu Nhị Đình là thần thánh phương nào, mặt mũi ra sao, cũng không biết chồng của hiệu trưởng trông thế nào. Tôi không hỏi đến, người khác cũng không nói ra, chỉ xã giao qua lại vài câu, người khác sẽ nhìn ra được cái hư tình giả ý của tôi.
Nhưng Lý Dũng Toàn vào đời không lâu, mới hai mươi tuổi, cho rằng tôi thật sự quan tâm, lập tức kể vanh vách câu chuyện truyền kỳ các đời bạn gái của cậu ta, đến mấy cái "à, ừm" qua loa của tôi cũng không lấp miệng cậu ta lại được.
Tới tận khi một đứa nhỏ bị sợ hãi tè dầm ra ngoài thì tôi mới được giải vây, cô bé bị căng thẳng mỗi lần cất tiếng hát. Lúc tè dầm ra ngoài cô bé khóc thật lớn, tôi xông lên ôm cô bé đi. Mấy đứa trẻ này đều biết rằng hễ gặp chuyện thế này thì cần tìm cô Tiểu Khương, cô bé lập tức nín khóc, dựa vào vai tôi, trên người có mùi sữa bột, cứ như một cô bé bự vậy.
Cô bé không khóc nữa, trò chuyện với tôi, cô Tiểu Khương ơi, mỗi lần con hát là con hồi hộp lắm, con không nhịn tiểu được đó cô.
Tôi đáp lại, trước khi con lên sân khấu thì nhớ giơ tay lên nha, cô sẽ dẫn con vào nhà vệ sinh, khi lên sân khấu mà có hồi hộp thì cũng không tè dầm nữa đâu nè.
Tôi là cô giáo Tiểu Khương hiền lành dễ mến, không bao giờ giận dữ, không dạy bọn trẻ môn gì, lúc xuất hiện thì hoặc là để chuốt bút chì cho chúng, hoặc là phát giấy màu, mang theo quà và những nụ cười làm tăng thêm niềm hạnh phúc, hoặc là người hùng trong những lúc nguy cấp thế này, tất cả mọi khó khăn đều sẽ được cô Tiểu Khương giải quyết.
Tôi thích nghe thấy âm thanh của sự sống sinh sôi ở những đứa trẻ. Tụi nhỏ không biết phải tránh đi người khác lúc đang thay quần, và tôi sẽ dùng thảm che chúng lại. Cách lớp thảm lông, tôi nghe thấy tiếng xương cốt chúng đang tăng trưởng, các tế bào, mô với cả da đang hoạt động, và các cơ quan trong bụng sản sinh đủ loại phản ứng sinh học, vậy nên trẻ con thường tiểu dầm, khống chế không được nước mũi, nước mắt, không khéo điều khiển giọng nói mình. Sự sống cứ thế bồng bột chui tới chui lui, và cơ thể chúng từ từ căng ra, dần lớn lên, trở nên người trưởng thành.
Tôi thường ngắm một bức tranh khi còn nhỏ, vẽ một cậu thiếu niên và đàn cừu, mẹ tôi nói đó là vua David thời trẻ, là người đã hạ gục người khổng lồ Goliath với một hòn đá lúc còn là cậu chăn cừu nhỏ bé. Đó là người có thể đối đầu với kẻ thù to lớn mà không hề nao núng, và trở thành hình mẫu cho các bậc cha mẹ cổ vũ con cái mình noi theo. Mãi sau đó tôi mới nghiệm ra được, trẻ nhỏ vẫn là trẻ nhỏ mà thôi, đứa trẻ có khôn ngoan già dặn đến đâu cũng sẽ kinh hoàng và sợ hãi khi phải đối diện với tên khổng lồ, và ngay cả người lớn cũng chưa chắc sẽ làm được điều gì.
Lúc Trịnh Ninh Ninh chết, đám nhỏ chạy tán loạn khắp nơi như bầy cừu non đang gặp nguy hiểm, đứa sáng suốt nhất chạy về phía sau lưng tôi, còn đứa dại dột nhất thì đứng trên đỉnh cầu trượt cao hai mét mà nhảy xuống. Trong nháy mắt khi tôi nhào ra tiếp được đứa nhỏ thì sau lưng có tiếng rắc vang lên, vết đâm trí mạng nhất, cũng là nhát dao thứ hai đã đâm vào cổ Trịnh Ninh Ninh, tên sát nhân đứng tại chỗ, trên tay đầm đìa máu.
Tôi quay lại, vệt máu bắn tung tóe trước chân, cách xa ba mét là Trịnh Ninh Ninh đang nhìn tôi, tôi ôm một đứa nhỏ khác đang la khóc, cả thế giới tĩnh mịch như tờ.
