Danh Môn Khuê Tú Và Nông Phu

Chương 14 - Ta Cho Ngươi, Ta Dốc Hết Những Gì Ta Có

/149


Nghe xong Dương thị căn dặn, Dương Thiết Trụ thấy thời gian không còn sớm, hắn còn phải chuẩn bị những thứ đồ lên núi nữa cho nên liền đứng đậy đi về.

“Đại cô, cháu còn phải về nhà chuẩn bị một chút, có lẽ ngày mai sẽ đi, Uyển Nhi ở đây nhờ cô chiếu cố nàng giúp cháu, cháu, cháu lên núi khi về sẽ tới đây thăm mọi người.” Cuối cùng Dương Thiết Trụ ngắm nhìn Lâm Thanh Uyển một lúc rồi xoay người đi ra cửa.

Dương thị vẫn lo lắng và thở dài không thôi.

Lâm Thanh Uyển ngồi yên một chỗ, ánh mắt đăm đăm, ngốc lăng một lúc rồi vùng chạy theo. Lâm Thanh Uyển đuổi theo Dương Thiết Trụ, Dương Thiết Trụ dừng bước kinh ngạc rồi lại nhịn không được cao hứng nhìn nàng.

“Nàng… Sao nàng lại chạy ra đây…” Ngữ khí vừa khẩn trương vừa vui sướng.

Lâm Thanh Uyển cúi đầu, ngón tay trắng bệch kéo góc áo Dương Thiết Trụ, nắm thật chặt.

Được một lúc lâu nàng mới ngẩng đầu hít sâu một hơi nhìn hắn.

“… Ta… Ta biết nhất định rất sẽ nguy hiểm, ta cũng không biết khuyên ngươi như thế nào… Cũng không thể giúp được cái gì…” Ngữ khí nàng uể oải rồi lại ngậm vài tia run rẩy không che giấu được: “… Ta chỉ muốn nói… Ngươi nhất định phải chú ý an toàn, nhất định phải trở về, ta ở chỗ thẩm đợi ngươi trở về…”

Nói xong nàng chạy vội vào sân như một cơn gió.

Dương Thiết Trụ đứng tại chỗ cười ngây ngô, thật lâu sau mới xoay người mà đi.

Lâm Thanh Uyển không muốn khóc nhưng nước mắt lại không kìm được rơi lã chã.

Người đàn ông này lần lượt làm nàng cảm động…

Hắn không có quá nhiều tiền tài, thậm chí là rất nghèo… Hắn không cho nàng nổi một cuộc sống ăn sung mặc sướng, cũng không cho nàng nổi một thân phận tôn vinh…

Nhưng, nhưng lại có thể cho nàng — dốc hết tất cả những gì hắn có…

Được Dương thị giảng giải một ít giá trị thị trường ở nơi này, Lâm Thanh Uyển mới biết được ngày hôm qua số bạc kia đối với nông thôn dân mà nói nó có ý nghĩa như thế nào.

Ý nghĩa mấy năm không ăn không uống mới có thể tích góp được, ý nghĩa để gom đủ hai mươi lượng bạc này có hộ nông dân phải bán nhà, thậm chí bán người…

Mà hán tử nông thôn này cũng đã dùng toàn bộ thân gia!

Vì nàng, hắn thậm chí phải đối mặt với khó xử và quở trách của người nhà, hiện tại là vì cho nàng cái gọi là cưới hỏi đàng hoàng , hắn lại đi vào núi sâu tranh giành sự sống cùng dã thú…

Còn nhớ kiếp trước nàng có từng xem qua một đề tài: Có một người nam nhân có một trăm vạn động, lại chỉ nguyện ý cho ngươi một vạn đồng, lại có một người nam nhân, hắn chỉ có một vạn đồng lại nguyện ý cho ngươi toàn bộ, nếu phải chọn một trong hai người này, ngươi sẽ chọn ai?

Lúc ấy nhìn thấy đề tài lựa chọn này nàng cảm thấy rất nhàm chán, cho tới bây giờ nàng mới có thể chân chính cảm giác được hàm nghĩa của cái đề tài lựa chọn này.

Nhất là trong cái xã hội trước mắt này, nông thôn cổ đại sinh tồn gian nan, hành động kia khiến tâm linh của nàng cảm kích trùng trùng và rung động cực kỳ mãnh liệt…

Lâm Thanh Uyển dựa lưng vào cửa phòng bếp nước mắt rơi như mưa, trong lòng dậy sóng mãnh liệt, giống như có cậy gậy ở trong lòng nàng khuấy đảo liên hồi…

Lúc này đây Lâm Thanh Uyển mới chân chính hạ một cái quyết định… Một quyết định tính đến lúc này không oán không hận…

Nàng muốn gả cho người nam nhân này, cùng hắn sống qua ngày.

Cho dù hắn rất nghèo, thân không vật dư thừa, cho dù cuộc sống sau này khả năng sẽ rất gian nan.

Nhưng có một trượng phu như thế còn cầu gì hơn?

