Quyển 1: Hải Chi Yêu
Chúng nhân chợt nghe như không gian xung quanh mình trở nên vắng lặng, phảng phất như tất cả tinh lực đều được dùng để tìm kiếm dư âm của tiếng thở dài kia. Nhưng nó cũng lập tức tan biến vào thinh không, cơ hồ như bản thân chỉ là sản vật ngẫu nhiên của tiếng gió, tiếng mưa, tiếng sóng kết hợp mà thành, nhưng chỉ một khoảnh khắc ấy, cũng đủ để tất cả mọi người có mặt tại đây tin rằng từ khi sinh ra trên đời này, mình chưa từng, và cũng không thể nghe thấy một thanh âm nào tuyệt vời đến nhường này nữa.
Đúng lúc này, trên cầu thang trong khoang thuyền vang lên tiếng chuông vàng đinh đinh.
Hồng quang chói mắt từ từ chiếu xuống sàn thuyền – một hồng y nữ tử vịn tay vào thành cầu thang, chầm chậm bước ra.
Tuy nàng bước đi thật chậm, nhưng chúng nhân thủy chung vẫn không thể nào nhìn thấy mặt nàng, chỉ thấy mỗi bước chân hình như đều đung đưa uyển chuyển, bộ bộ sinh liên.
Mùi đàn hương tỏa ra tứ phía, gió biển thổi tung làn tóc dài đen thăm thẳm của nàng, tựa như một đóa hoa sen bồng bềnh yêu dị đang lững lờ trôi giữa biển với trời, làn tóc mượt mà tung bay cùng với tấm áo sa hồng khoác trên người điểm xuyến lẫn nhau, hoa lệ đến độ làm người ta phải hoa mắt chóng mặt.
Làn da nàng hơi sạm, đôi mắt lớn và đen hơn người Trung Nguyên nheo nheo nửa mở nửa khép dưới ánh mặt trời, lộ ra một thứ trí tuệ vẫn còn dấu vết của sự hoang dại. Làm người ta khó quên nhất chính là vầng trán rộng của nàng, không phải điểm lên một chấm đỏ cát tường cho chiết lệ, mà là khảm vào nửa vầng trăng đỏ như giọt máu lúc nào cũng muốn chảy ra. Bảo thạch lấp lánh khảm sâu vào xương trán, thứ trang sức kỳ lạ này toát lên một vẻ dụ hoặc tà dị, khiến nàng trông như Tán hoa thiên ma nữ bước ra từ một bức Thiên Trúc bích họa vậy.
Khóe miệng nàng nở một nụ cười lạnh lẽo, đôi mắt xanh như đầm nước dừng lại trên người Dương Dật Chi rồi đảo một vòng, lại hướng ra biển lớn, nhẹ giọng nói: “Ta còn ngỡ rằng Dương minh chủ không chịu gặp ta nữa cơ.”
Dương Dật Chi chăm chú nhìn nàng, thần sắc dần dần trở nên dị dạng.
Nữ tử kia không nhìn y, khóe miệng khẽ nhếch lên, nở một nụ cười tuyệt mĩ, cơ hồ như đang nhắc nhở y điều gì đó.
Những người đang đứng trên sàn thuyền đều hi vọng nàng tiếp tục nói nữa, bởi có thể nghe giọng nói của nàng, quả thực đúng là một sự hưởng thụ nhất trên thế gian này, huống hồ những người đang ở trên thuyền này đều là người biết hưởng thụ nhất trong thiên hạ.
Nhưng nàng lại không mở miệng nữa, hai người cứ thế lặng lẽ nhìn nhau trên thuyền một hồi lâu.
Cuối cùng, Đường Tụ Nhi cũng nén nhịn không nổi, buột miệng nói: “Thì ra cô nương chính là chủ nhân của thuyền này?”
Nữ tử mỉm cười gật đầu: “Phải. Công tử có phải là vị bằng hữu nằng nặc đòi thuê thuyền bằng được không?”
