Hoắc Đình Sơn liếc mắt nhìn tiểu nhi tử, “Đừng cả ngày chỉ biết đánh đánh g.i.ế.t giết. Thiên hạ rộng lớn như vậy, kỳ nhân dị sĩ không ít, chẳng phải chuyện gì ta cũng tiện tay g.i.ế.t được. Ngươi g.i.ế.t xuể sao? Hơn nữa, hắn hôm nay là tướng của Kinh Châu, ai biết ngày mai có thể đầu quân cho ta tại U Châu hay không? Trước đây Tư Châu còn thuộc về Lý Khiếu Thiên, bây giờ chẳng phải cũng đã thành địa bàn của phụ thân ngươi rồi sao?”
Hoắc Tri Chương cứng họng, không nói được lời nào.
Nhìn theo hướng Lý Cùng Kỳ rời đi, Hoắc Đình Sơn chậm rãi nhếch khóe miệng.
Giết ba thả ba, ba người được thả chính là những kẻ mà Lý Cùng Kỳ điểm danh muốn giết. Ba người thoát c.h.ế.t trong gang tấc, trong lòng chắc chắn tràn đầy oán hận đối với Lý Cùng Kỳ. Họ có thể còn lo sợ rằng Lý Cùng Kỳ đã nhìn thấu sự oán hận trong lòng mình, cảm thấy giữ họ bên cạnh không an toàn, chi bằng ra tay trước, diệt trừ hậu hoạn.
Ba người đó phần lớn sẽ lén lút đào tẩu, rồi vòng đường khác trở về gặp Tòng Lục Kỳ.
Oán hận chất chứa trong lòng luôn cần có nơi trút bỏ. Tòng Lục Kỳ, người có thể áp chế Lý Cùng Kỳ, chính là nơi lý tưởng để bộc bạch.
Lãnh binh đi đánh Trầm Viên Đạo, cuối cùng hầu như toàn quân bị diệt, bao nhiêu công sức đúc nên Thiết Tích Xà Mâu cũng mất sạch.
Dù bản thân Tòng Lục Kỳ không nghĩ nhiều, nhưng dưới sự xúi giục của những kẻ có tâm tư, cũng sẽ dấy lên chút nghi ngờ, rằng liệu Lý Cùng Kỳ có phải đã sớm phản bội, nếu không làm sao hai lần giữ được mạng dưới tay Hoắc Đình Sơn?
Chỉ còn thiếu một mồi lửa cuối cùng từ Tòng Lục Kỳ nữa thôi...
“Về thôi.” Hoắc Đình Sơn kéo cương quay đầu ngựa.
---
Sáng hôm sau, Bùi Oanh tỉnh dậy, bên cạnh hiếm hoi có người. Sự bá đạo của người này thể hiện ở mọi khía cạnh, đến nỗi cánh tay dài quấn lấy eo nàng ban đầu nàng cũng không đẩy ra được.
Nhưng hành động của nàng cũng khiến hắn tỉnh giấc.
Râu mới mọc lởm chởm của hắn cọ vào thái dương nàng, hơi ngứa. Bùi Oanh nghiêng đầu tránh, “Đêm qua thuận lợi chứ?”
Mới ngủ dậy, giọng Hoắc Đình Sơn trầm hơn thường ngày, “Cũng coi như thuận lợi.”
“Con thú đó bắt về được chưa?” Bùi Oanh trở người trong vòng tay hắn.
“Chưa, nhưng chỉ còn thiếu chút lửa cuối cùng.” Hoắc Đình Sơn tâm trạng phấn khởi.
Hắn trở về khi trời vừa sáng, nằm nghỉ chưa đến hai canh giờ nhưng tinh thần đã phấn chấn.
Buổi sáng, tinh thần mọi mặt đều dâng cao.
Bàn tay thô ráp vốn ôm lấy eo mỹ phụ, khẽ trượt dọc theo đường cong, khiến Bùi Oanh rùng mình không ngớt.
Mùa hè nóng bức, cửa sổ trong phòng mở rộng, bên giường đặt một bồn đá mới thay, giờ đây gió và ánh sáng ùa vào, mang theo sự mát mẻ và rực rỡ.
Sau tấm bình phong, động tĩnh không nhỏ. Người đàn ông vừa thắng trận ngủ một giấc thỏa thuê, tâm trí cũng vì thế mà trôi nổi.