Từ đây về sau tôi nghe thấy tiếng sự sống sinh sôi trong đám nhỏ, và ngay sau đó là tiếng đứt gãy tang thương.
Tôi đồng cảm với những đứa trẻ, chúng không có sức mạnh, không biết làm sao có thể đánh lại kẻ xấu trên thế giới này, mà thậm chí người lớn cũng không biết.
Người lớn ấy sợ tới mức sắp tiểu ra quần, không biết bản thân lê bước đến trước mặt Trịnh Ninh Ninh thế nào. Trịnh Ninh Ninh chỉ kịp gọi lên "cô Tiểu Khương ơi," người lớn yếu ớt té xuống, kịp túm chặt ống quần hung thủ, hắn rũ đầu, nhìn thẳng vào mặt người ấy.
Hung thủ từ từ giơ con dao đầy máu về phía tôi.
Lúc này tôi mới ý thức được là mình cần chế ngự tên này, mạnh bạo giật ống quần hắn. Hắn quỳ trên mặt đất, không hề vùng vẫy gì, khuôn mặt đẫm máu chợt nứt ra một nụ cười say khướt.
"Mày có sợ không? Mày có sợ tao không?" Kẽ răng hắn cũng có máu, nụ cười được lấp đầy bởi những chấn song đỏ tươi roi rói.
Tôi kinh hãi tột độ.
Người lớn cũng biết sợ hãi.
Người lớn không thể quên đi gương mặt tươi cười rạng rỡ kia.
Mỗi lần nhớ tới là thân thể tôi rét run lên.
Không hề nghi ngờ gì nữa, nếu Cam Linh vớt được cây kim máu đó dưới đáy biển sâu rồi trưng ra trước mặt tôi, nhất định tôi sẽ không kiềm được mà run lẩy bẩy khắp cả người.
Cho nên tôi đoán rằng hung thủ đã được thả rồi, mà chắc là do hắn có biểu hiện tốt trong ngục.
Nếu không thì tại sao chứ? Còn có thể vì sao mà được tha tù trước hạn vậy?
Tuy rằng miệng tôi nói năng hùng hồn nhưng trong lòng không mấy vững chắc, thế nên Cam Linh mới nhìn thấu đáp án. Ấy thế mà tôi còn muốn bắt lại cô ta, nhấn mạnh lại là tôi không biết, đừng có đoán mò nữa.
Tại sao Cam Linh lại đoán được là hung thủ đã ra tù rồi nên mới thử tôi thế? Sao cô ta cho rằng tôi sẽ biết điều này chứ? Có tin đồn gì à? Lời đồn hướng về tôi hay là kẻ gây án vậy? Huyện Năng này có rất nhiều đề tài để tán dóc, mà việc này đã phai nhạt trong hàng tá chuyện qua bảy năm ròng rồi, còn ai nhớ rõ chi tiết nữa đâu?
Tôi không biết gì về Cam Linh cả.
Tôi quyết ý rồi, lần sau mà thấy cô ta thì tôi sẽ nhắm tịt mắt mà nằm xuống, như vậy sẽ không bại lộ được gì nữa.
Lại dán thêm một lớp mặt nạ nữa, đã giảm nhiệt độ phòng xuống nhiều lắm rồi mà mồ hôi trên lưng tôi vẫn đổ ra như tắm.
Tôi đã tiến bộ nhiều hơn rồi, không còn sợ Cam Linh đến độ mất ngủ cả đêm nữa. Cơn mê đến với tôi tự lúc nào, cái mặt nạ dần khô lại, giống như được tráng qua một lớp men, tạc ra hình dạng khuôn mặt tôi. Sáng hôm sau tôi tỉnh lại, xoa mặt rồi ném nó vào thùng rác, còn người tên là Cam Linh thì trôi tuột ra khỏi đầu tôi rồi chìm nghỉm dước đáy.
Bẵng đi một lát, cô ta lại dậy sóng trong đầu tôi.
Sa lông, dao gấp, nước lèo, áo hoodie đen, xe đạp điện, Cam Linh là hồn ma ám ảnh từng ngóc ngách, mỗi khi tôi nhìn gương là cảm thấy cô ta có thể bất ngờ hiện ra, lặng lẽ nhìn tôi. Tôi nuốt khan, vội vã xua tan ý nghĩ này đi, bọt kem đánh răng bắn tung tóe vào gương, tôi bực dọc lau nó đi.
Cái đồ bám dai như đỉa.
Tôi vứt bộp khăn mặt trên bồn rửa tay. Một lát sau, tôi nhìn lỗ tai con thỏ ướt đẫm nước, lại kéo lên, hơi lo lắng mà vò tới vò lui.