……

Sau ngày hôm ấy thái độ Lâm Thanh Uyển sinh hoạt ở nông gia rõ ràng tích cực hẳn lên, nàng bắt đầu tích cực học mọi thứ Dương thị dạy cho nàng.

Từ gánh nước, cho gà ăn, cho lợn ăn, rửa chuồng heo, từ nhóm lửa tới nấu cơm… Nàng cướp hết việc vặt trong nhà để làm, vốn trong khung nàng cũng không phải là kẻ được chiều chuộng, mới bắt đầu tay chân còn luống cuống, mấy ngày sau liền có tiến bộ rõ rệt.

Chỉ là cái thân thể này quá mức nhu nhược, mỗi lần làm được một lúc liền thở hổn hển, nhưng Lâm Thanh Uyển vẫn cắn răng kiên trì, coi như là rèn luyện thân thể.

Chung quy những cái này đều là những việc làm để sinh tồn sau này.

Ngày thường nhi tử Dương thị không có nhà, nghe Dương thị nói con của bà làm nhị chưởng quỹ cho một hiệu buôn ở trên trấn, con dâu cũng đi theo nên chỉ còn lại một mình Dương thị ở lại nhà cũ.

Nhi tử Dương thị sợ mẹ vất vả đem hết ruộng đất của nhà cho người khác trồng, Dương thị thu địa tô, nhi tử thỉnh thoảng có hiếu kính, ngày qua ngày cũng coi như là dư dả.

Chiều hôm ấy Dương thị bắt đầu dạy Lâm Thanh Uyển làm giày.

Gia đình nông dân cả ngày xuống ruộng làm việc dùng nhiều nhất chính là giày, cho nên nhóm phụ nhân nông thôn làm tốt nhất chính là làm giày.

Bởi vì làm nhiều, giày lớn nhỏ trong nhà đều từ tay phụ nhân, cho nên người nào cũng có tài nghệ tinh xảo, làm giầy vừa rắn chắc đi vào lại thoải mái.

Giày là đế giày , tên như ý nghĩa chính là muốn xếp rất nhiều tầng làm đế giày, đương nhiên cũng không khoa trương như vậy, Dương thị nói bình thường một cái giày làm 24, 25 tầng là được rồi.

Lâm Thanh Uyển được Dương thị chỉ đạo một phen liền bắt đầu làm thử.

Bước đầu tiên là dán đế giày.

Chính là đem vải trắng trải trên bàn, nấu một bát nước cơm đặc sệt, dùng bàn chải bôi đều lên vải trắng, cần phải bôi đúng chỗ và thích hợp, không thể quá bôi quá nhiều hay quá ít. Thoa tầng thứ nhất xong thì lấy một tấm vải trắng đè lên bôi tầng thứ hai, lúc này bôi nước cơm cần ấn mạnh một chút, nhưng vẫn phải bôi lượng vừa phải.

Như vậy suy ra tổng cộng làm lặp đi lặp lại hơn hai mươi lần, đương nhiên cũng không phải tầng nào cũng bôi hồ, Dương thị quen làm giày 24 tầng, cho nên bà dạy cho Lâm Thanh Uyển chính là dán đế giày 24 tầng.

Dán đế giày xong Dương thị dùng hai tay khẽ nâng tấm vải bôi hồ tới phòng bếp, đặt bên cạnh bếp lò để nước hồ nhanh khô, nếu như mang phơi nắng mặt trời thì phải mất mấy ngày mới khô.

Trở lại phòng bà bắt đầu dạy Lâm Thanh Uyển làm mặt giày.

Mặt giày chia hai phần là mũi giày và phần mặt trên, chẳng những phải cắt cho vừa khớp đế giày, còn phải dán hồ, hong khô, mặt trên thì không cần dán hồ, chỉ cần cắt vải ra làm là được.

Đương nhiên cũng có người thêu vẽ lên giày những hình hoa cỏ đồ vật gì đó.

Lâm Thanh Uyển cắt vải lót mũi giày dán hồ rồi cầm vào phòng bếp hong khô cùng đế giày.

Làm xong bộ này Lâm Thanh Uyển phát giác tay mình không có lạ lẫm gì, mới bắt đầu tay chân còn luống cuống, về sau càng làm càng thuần thục.

Nàng tìm kiếm kí ức nguyên chủ thân thể này thì phát hiện ra Lâm Thanh Uyển cũng là người có tay nghề , chính là thêu thùa không tệ lắm.

Thêu nghệ chính là tài nghệ các tiểu thư khuê các đều phải nắm giữ, rất nhiều gia đình nhà giàu còn mời chuyên gia thêu thùa đến chỉ bảo nữ nhi thêu thùa.

Tuy Lâm Thanh Uyển trước đây ở Lâm gia là kẻ vô hình, Liễu thị cũng chưa bao giờ mời sư phó về dạy bảo nàng tài nghệ gì. Nhưng biết chữ và thêu thùa lại rất quan trọng, việc trước là để khi trừng trị nàng sẽ bắt đi sao chép kinh Phật nữ giới, việc sau là do đây là việc quan trọng của nữ nhân thời đại này.