Trác Vương Tôn lên tiếng đáp: “Là ta.”
Nàng chầm chậm quay đầu, ánh mắt lướt qua trên mặt chúng nhân, cuối cùng thì dừng hẳn lại ở chỗ Trác Vương Tôn.
Đôi mắt đen thăm thẳm của nàng lập tức biến đổi. Vẻ u ám lạnh lẽo như được mưa xuân tưới tắm, tan biến đi trong chớp mắt, sâu thẳm nơi đáy mắt từ từ cháy lên hai ngọn lửa bập bùng. Ngọn lửa này cơ hồ như bản thân đã có sinh mạng, chúng chiếu rọi nàng, thêu đốt nàng, khiến nàng mặc kệ những người khác, từng bước, từng bước một tiến lại gần Trác Vương Tôn. Xiêm y dài tha thướt quệt xuống sàn thuyền ẩm ướt, phát ra những tiếng loạt soạt trong không gian vắng lặng.
Tương Tư và Bộ Tiểu Loan đứng cạnh đều giật mình đánh thót, Tương Tư vội vàng bước lên một bước hỏi: “Vị cô nương này, chẳng lẽ cô nương nhận ra công tử nhà chúng ta?”
Nữ tử kia không trả lời, mà dừng lại trước mặt Trác Vương Tôn, ánh mắt vẫn không rời khỏi gương mặt tuấn tú của y.
Từ nhiều năm nay đã không còn người nào dám nhìn thẳng vào Trác Vương Tôn như vậy nữa nên lần này y chợt cảm thấy có chút thú vị, mỉm cười nhìn lại nàng, lặng lẽ chờ đợi hành động tiếp theo.
Sắc mặt nữ tử không ngừng biến hóa, phảng phất như không phải đang nhìn một con người, mà là núi cao, là trời xanh, là hư ảo không thể chạm tới. Cuối cùng, sắc mặt nàng trở nên sung kính – một thứ sùng kính lạ lùng không thể gọi tên. Đây là nét mặt mà chỉ những kẻ hành hương đã vượt qua thiên sơn vạn thủy, đến trước thần điện ẩn sâu trong rừng xanh mây trắng mới có được.
Nàng ngước mắt nhìn Trác Vương Tôn một cách chăm chú khác thường, từ đôi môi thanh lệ thoát ra hai âm tiết cổ quái, áo choàng trên vai khẽ tung lên, cả người đã quỳ gục xuống.
Nàng chầm chậm đưa trán mình chạm vào mu bàn chân Trác Vương Tôn, mái tóc dài năm thước phủ lên áo váy hồng tươi, trải xuống sàn thuyền.
Trác Vương Tôn khẽ cau mày, cơ hồ như cũng không ngờ rằng trước mặt bao nhiêu người như vậy lại có một giáo đồ Ấn Độ giáo đột nhiên hành đại lễ hôn chân long trọng nhất với mình. Những người khác thì lại càng trợn tròn mắt ngạc nhiên, ánh mắt lộ ra vẻ kinh dị hết sức. Cảng tượng trước mắt chẳng những ngụy dị vô cùng, mà còn mĩ lệ vô song, như thể Thiên Nữ Ma Cật (1) đột nhiên hiển lộ pháp thân, thành kính quỳ phục dưới chân thần phật vậy.
Nữ tử kia từ từ đứng lên, cúi đầu nói: “Công tử đến từ thiên triều, chúa tể đại thần Shiva của nô gia đã ban tặng cho ngài gương mặt giống hệt như người, ngài sẽ được chư thần chúc phúc, sùng bái, kính sợ, ngài là hóa thân của đại thần Shiva.
Trác Vương Tôn hỏi: “Cô nương là giáo đồ của Mạn Đà La phái?”
Nàng cúi đầu, hai tay kết một thủ ấn trước ngực, nói: “Xin cảm tạ thần Shiva tôn quý. Tiếng ca Thiên Quốc vang lên khi đại thần khuấy đảo biển khơi, Abula Bolanba* (*: Từ đây sẽ gọi nàng là Lan Ba) xin đợi lệnh của ngài.”