Lý Dũng Toàn đứng nói chuyện với bạn gái ở bãi giữ xe, tôi cố ý dựng xe cách ra một khoảng.
Sau đó thì nghe nói Lý Dũng Toàn và bạn gái chia tay nhau, tâm trạng đang không tốt.
Chiều đến tôi đứng trong khán phòng, nhìn đám trẻ ăn mặc đủ loại quần áo khác nhau ca hát nhảy múa trên sân khấu. Lý Dũng Toàn kéo vạt áo lau mồ hôi trên trán, ngước nhìn bọn trẻ rồi vung nắm đấm với một cậu nhóc: "Còn tốc váy bạn nữ lên lần nữa là thầy đánh chết đấy nhé."
Vừa uy hiếp xong cậu nhóc, Lý Dũng Toàn thấy tôi ôm cái hộp đi ngang qua, hơi ngượng ngùng nhưng vẫn chủ động giải thích: "Tôi đùa thôi ấy mà, không có làm thật, tôi không đánh con nít."
Tôi gật gật đầu nói không sao, và tiếp tục bước đi. Không ngờ Lý Dũng Toàn bỗng dưng bám đuôi: "Chị nè, để tôi cầm cho, vừa lúc tôi không có việc gì làm."
Trên mặt Lý Dũng Toàn hoàn toàn không có vẻ gì gọi là "tâm trạng không tốt" cả, thất tình gì mà mặt mày sáng láng, sắc mặt tươi vui phơi phới. Tôi không đoạt lại cậu ta, thế là Lý Dũng Toàn ôm hộp đi cạnh tôi, líu lo "chị" này "chị" nọ. Tôi cũng nhẹ nhàng đáp lại, tựa như cô chị hỏi thăm chuyện tình cảm của cậu ta, cố gắng làm ra vẻ tọc mạch đáng ghét.
"Tôi nghe nói cậu với bạn gái chia tay nhau, lúc trước thì buồn bã ưu sầu, còn bây giờ cảm thấy được giải thoát rồi phải không?"
"Đúng đấy, chúng tôi mỗi người mỗi ngả rồi. Cô ấy rất tốt, có điều quản tôi nghiêm quá, cứ như mẹ tôi vậy. Tôi không muốn về nhà, hoặc là ra tiệm bida, hoặc là ngồi lì trong công viên, ngán lắm đó." Lý Dũng Toàn nhỏ tiếng oán than, thở hắt ra, đặt cái hộp xuống, tôi bắt đầu dọn từng thứ bên trong ra.
"Cậu ở chung với bạn gái à." Tôi thuận miệng hỏi thêm.
Tôi không quan tâm đến việc riêng của người khác, tới giờ vẫn chưa biết bạn trai Chu Nhị Đình là thần thánh phương nào, mặt mũi ra sao, cũng không biết chồng của hiệu trưởng trông thế nào. Tôi không hỏi đến, người khác cũng không nói ra, chỉ xã giao qua lại vài câu, người khác sẽ nhìn ra được cái hư tình giả ý của tôi.
Nhưng Lý Dũng Toàn vào đời không lâu, mới hai mươi tuổi, cho rằng tôi thật sự quan tâm, lập tức kể vanh vách câu chuyện truyền kỳ các đời bạn gái của cậu ta, đến mấy cái "à, ừm" qua loa của tôi cũng không lấp miệng cậu ta lại được.
Tới tận khi một đứa nhỏ bị sợ hãi tè dầm ra ngoài thì tôi mới được giải vây, cô bé bị căng thẳng mỗi lần cất tiếng hát. Lúc tè dầm ra ngoài cô bé khóc thật lớn, tôi xông lên ôm cô bé đi. Mấy đứa trẻ này đều biết rằng hễ gặp chuyện thế này thì cần tìm cô Tiểu Khương, cô bé lập tức nín khóc, dựa vào vai tôi, trên người có mùi sữa bột, cứ như một cô bé bự vậy.
Cô bé không khóc nữa, trò chuyện với tôi, cô Tiểu Khương ơi, mỗi lần con hát là con hồi hộp lắm, con không nhịn tiểu được đó cô.
Tôi đáp lại, trước khi con lên sân khấu thì nhớ giơ tay lên nha, cô sẽ dẫn con vào nhà vệ sinh, khi lên sân khấu mà có hồi hộp thì cũng không tè dầm nữa đâu nè.