Lâm Thanh Uyển trước đây làm không ít quần áo và giày cho ca ca Lâm Thanh Đình của nàng, sau này lớn lên tay nghề cũng vừng vàng, đồ mặc trên người Lâm Thanh Đình toàn là từ tay Lâm Thanh Uyển…

Nghĩ tới những thứ này Lâm Thanh Uyển thấy kinh hỉ vạn phần…

Đây cũng là một món tay nghề, không phải sao?

Những thứ nàng biết làm ở hiện đại thì không dùng được ở nơi này, lại không ngờ rằng nguyên chủ này để lại cho nàng cái hữu dụng.

Lâm Thanh Uyển cầm vải mặt giày nóng lòng bắt đầu xe chỉ luồn kim muốn thử.

Chỉ thêu mất vài đường kim nho nhỏ trên mặt giày đã xuất hiện một con chuồn chuồn, thoạt nhìn trông rất sống động, cánh khẽ rung, nhìn qua giống như còn sống.

Dương thị nhìn Lâm Thanh Uyển thêu gì đó, thấy nàng cầm mặt giầy nhìn chăm chú cũng đi lại.

Nhìn thấy liền chấn động.

“Ai nha, nha đầu Uyển Nhi này thêu thùa thật không tệ nha.” Dương thị cầm mặt giày lên xem, vừa sờ đường khâu vừa thở dài nói:

“Đường may bằng phẳng, thêu nghệ kinh người, được nhất là cháu không cần vẽ mẫu trước vẫn thêu ra được hình dạng, nhìn con chuồn chuồn nhỏ này, thêu thật sống động a.”

“Trước đây cháu có học qua vài năm.” Trong lòng Lâm Thanh Uyển cũng rất cao hứng, nhưng lời nói ra lại rất hàm súc.

“Thật không tệ, so với tay nghề của thẩm tốt hơn nhiều.” Dương thị nói xong thì lấy từ giường lò ra cái khay đan châm tuyến.

Trong khay đan có rất nhiều thứ, có các cuộn chỉ màu, kim khâu, một ít đồ linh tinh, còn có mấy cái hà bao đang làm dở.

Dương thị đưa hà bao cho Lâm Thanh Uyển xem.

Hà bao này lục đáy mặt sạch sẽ, đã làm xong một nửa, chỉ còn đường may dây thừng, là cái dây thừng hà bao đơn giản, làm cho người ta kỳ quái là mặt trên không có thêu hoa cỏ gì, trong ấn tượng của Lâm Thanh Uyển mặt hà bao phải có thêu gì đó…

Lâm Thanh Uyển nghi hoặc nhìn về Dương thị.

Dương thị chậm rãi giải thích cho nàng: “Đây là hà bao làm cho phường thêu, làm một cái hà bao trống là bốn văn tiền, tiệm thêu đưa vải dệt, chúng ta chỉ làm công.”

Cái này cũng có thể kiếm tiền? Lâm Thanh Uyển rất kinh ngạc.

“Nhớ năm đó, chồng thẩm mất sớm, đứa nhỏ còn nhỏ, trong nhà chỉ có vài mẫu đất cằn cỗi, sinh hoạt rất khó khăn, thẩm chính là dựa vào tay nghề nhỏ ấy kiếm chút đồ gia dụng, nuôi lớn đứa nhỏ.”

Dương thị một lòng tràn đầy xót xa khi nghĩ đến những ngày gian nan nam nhân mất sớm.

Cô nhi quả phụ, lại ở nông thôn dựa vào sức dài vai rộng làm việc, có thể tưởng tượng được ngày ấy gian nan đến mức nào.

“… May mà con ta lớn lên có tiền đồ, để ta bớt lo lắng nhiều, nhưng tay nghề này cũng không bỏ lại, vẫn làm thêm kiếm ít tiền thu cho nhà.” Dương thị lau lau khóe mắt cười nói: “Nhưng thẩm giờ tuổi đã lớn, ánh mắt không còn tinh nữa, cho nên chỉ lấy những cái không cần thêu hoa về làm.”

Lâm Thanh Uyển nghe vào tai trong lòng động tâm tư: “Việc này cháu có thể làm không?”

“Đương nhiên có thể, thẩm chính là nghĩ như vậy đấy, thấy tay nghề cháu tốt như vậy mà không làm thật lãng phí, cháu có thể nhận những cái đơn giản về làm trước, sau này sẽ cân nhắc có làm cái thêu hoa hay không.”

Dương thị chính là đánh chủ ý này, muốn cho Lâm Thanh Uyển tìm một việc mà làm, về sau thành thân cũng có thể trợ cấp một ít gia dụng.

Nông dân dựa vào trời để ăn cơm, tiền bạc không chê cầm nặng tay, có thể tích góp một ít thì hay một ít.

“Ngày mai vừa lúc thẩm đi trên trấn giao việc, hay là lúc ấy cháu đi cùng rồi nhìn xem?”

“Vâng.” Lâm Thanh Uyển đương nhiên sẽ không cự tuyệt, đây chính là một việc có thể để nàng mưu sinh.

Cho dù thế nào cũng phải thử đã, nếu như có thể, về sau chính mình cũng có thể tay làm hàm nhai.

/149

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status