“Trước đây ai nói thời chiến cấm…”
Lời còn chưa dứt đã bị hắn nuốt trọn.
‘Hàm túy ỷ túy bất thành ca, tiêm thủy yểm hương la.
Minh mị xuân quang vô hạn hảo, mãn nguyệt ám sinh hương.’ (*)
(*) “Ngà ngà say chẳng cất nên lời,
Nước mỏng che màn gấm nhẹ rơi.
Xuân sắc mơ màng vô hạn đẹp,
Trăng tròn âm ỉ tỏa hương ngời.”
Được trích từ bài thơ "Bán Yên Hành" (半烟行) của Lý Thanh Chiếu (Li Qingzhao), một nữ thi hào nổi tiếng thời Tống ở Trung Quốc.
Bài thơ này thuộc thể từ, phản ánh phong cách tinh tế và trữ tình đặc trưng của bà, thường diễn tả tâm trạng yêu thương, nhớ nhung và cảm xúc tinh tế qua thiên nhiên và cảnh vật.
Ban đầu, Bùi Oanh dự định sau khi tỉnh dậy sẽ bắt đầu tính toán chuyện luyện thép, nhưng bị Hoắc Đình Sơn phá đám, nàng kéo dài đến gần trưa mới dậy được.
“Phu nhân.” Ngoài cửa có người lên tiếng, là giọng Tân Cẩm.
Bùi Oanh lườm người đàn ông đang mãn nguyện một cái, “Nhất định trễ giờ rồi.”
Theo thường lệ, lúc không có chiến sự, họ luôn dùng bữa cùng các tiểu bối. Giờ thì hay rồi, trễ thế này.
Hoắc Đình Sơn uể oải nói: “Ăn bữa cơm thôi, đâu phải chuyện gấp gáp gì, để bọn họ chờ là được.”
Bùi Oanh không đáp lời hắn, chỉ chuyên chú mặc y phục. Nhưng trong lúc mặc, nàng chợt phát giác có điều không ổn.
Hiện đang là mùa hạ, vải vóc của áo váy mỏng nhẹ. Mặc dù cổ áo váy thời này không thấp như thời Đường, nhưng bảo là đặc biệt cao thì cũng không phải.
Giờ đây, Bùi Oanh vừa cúi đầu, lập tức liền trông thấy một vết đỏ hồng, không tài nào che đậy nổi, lộ ra ngoài cổ áo.
Vết đó mới vừa in, còn tươi mới vô cùng.
Bùi Oanh bực dọc kéo cổ áo lên che lại, nhưng việc này không mấy tác dụng. Nàng vừa buông tay, cổ áo lại rủ xuống.
"Hoắc Đình Sơn, ngài thật là quá tùy tiện rồi." Nàng thấp giọng trách hắn.
Hoắc Đình Sơn liếc nhìn, nhàn nhạt đáp:
"Ta lần sau sẽ chú ý hơn."
Bữa trưa ấy, Bùi Oanh không ra chính sảnh, nàng cùng Hoắc Đình Sơn ở trong phòng giải quyết.
Cơm trưa xong, Bùi Oanh bắt đầu chuẩn bị việc luyện thép.
Luyện thép không phải việc dễ dàng. Bùi Oanh đại khái nhớ rằng phương pháp luyện sắt ở các thời kỳ khác nhau đều không giống nhau.
Ở Trung Quốc, từ cuối thời Xuân Thu đã bắt đầu bước vào thời đại đồ sắt. Đến thời Tần, con người thử nghiệm kẹp sắt quặng với than củi, sau đó cùng đưa vào lò luyện sắt, từ đó thu được loại sắt mềm tạp chất cao.
Sang thời Hán, kỹ thuật luyện sắt tiến bộ, xuất hiện "bách cương pháp" và "sao thiết pháp". Cũng chính vào thời đại này, loại thép vừa dẻo hơn sắt cứng, vừa chắc hơn sắt mềm, đã bắt đầu ra đời.
Tuy nhiên, do phương pháp luyện sắt còn lạc hậu, công đoạn phức tạp, thép luyện ra thời ấy chất lượng vẫn kém xa hậu thế.