Trác Vương Tôn điềm đạm nói: “Ta không phải giáo chúng của Mạn Đà La, cũng chưa từng nhìn thấy tôn dung Shiva đại thần, cô nương không cần đa lễ như vậy.”
Nữ tử Ấn Độ tự xưng là Lan Ba kia cung kính trả lời: “Đây là ý chỉ của thần, xin công tử ân tứ cho Lan Ba một cơ hội được thị hầu ngài.”
Trác Vương Tôn thản nhiên cười, gật đầu nói: “Ta đang muốn ra biển.”
Lan Ba lùi lại một bước, khom người thành tư thế mời khách: “Tất cả vinh hoa và phú quý chốn nhân gian đều thuộc về đại thần Shiva. Công tử, mời!”
Trác Vương Tôn nói: “Những người này đều là bằng hữu của ta, thuyền của cô nương có đủ chỗ không?”
Lan Ba lại càng cúi người thấp hơn: “Đại thần đến chỗ nào, trời che biển bọc, thứ gì mà không có, thứ gì mà không đủ? Các vị, mời!”
Đường Tụ Nhi cũng muốn đi theo lên thuyền, nhưng Tạ Sam thì do dự nói: “Biểu muội, chúng ta và bọn họ chưa từng quen biết, đi thuyền của họ hình như không được ổn lắm.”
Đường Tụ Nhi “hứ” một tiếng: “Úc Thanh Dương đó đã nói người ở đây đều là bằng hữu của y mà, sao lại nói là chưa từng quen biết? Huống hồ lệnh cấm ra biển không biết sẽ cấm đến năm nào tháng nào, chẳng lẽ chúng ta cứ đợi mãi thế? Hai bọn ta đã đợi ba tháng rồi, cha muội nhất định đang rất lo lắng, chúng ta không thể cứ chôn chân mãi ở nơi quỷ quái này được.” Nàng nhìn bộ mặt khổ sở nhăn nhó của Tạ Sam, trong lòng lại càng thêm tức tối: “Với lại, đi theo bọn họ nói không chừng còn nghe ngóng được tin tức của Oa khấu, nếu chúng ta có thể vì dân trừ hại, đánh cho đám giặc lùn ấy không còn manh giáp, lúc trở về chẳng phải sẽ dễ ăn nói với cha muội và cha huynh không? Huynh cũng đừng cả ngày làm cái bộ mặt nhăn như quả mướp đắng ấy nữa, lo sẽ bị mắng vì trốn đi với muội phải không ạ?”
Tạ Sam cười khổ nói: “Biểu muội, ta tuyệt đối không trách muội, chỉ là nếu cha ta mà biết, làm gì có chuyện mắng mỏ đơn giản như vậy. Những điều muội nói đích thực cũng rất có lí, nhưng…”
Đường Tụ Nhi gắt lên: “Có đạo lí thì sao huynh còn không mau nhấc chân lên đi, cứ đần như khúc gỗ ra ấy làm gì”. Nói xong liền quay người đi thẳng một mạch.
Tạ Sam không biết phải làm sao, đành lắc đầu thở dài, nhấc hai chiếc rương gỗ đi theo nàng.
Chú thích:
1.Duy Ma Cật: Vimalakĩrti (Tiếng Phạn), dịch nghĩa là “Tinh Danh” hoặc “Vô Cấu Xứng”. Trong “Duy Ma Cậy kinh” có viết, Amrapãlĩ là một kỳ nữ tuyệt sắc của thành Vaisãlĩ, nàng đã cũng vua Bimbisãra sinh ra một người con vĩ đại, một thánh nhân giữa chốn tục thế phàm trần, có công rất lớn trong việc truyền bá Phật giáo Đại Thừa, tên là Vimalakĩrti. Thiên Nữ Ma Cật ở đây có lẽ chính là chỉ Amrapãlĩ.
