Bữa tối hôm đó, tôi hỏi ông trẻ về cỗ quan tài kia.
Ông trẻ có tư cách già nhất nơi này rồi, năm nay ông 79 tuổi, bình thường ông chẳng ra khỏi thôn bao giờ, trừ những lúc đi họp chợ. Nhưng khi hỏi đến chuyện này, ông cũng không rõ lắm, trong gian nhà tranh phía sau từ đường ấy quả thực có một cỗ quan tài, người trong thôn ai cũng biết điều đó, nhưng cỗ quan tài ấy có từ bao giờ thì chẳng ai có ấn tượng gì, bình thường cũng không có ai hay đi ngang qua khu đất đó.
Còn nghe mấy cụ già nói, gian nhà tranh đó được xây dựng từ trước cả từ đường kia, hồi ấy miếng đất ấy vẫn còn là một khu nhà đất bị bỏ hoang, sau đó nhà họ Ngô mới mua miếng đất ấy về, san bằng hết khu nhà để xây từ đường, duy chỉ chừa lại gian nhà tranh đó thôi, cứ để thế cho đến tận bây giờ. Đễn nỗi, gian nhà tranh đó ban đầu là do ai xây, lai lịch cỗ quan tài bên trong, bây giờ không thể khảo chứng được nữa. Tính ra, thì cũng phải là chuyện từ cách đây chừng sáu mươi năm rồi.
Sáu mươi năm trước, ông trẻ mới 19 tuổi, quả thực cách đây đã quá lâu, ông cũng không nhớ rõ hồi đấy cỗ quan tài kia đã nằm trong gian nhà tranh từ trước, hay là trong khoảng 60 năm về sau mới được bỏ vào. Có điều, bản thân cỗ quan tài này trông đã rất cổ xưa rồi, cụ thể là quan tài vào thời nào thì cũng khó mà nói được, nghĩ vậy trong lòng tôi hơi ngứa ngáy, càng ngày càng cảm thấy đằng sau việc này hẳn phải có cả một câu chuyện nào đó đây.
Chúng tôi ăn cơm ở cái bàn lớn trong từ đường, ăn chung với những họ hàng thân thích khác trong thôn. Sức khỏe ông trẻ vẫn còn rất tốt, cơm nước xong xuôi, ông rít thuốc lào xòng xọc, sau đó mới quay về cho gà ăn. Bố bắt tôi đưa ông về, tôi liền đi theo, trên đường đi, ông trẻ nói, nếu tôi thực có hứng thú thì có thể sang thôn khác hỏi một ông cụ tên là Từ A Cầm, ông này là người trông coi từ đường năm xưa do Ngô gia mời tới. Khi từ đường nhà họ Ngô vừa mới xây, ông này đã làm đầy tớ cho nhà người ta trong thôn này rồi, ông ta cũng giúp một tay xây cất từ đường này. Nhưng sang đến năm thứ hai thì có cách mạng ruộng đất, ông ta được chia cho một miếng đất rõ to, thế là quay về, tính đến nay chắc cũng phải hơn trăm tuổi rồi, chuyện này nếu có ai nhớ thì cũng chỉ có mỗi ông ta mà thôi. Nhưng kể cũng may mắn đấy, hơn 100 tuổi, có quỷ mới biết bây giờ ông ta đã thành ra cái dạng gì rồi.
Tôi thầm nghĩ, tôi cũng đâu phải ăn no rửng mỡ cơ chứ, với cả, tôi cũng chẳng có kinh nghiệm lôi kéo quan hệ với một ông già trăm tuổi, nên mới nghĩ thôi mặc kệ vậy. Tôi cũng chỉ gật đầu lấy lệ cho qua thôi.
Trong toàn bộ sự việc, đây là sai lầm đầu tiên mà tôi phạm phải, nhưng lại chính là sai lầm nghiêm trọng nhất.
Ông trẻ có tư cách già nhất nơi này rồi, năm nay ông 79 tuổi, bình thường ông chẳng ra khỏi thôn bao giờ, trừ những lúc đi họp chợ. Nhưng khi hỏi đến chuyện này, ông cũng không rõ lắm, trong gian nhà tranh phía sau từ đường ấy quả thực có một cỗ quan tài, người trong thôn ai cũng biết điều đó, nhưng cỗ quan tài ấy có từ bao giờ thì chẳng ai có ấn tượng gì, bình thường cũng không có ai hay đi ngang qua khu đất đó.
Còn nghe mấy cụ già nói, gian nhà tranh đó được xây dựng từ trước cả từ đường kia, hồi ấy miếng đất ấy vẫn còn là một khu nhà đất bị bỏ hoang, sau đó nhà họ Ngô mới mua miếng đất ấy về, san bằng hết khu nhà để xây từ đường, duy chỉ chừa lại gian nhà tranh đó thôi, cứ để thế cho đến tận bây giờ. Đễn nỗi, gian nhà tranh đó ban đầu là do ai xây, lai lịch cỗ quan tài bên trong, bây giờ không thể khảo chứng được nữa. Tính ra, thì cũng phải là chuyện từ cách đây chừng sáu mươi năm rồi.
Sáu mươi năm trước, ông trẻ mới 19 tuổi, quả thực cách đây đã quá lâu, ông cũng không nhớ rõ hồi đấy cỗ quan tài kia đã nằm trong gian nhà tranh từ trước, hay là trong khoảng 60 năm về sau mới được bỏ vào. Có điều, bản thân cỗ quan tài này trông đã rất cổ xưa rồi, cụ thể là quan tài vào thời nào thì cũng khó mà nói được, nghĩ vậy trong lòng tôi hơi ngứa ngáy, càng ngày càng cảm thấy đằng sau việc này hẳn phải có cả một câu chuyện nào đó đây.
Chúng tôi ăn cơm ở cái bàn lớn trong từ đường, ăn chung với những họ hàng thân thích khác trong thôn. Sức khỏe ông trẻ vẫn còn rất tốt, cơm nước xong xuôi, ông rít thuốc lào xòng xọc, sau đó mới quay về cho gà ăn. Bố bắt tôi đưa ông về, tôi liền đi theo, trên đường đi, ông trẻ nói, nếu tôi thực có hứng thú thì có thể sang thôn khác hỏi một ông cụ tên là Từ A Cầm, ông này là người trông coi từ đường năm xưa do Ngô gia mời tới. Khi từ đường nhà họ Ngô vừa mới xây, ông này đã làm đầy tớ cho nhà người ta trong thôn này rồi, ông ta cũng giúp một tay xây cất từ đường này. Nhưng sang đến năm thứ hai thì có cách mạng ruộng đất, ông ta được chia cho một miếng đất rõ to, thế là quay về, tính đến nay chắc cũng phải hơn trăm tuổi rồi, chuyện này nếu có ai nhớ thì cũng chỉ có mỗi ông ta mà thôi. Nhưng kể cũng may mắn đấy, hơn 100 tuổi, có quỷ mới biết bây giờ ông ta đã thành ra cái dạng gì rồi.
Tôi thầm nghĩ, tôi cũng đâu phải ăn no rửng mỡ cơ chứ, với cả, tôi cũng chẳng có kinh nghiệm lôi kéo quan hệ với một ông già trăm tuổi, nên mới nghĩ thôi mặc kệ vậy. Tôi cũng chỉ gật đầu lấy lệ cho qua thôi.
Trong toàn bộ sự việc, đây là sai lầm đầu tiên mà tôi phạm phải, nhưng lại chính là sai lầm nghiêm trọng nhất.
/32
|