Đến Nam Bắc triều, xuất hiện phương pháp "quán cương" được ghi trong Thiên Công Khai Vật. Phương pháp này là rót sắt lỏng vào sắt mềm, thông qua sự chênh lệch cacbon giữa hai loại để tạo thành thép. Chất lượng thép so với thời Hán đã có bước tiến vượt bậc.
Đến Minh triều, "quán cương pháp" được cải tiến, hình thành "Tô cương pháp" vẫn còn sử dụng đến ngày nay. Phương pháp này là đặt sắt thô lên miệng lò, đợi tan chảy nhỏ giọt vào lò, phản ứng với sắt mềm bên trong.
Quá trình này giống như một thí nghiệm chuẩn độ axit-bazơ, có thể tương đối chính xác kiểm soát tỷ lệ hai bên, từ đó ảnh hưởng đến hàm lượng cacbon trong thép.
Bùi Oanh nhìn từng phương pháp liệt kê trong sổ nhỏ, trước tiên dùng than chì gạch bỏ "bách cương pháp".
"Chậm quá, một miếng sắt nhỏ mà luyện vài năm, làm sao có ngần ấy thời gian."
"Sao thiết pháp dường như công đoạn cũng rất phiền toái, bỏ qua đi…" Bùi Oanh vừa tự nói vừa cầm bút gạch tiếp "sao thiết pháp".
(Cho phép Editor qua loa khoản luyện thép này tý nha – thật sự không phải chuyên môn nên khá mơ hồ khi dịch, thêm vào đó, việc tìm kiếm tài liệu để giải thích và dịch ra cho mọi người dễ hiểu rất mất thời gian, mà lại không ảnh hưởng đến cốt truyện chính nên mình tạm thời bỏ qua nhé! – lời Editor)
Hiện tại, quân Kinh Châu tại Hoài Cổ Quan vừa đại thắng liên quân Ung Châu và Ích Châu. Đông Môn Quan thì đang lâm vào bế tắc, trên một phương diện nào đó, chiến sự tạm yên, nên Hoắc Đình Sơn, vốn chẳng phải kẻ trung thần một lòng, hiếm khi nhàn nhã như lúc này.
Hắn ngồi bên cạnh Bùi Oanh, nghe nàng lẩm bẩm. Đôi mắt đẹp của nàng chăm chú nhìn sổ nhỏ, chuyên tâm đến mức như không hề nhận ra bên cạnh có một người sống.
Dáng vẻ này của nàng thực hiếm gặp. Hoắc Đình Sơn hứng thú nhìn, lại chẳng thấy buồn chán chút nào.
Hoắc Tri Chương cứng họng, không nói được lời nào.
Nhìn theo hướng Lý Cùng Kỳ rời đi, Hoắc Đình Sơn chậm rãi nhếch khóe miệng.
Giết ba thả ba, ba người được thả chính là những kẻ mà Lý Cùng Kỳ điểm danh muốn giết. Ba người thoát c.h.ế.t trong gang tấc, trong lòng chắc chắn tràn đầy oán hận đối với Lý Cùng Kỳ. Họ có thể còn lo sợ rằng Lý Cùng Kỳ đã nhìn thấu sự oán hận trong lòng mình, cảm thấy giữ họ bên cạnh không an toàn, chi bằng ra tay trước, diệt trừ hậu hoạn.
Ba người đó phần lớn sẽ lén lút đào tẩu, rồi vòng đường khác trở về gặp Tòng Lục Kỳ.
Oán hận chất chứa trong lòng luôn cần có nơi trút bỏ. Tòng Lục Kỳ, người có thể áp chế Lý Cùng Kỳ, chính là nơi lý tưởng để bộc bạch.
Lãnh binh đi đánh Trầm Viên Đạo, cuối cùng hầu như toàn quân bị diệt, bao nhiêu công sức đúc nên Thiết Tích Xà Mâu cũng mất sạch.
Dù bản thân Tòng Lục Kỳ không nghĩ nhiều, nhưng dưới sự xúi giục của những kẻ có tâm tư, cũng sẽ dấy lên chút nghi ngờ, rằng liệu Lý Cùng Kỳ có phải đã sớm phản bội, nếu không làm sao hai lần giữ được mạng dưới tay Hoắc Đình Sơn?
Chỉ còn thiếu một mồi lửa cuối cùng từ Tòng Lục Kỳ nữa thôi...