Chúng nhân chợt nghe như không gian xung quanh mình trở nên vắng lặng, phảng phất như tất cả tinh lực đều được dùng để tìm kiếm dư âm của tiếng thở dài kia. Nhưng nó cũng lập tức tan biến vào thinh không, cơ hồ như bản thân chỉ là sản vật ngẫu nhiên của tiếng gió, tiếng mưa, tiếng sóng kết hợp mà thành, nhưng chỉ một khoảnh khắc ấy, cũng đủ để tất cả mọi người có mặt tại đây tin rằng từ khi sinh ra trên đời này, mình chưa từng, và cũng không thể nghe thấy một thanh âm nào tuyệt vời đến nhường này nữa.
Đúng lúc này, trên cầu thang trong khoang thuyền vang lên tiếng chuông vàng đinh đinh.
Hồng quang chói mắt từ từ chiếu xuống sàn thuyền – một hồng y nữ tử vịn tay vào thành cầu thang, chầm chậm bước ra.
Tuy nàng bước đi thật chậm, nhưng chúng nhân thủy chung vẫn không thể nào nhìn thấy mặt nàng, chỉ thấy mỗi bước chân hình như đều đung đưa uyển chuyển, bộ bộ sinh liên.
Mùi đàn hương tỏa ra tứ phía, gió biển thổi tung làn tóc dài đen thăm thẳm của nàng, tựa như một đóa hoa sen bồng bềnh yêu dị đang lững lờ trôi giữa biển với trời, làn tóc mượt mà tung bay cùng với tấm áo sa hồng khoác trên người điểm xuyến lẫn nhau, hoa lệ đến độ làm người ta phải hoa mắt chóng mặt.
Làn da nàng hơi sạm, đôi mắt lớn và đen hơn người Trung Nguyên nheo nheo nửa mở nửa khép dưới ánh mặt trời, lộ ra một thứ trí tuệ vẫn còn dấu vết của sự hoang dại. Làm người ta khó quên nhất chính là vầng trán rộng của nàng, không phải điểm lên một chấm đỏ cát tường cho chiết lệ, mà là khảm vào nửa vầng trăng đỏ như giọt máu lúc nào cũng muốn chảy ra. Bảo thạch lấp lánh khảm sâu vào xương trán, thứ trang sức kỳ lạ này toát lên một vẻ dụ hoặc tà dị, khiến nàng trông như Tán hoa thiên ma nữ bước ra từ một bức Thiên Trúc bích họa vậy.
Khóe miệng nàng nở một nụ cười lạnh lẽo, đôi mắt xanh như đầm nước dừng lại trên người Dương Dật Chi rồi đảo một vòng, lại hướng ra biển lớn, nhẹ giọng nói: “Ta còn ngỡ rằng Dương minh chủ không chịu gặp ta nữa cơ.”
Dương Dật Chi chăm chú nhìn nàng, thần sắc dần dần trở nên dị dạng.
Nữ tử kia không nhìn y, khóe miệng khẽ nhếch lên, nở một nụ cười tuyệt mĩ, cơ hồ như đang nhắc nhở y điều gì đó.
Những người đang đứng trên sàn thuyền đều hi vọng nàng tiếp tục nói nữa, bởi có thể nghe giọng nói của nàng, quả thực đúng là một sự hưởng thụ nhất trên thế gian này, huống hồ những người đang ở trên thuyền này đều là người biết hưởng thụ nhất trong thiên hạ.
Nhưng nàng lại không mở miệng nữa, hai người cứ thế lặng lẽ nhìn nhau trên thuyền một hồi lâu.
Cuối cùng, Đường Tụ Nhi cũng nén nhịn không nổi, buột miệng nói: “Thì ra cô nương chính là chủ nhân của thuyền này?”
Nữ tử mỉm cười gật đầu: “Phải. Công tử có phải là vị bằng hữu nằng nặc đòi thuê thuyền bằng được không?”