Tôi là cô giáo Tiểu Khương hiền lành dễ mến, không bao giờ giận dữ, không dạy bọn trẻ môn gì, lúc xuất hiện thì hoặc là để chuốt bút chì cho chúng, hoặc là phát giấy màu, mang theo quà và những nụ cười làm tăng thêm niềm hạnh phúc, hoặc là người hùng trong những lúc nguy cấp thế này, tất cả mọi khó khăn đều sẽ được cô Tiểu Khương giải quyết.
Tôi thích nghe thấy âm thanh của sự sống sinh sôi ở những đứa trẻ. Tụi nhỏ không biết phải tránh đi người khác lúc đang thay quần, và tôi sẽ dùng thảm che chúng lại. Cách lớp thảm lông, tôi nghe thấy tiếng xương cốt chúng đang tăng trưởng, các tế bào, mô với cả da đang hoạt động, và các cơ quan trong bụng sản sinh đủ loại phản ứng sinh học, vậy nên trẻ con thường tiểu dầm, khống chế không được nước mũi, nước mắt, không khéo điều khiển giọng nói mình. Sự sống cứ thế bồng bột chui tới chui lui, và cơ thể chúng từ từ căng ra, dần lớn lên, trở nên người trưởng thành.
Tôi thường ngắm một bức tranh khi còn nhỏ, vẽ một cậu thiếu niên và đàn cừu, mẹ tôi nói đó là vua David thời trẻ, là người đã hạ gục người khổng lồ Goliath với một hòn đá lúc còn là cậu chăn cừu nhỏ bé. Đó là người có thể đối đầu với kẻ thù to lớn mà không hề nao núng, và trở thành hình mẫu cho các bậc cha mẹ cổ vũ con cái mình noi theo. Mãi sau đó tôi mới nghiệm ra được, trẻ nhỏ vẫn là trẻ nhỏ mà thôi, đứa trẻ có khôn ngoan già dặn đến đâu cũng sẽ kinh hoàng và sợ hãi khi phải đối diện với tên khổng lồ, và ngay cả người lớn cũng chưa chắc sẽ làm được điều gì.
Lúc Trịnh Ninh Ninh chết, đám nhỏ chạy tán loạn khắp nơi như bầy cừu non đang gặp nguy hiểm, đứa sáng suốt nhất chạy về phía sau lưng tôi, còn đứa dại dột nhất thì đứng trên đỉnh cầu trượt cao hai mét mà nhảy xuống. Trong nháy mắt khi tôi nhào ra tiếp được đứa nhỏ thì sau lưng có tiếng rắc vang lên, vết đâm trí mạng nhất, cũng là nhát dao thứ hai đã đâm vào cổ Trịnh Ninh Ninh, tên sát nhân đứng tại chỗ, trên tay đầm đìa máu.
Tôi quay lại, vệt máu bắn tung tóe trước chân, cách xa ba mét là Trịnh Ninh Ninh đang nhìn tôi, tôi ôm một đứa nhỏ khác đang la khóc, cả thế giới tĩnh mịch như tờ.
Từ đây về sau tôi nghe thấy tiếng sự sống sinh sôi trong đám nhỏ, và ngay sau đó là tiếng đứt gãy tang thương.
Tôi đồng cảm với những đứa trẻ, chúng không có sức mạnh, không biết làm sao có thể đánh lại kẻ xấu trên thế giới này, mà thậm chí người lớn cũng không biết.
Người lớn ấy sợ tới mức sắp tiểu ra quần, không biết bản thân lê bước đến trước mặt Trịnh Ninh Ninh thế nào. Trịnh Ninh Ninh chỉ kịp gọi lên "cô Tiểu Khương ơi," người lớn yếu ớt té xuống, kịp túm chặt ống quần hung thủ, hắn rũ đầu, nhìn thẳng vào mặt người ấy.
Hung thủ từ từ giơ con dao đầy máu về phía tôi.
Lúc này tôi mới ý thức được là mình cần chế ngự tên này, mạnh bạo giật ống quần hắn. Hắn quỳ trên mặt đất, không hề vùng vẫy gì, khuôn mặt đẫm máu chợt nứt ra một nụ cười say khướt.
"Mày có sợ không? Mày có sợ tao không?" Kẽ răng hắn cũng có máu, nụ cười được lấp đầy bởi những chấn song đỏ tươi roi rói.
Tôi kinh hãi tột độ.
Người lớn cũng biết sợ hãi.
Người lớn không thể quên đi gương mặt tươi cười rạng rỡ kia.
Mỗi lần nhớ tới là thân thể tôi rét run lên.
Không hề nghi ngờ gì nữa, nếu Cam Linh vớt được cây kim máu đó dưới đáy biển sâu rồi trưng ra trước mặt tôi, nhất định tôi sẽ không kiềm được mà run lẩy bẩy khắp cả người.
/72
|