“Về thôi.” Hoắc Đình Sơn kéo cương quay đầu ngựa.
---
Sáng hôm sau, Bùi Oanh tỉnh dậy, bên cạnh hiếm hoi có người. Sự bá đạo của người này thể hiện ở mọi khía cạnh, đến nỗi cánh tay dài quấn lấy eo nàng ban đầu nàng cũng không đẩy ra được.
Nhưng hành động của nàng cũng khiến hắn tỉnh giấc.
Râu mới mọc lởm chởm của hắn cọ vào thái dương nàng, hơi ngứa. Bùi Oanh nghiêng đầu tránh, “Đêm qua thuận lợi chứ?”
Mới ngủ dậy, giọng Hoắc Đình Sơn trầm hơn thường ngày, “Cũng coi như thuận lợi.”
“Con thú đó bắt về được chưa?” Bùi Oanh trở người trong vòng tay hắn.
“Chưa, nhưng chỉ còn thiếu chút lửa cuối cùng.” Hoắc Đình Sơn tâm trạng phấn khởi.
Hắn trở về khi trời vừa sáng, nằm nghỉ chưa đến hai canh giờ nhưng tinh thần đã phấn chấn.
Buổi sáng, tinh thần mọi mặt đều dâng cao.
Bàn tay thô ráp vốn ôm lấy eo mỹ phụ, khẽ trượt dọc theo đường cong, khiến Bùi Oanh rùng mình không ngớt.
Mùa hè nóng bức, cửa sổ trong phòng mở rộng, bên giường đặt một bồn đá mới thay, giờ đây gió và ánh sáng ùa vào, mang theo sự mát mẻ và rực rỡ.
Sau tấm bình phong, động tĩnh không nhỏ. Người đàn ông vừa thắng trận ngủ một giấc thỏa thuê, tâm trí cũng vì thế mà trôi nổi.
“Trước đây ai nói thời chiến cấm…”
Lời còn chưa dứt đã bị hắn nuốt trọn.
‘Hàm túy ỷ túy bất thành ca, tiêm thủy yểm hương la.
Minh mị xuân quang vô hạn hảo, mãn nguyệt ám sinh hương.’ (*)
(*) “Ngà ngà say chẳng cất nên lời,
Nước mỏng che màn gấm nhẹ rơi.
Xuân sắc mơ màng vô hạn đẹp,
Trăng tròn âm ỉ tỏa hương ngời.”
Được trích từ bài thơ "Bán Yên Hành" (半烟行) của Lý Thanh Chiếu (Li Qingzhao), một nữ thi hào nổi tiếng thời Tống ở Trung Quốc.
Bài thơ này thuộc thể từ, phản ánh phong cách tinh tế và trữ tình đặc trưng của bà, thường diễn tả tâm trạng yêu thương, nhớ nhung và cảm xúc tinh tế qua thiên nhiên và cảnh vật.
Ban đầu, Bùi Oanh dự định sau khi tỉnh dậy sẽ bắt đầu tính toán chuyện luyện thép, nhưng bị Hoắc Đình Sơn phá đám, nàng kéo dài đến gần trưa mới dậy được.
“Phu nhân.” Ngoài cửa có người lên tiếng, là giọng Tân Cẩm.
Bùi Oanh lườm người đàn ông đang mãn nguyện một cái, “Nhất định trễ giờ rồi.”
Theo thường lệ, lúc không có chiến sự, họ luôn dùng bữa cùng các tiểu bối. Giờ thì hay rồi, trễ thế này.
Hoắc Đình Sơn uể oải nói: “Ăn bữa cơm thôi, đâu phải chuyện gấp gáp gì, để bọn họ chờ là được.”
Bùi Oanh không đáp lời hắn, chỉ chuyên chú mặc y phục. Nhưng trong lúc mặc, nàng chợt phát giác có điều không ổn.
Hiện đang là mùa hạ, vải vóc của áo váy mỏng nhẹ. Mặc dù cổ áo váy thời này không thấp như thời Đường, nhưng bảo là đặc biệt cao thì cũng không phải.
Giờ đây, Bùi Oanh vừa cúi đầu, lập tức liền trông thấy một vết đỏ hồng, không tài nào che đậy nổi, lộ ra ngoài cổ áo.
Vết đó mới vừa in, còn tươi mới vô cùng.