Trác Vương Tôn lên tiếng đáp: “Là ta.”
Nàng chầm chậm quay đầu, ánh mắt lướt qua trên mặt chúng nhân, cuối cùng thì dừng hẳn lại ở chỗ Trác Vương Tôn.
Đôi mắt đen thăm thẳm của nàng lập tức biến đổi. Vẻ u ám lạnh lẽo như được mưa xuân tưới tắm, tan biến đi trong chớp mắt, sâu thẳm nơi đáy mắt từ từ cháy lên hai ngọn lửa bập bùng. Ngọn lửa này cơ hồ như bản thân đã có sinh mạng, chúng chiếu rọi nàng, thêu đốt nàng, khiến nàng mặc kệ những người khác, từng bước, từng bước một tiến lại gần Trác Vương Tôn. Xiêm y dài tha thướt quệt xuống sàn thuyền ẩm ướt, phát ra những tiếng loạt soạt trong không gian vắng lặng.
Tương Tư và Bộ Tiểu Loan đứng cạnh đều giật mình đánh thót, Tương Tư vội vàng bước lên một bước hỏi: “Vị cô nương này, chẳng lẽ cô nương nhận ra công tử nhà chúng ta?”
Nữ tử kia không trả lời, mà dừng lại trước mặt Trác Vương Tôn, ánh mắt vẫn không rời khỏi gương mặt tuấn tú của y.
Từ nhiều năm nay đã không còn người nào dám nhìn thẳng vào Trác Vương Tôn như vậy nữa nên lần này y chợt cảm thấy có chút thú vị, mỉm cười nhìn lại nàng, lặng lẽ chờ đợi hành động tiếp theo.
Sắc mặt nữ tử không ngừng biến hóa, phảng phất như không phải đang nhìn một con người, mà là núi cao, là trời xanh, là hư ảo không thể chạm tới. Cuối cùng, sắc mặt nàng trở nên sung kính – một thứ sùng kính lạ lùng không thể gọi tên. Đây là nét mặt mà chỉ những kẻ hành hương đã vượt qua thiên sơn vạn thủy, đến trước thần điện ẩn sâu trong rừng xanh mây trắng mới có được.
Nàng ngước mắt nhìn Trác Vương Tôn một cách chăm chú khác thường, từ đôi môi thanh lệ thoát ra hai âm tiết cổ quái, áo choàng trên vai khẽ tung lên, cả người đã quỳ gục xuống.
Nàng chầm chậm đưa trán mình chạm vào mu bàn chân Trác Vương Tôn, mái tóc dài năm thước phủ lên áo váy hồng tươi, trải xuống sàn thuyền.
Trác Vương Tôn khẽ cau mày, cơ hồ như cũng không ngờ rằng trước mặt bao nhiêu người như vậy lại có một giáo đồ Ấn Độ giáo đột nhiên hành đại lễ hôn chân long trọng nhất với mình. Những người khác thì lại càng trợn tròn mắt ngạc nhiên, ánh mắt lộ ra vẻ kinh dị hết sức. Cảng tượng trước mắt chẳng những ngụy dị vô cùng, mà còn mĩ lệ vô song, như thể Thiên Nữ Ma Cật (1) đột nhiên hiển lộ pháp thân, thành kính quỳ phục dưới chân thần phật vậy.
Nữ tử kia từ từ đứng lên, cúi đầu nói: “Công tử đến từ thiên triều, chúa tể đại thần Shiva của nô gia đã ban tặng cho ngài gương mặt giống hệt như người, ngài sẽ được chư thần chúc phúc, sùng bái, kính sợ, ngài là hóa thân của đại thần Shiva.
Trác Vương Tôn hỏi: “Cô nương là giáo đồ của Mạn Đà La phái?”
Nàng cúi đầu, hai tay kết một thủ ấn trước ngực, nói: “Xin cảm tạ thần Shiva tôn quý. Tiếng ca Thiên Quốc vang lên khi đại thần khuấy đảo biển khơi, Abula Bolanba* (*: Từ đây sẽ gọi nàng là Lan Ba) xin đợi lệnh của ngài.”
Trác Vương Tôn điềm đạm nói: “Ta không phải giáo chúng của Mạn Đà La, cũng chưa từng nhìn thấy tôn dung Shiva đại thần, cô nương không cần đa lễ như vậy.”
Nữ tử Ấn Độ tự xưng là Lan Ba kia cung kính trả lời: “Đây là ý chỉ của thần, xin công tử ân tứ cho Lan Ba một cơ hội được thị hầu ngài.”
Trác Vương Tôn thản nhiên cười, gật đầu nói: “Ta đang muốn ra biển.”
Lan Ba lùi lại một bước, khom người thành tư thế mời khách: “Tất cả vinh hoa và phú quý chốn nhân gian đều thuộc về đại thần Shiva. Công tử, mời!”
Trác Vương Tôn nói: “Những người này đều là bằng hữu của ta, thuyền của cô nương có đủ chỗ không?”
Lan Ba lại càng cúi người thấp hơn: “Đại thần đến chỗ nào, trời che biển bọc, thứ gì mà không có, thứ gì mà không đủ? Các vị, mời!”
Đường Tụ Nhi cũng muốn đi theo lên thuyền, nhưng Tạ Sam thì do dự nói: “Biểu muội, chúng ta và bọn họ chưa từng quen biết, đi thuyền của họ hình như không được ổn lắm.”
Đường Tụ Nhi “hứ” một tiếng: “Úc Thanh Dương đó đã nói người ở đây đều là bằng hữu của y mà, sao lại nói là chưa từng quen biết? Huống hồ lệnh cấm ra biển không biết sẽ cấm đến năm nào tháng nào, chẳng lẽ chúng ta cứ đợi mãi thế? Hai bọn ta đã đợi ba tháng rồi, cha muội nhất định đang rất lo lắng, chúng ta không thể cứ chôn chân mãi ở nơi quỷ quái này được.” Nàng nhìn bộ mặt khổ sở nhăn nhó của Tạ Sam, trong lòng lại càng thêm tức tối: “Với lại, đi theo bọn họ nói không chừng còn nghe ngóng được tin tức của Oa khấu, nếu chúng ta có thể vì dân trừ hại, đánh cho đám giặc lùn ấy không còn manh giáp, lúc trở về chẳng phải sẽ dễ ăn nói với cha muội và cha huynh không? Huynh cũng đừng cả ngày làm cái bộ mặt nhăn như quả mướp đắng ấy nữa, lo sẽ bị mắng vì trốn đi với muội phải không ạ?”
Tạ Sam cười khổ nói: “Biểu muội, ta tuyệt đối không trách muội, chỉ là nếu cha ta mà biết, làm gì có chuyện mắng mỏ đơn giản như vậy. Những điều muội nói đích thực cũng rất có lí, nhưng…”
Đường Tụ Nhi gắt lên: “Có đạo lí thì sao huynh còn không mau nhấc chân lên đi, cứ đần như khúc gỗ ra ấy làm gì”. Nói xong liền quay người đi thẳng một mạch.
Tạ Sam không biết phải làm sao, đành lắc đầu thở dài, nhấc hai chiếc rương gỗ đi theo nàng.
Chú thích:
1.Duy Ma Cật: Vimalakĩrti (Tiếng Phạn), dịch nghĩa là “Tinh Danh” hoặc “Vô Cấu Xứng”. Trong “Duy Ma Cậy kinh” có viết, Amrapãlĩ là một kỳ nữ tuyệt sắc của thành Vaisãlĩ, nàng đã cũng vua Bimbisãra sinh ra một người con vĩ đại, một thánh nhân giữa chốn tục thế phàm trần, có công rất lớn trong việc truyền bá Phật giáo Đại Thừa, tên là Vimalakĩrti. Thiên Nữ Ma Cật ở đây có lẽ chính là chỉ Amrapãlĩ.
/73
|