Bùi Oanh bực dọc kéo cổ áo lên che lại, nhưng việc này không mấy tác dụng. Nàng vừa buông tay, cổ áo lại rủ xuống.
"Hoắc Đình Sơn, ngài thật là quá tùy tiện rồi." Nàng thấp giọng trách hắn.
Hoắc Đình Sơn liếc nhìn, nhàn nhạt đáp:
"Ta lần sau sẽ chú ý hơn."
Bữa trưa ấy, Bùi Oanh không ra chính sảnh, nàng cùng Hoắc Đình Sơn ở trong phòng giải quyết.
Cơm trưa xong, Bùi Oanh bắt đầu chuẩn bị việc luyện thép.
Luyện thép không phải việc dễ dàng. Bùi Oanh đại khái nhớ rằng phương pháp luyện sắt ở các thời kỳ khác nhau đều không giống nhau.
Ở Trung Quốc, từ cuối thời Xuân Thu đã bắt đầu bước vào thời đại đồ sắt. Đến thời Tần, con người thử nghiệm kẹp sắt quặng với than củi, sau đó cùng đưa vào lò luyện sắt, từ đó thu được loại sắt mềm tạp chất cao.
Sang thời Hán, kỹ thuật luyện sắt tiến bộ, xuất hiện "bách cương pháp" và "sao thiết pháp". Cũng chính vào thời đại này, loại thép vừa dẻo hơn sắt cứng, vừa chắc hơn sắt mềm, đã bắt đầu ra đời.
Tuy nhiên, do phương pháp luyện sắt còn lạc hậu, công đoạn phức tạp, thép luyện ra thời ấy chất lượng vẫn kém xa hậu thế.
Đến Nam Bắc triều, xuất hiện phương pháp "quán cương" được ghi trong Thiên Công Khai Vật. Phương pháp này là rót sắt lỏng vào sắt mềm, thông qua sự chênh lệch cacbon giữa hai loại để tạo thành thép. Chất lượng thép so với thời Hán đã có bước tiến vượt bậc.
Đến Minh triều, "quán cương pháp" được cải tiến, hình thành "Tô cương pháp" vẫn còn sử dụng đến ngày nay. Phương pháp này là đặt sắt thô lên miệng lò, đợi tan chảy nhỏ giọt vào lò, phản ứng với sắt mềm bên trong.
Quá trình này giống như một thí nghiệm chuẩn độ axit-bazơ, có thể tương đối chính xác kiểm soát tỷ lệ hai bên, từ đó ảnh hưởng đến hàm lượng cacbon trong thép.
Bùi Oanh nhìn từng phương pháp liệt kê trong sổ nhỏ, trước tiên dùng than chì gạch bỏ "bách cương pháp".
"Chậm quá, một miếng sắt nhỏ mà luyện vài năm, làm sao có ngần ấy thời gian."
"Sao thiết pháp dường như công đoạn cũng rất phiền toái, bỏ qua đi…" Bùi Oanh vừa tự nói vừa cầm bút gạch tiếp "sao thiết pháp".
(Cho phép Editor qua loa khoản luyện thép này tý nha – thật sự không phải chuyên môn nên khá mơ hồ khi dịch, thêm vào đó, việc tìm kiếm tài liệu để giải thích và dịch ra cho mọi người dễ hiểu rất mất thời gian, mà lại không ảnh hưởng đến cốt truyện chính nên mình tạm thời bỏ qua nhé! – lời Editor)
Hiện tại, quân Kinh Châu tại Hoài Cổ Quan vừa đại thắng liên quân Ung Châu và Ích Châu. Đông Môn Quan thì đang lâm vào bế tắc, trên một phương diện nào đó, chiến sự tạm yên, nên Hoắc Đình Sơn, vốn chẳng phải kẻ trung thần một lòng, hiếm khi nhàn nhã như lúc này.
Hắn ngồi bên cạnh Bùi Oanh, nghe nàng lẩm bẩm. Đôi mắt đẹp của nàng chăm chú nhìn sổ nhỏ, chuyên tâm đến mức như không hề nhận ra bên cạnh có một người sống.
Dáng vẻ này của nàng thực hiếm gặp. Hoắc Đình Sơn hứng thú nhìn, lại chẳng thấy buồn chán chút nào.
/274
|