Hồng Bàng Lập Quốc Ký

Chương 5 - Chương 5: Thâm Canh Tại Làng (3)

/92


Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng

Chương 5: Thâm canh tại làng (5)

Năm nay, Hoàng Anh Kiệt đã 8 tuổi rồi, công việc của nhà họ Hoàng đều đã phần nào vào quỹ đạo. Các sản phẩm như bếp, thịt thỏ, thịt bồ câu, lông bồ câu, da thỏ, mộc nhĩ của họ đang được bán rộng rãi khắp các làng và ở trong trong huyện Hồng, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho mọi người. Lúc này, nhiều người lớn trong họ cũng bắt đầu manh nha ý định bỏ nghề chài mà đi lên bờ làm lụng, vì nghề kia rõ ràng có lợi nhuận cao hơn.

Biết được ý định này, Kiệt kiên quyết không đồng ý. Thứ nhất, nghề mới lợi nhuận cao thì có cao, nhưng nếu mở rộng sản xuất tràn lan thì lợi nhuận tuyệt đối không còn cao như trước. Thứ hai, tuyến đường gia thông huyết mạch từ làng Bàng đến huyện Hồng chính là con sông Hiên, muốn hàng đến được dưới huyện thì không thể không có những tay chèo thuyền chuyên nghiệp như người lớn nhà họ Hoàng. Kiệt cũng biết rằng lợi nhuận sẽ dễ làm con người ta đỏ cả mắt lên.

Vì thế, Kiệt đành đưa một biện pháp trung dung, đó là kế hoạch nuôi cá lồng và mô hình R- V-A-C. Nuôi cá lồng có thể sống ngay trên sông nước, mà thu hoạch cao hơn nghề chài thông thường. Nghề này tận dụng được các ưu thế của họ Hoàng: tinh thông thủy tính của sông Hiên, bơi giỏi lặn thạo, mà vẫn làm người lớn họ Hoàng duy trì công việc sông nước. Còn mô hình R- V-A-C ( ruộng- vườn- ao- chuồng) lại càng thêm lợi, phụ nữ họ Hoàng trước chỉ biết theo chồng chài lưới, năng suất làm việc không cao. Với sức khỏe của mấy bà, mấy cô, mấy bác thì việc làm mô hình trên cũng chả khó gì. Mà đã thế, thu nhập sẽ tăng lên rất nhanh, hơn wanx nhờ thế mà phổ cập chữ quốc ngữ cũng sẽ nhanh hơn, vì muốn làm mô hình R- V- A- C thì nhiều việc phải có ít chữ mới được.

Nghĩ là làm, Kiệt liền nhờ ông nội đánh một hồi kẻng. Kẻng này gọi là kẻng họ, tức làm mỗi khi trong họ có việc, sẽ đánh một hồi kẻng để gọi thành viên trong họ về họp. Nghe tiếng kẻng, tất cả thành viên họ Hoàng: trai gái, dâu rể, già trẻ nhanh chóng sắp xếp công việc rồi đến nhà thờ họ. Nhà thờ họ vừa được mở rộng thêm từ tiền lãi của mấy vụ làm ăn vừa qua, nên đủ sức chứa toàn bộ họ Hoàng.

-Hôm nay sở dĩ tôi đánh kẻng gọi mọi người đến là vì thằng cháu Kiệt nó có việc muốn bàn.

-Thưa các cụ, các cô các bác các chú ( Kiệt là chắt trưởng- ông nội là anh cả, bố là con cả, nên về cậu chỉ có các chú, bằng vai nhưng lớn hơn bố cậu thì chỉ có các cô hoặc bác rể), cháu hôm nay mời mọi người đến là muốn mọi người tư vấn cho một vấn đề. Cháu nghĩ mấy hôm rồi, mấy thứ như thỏ, bồ câu thì chỉ người giàu một chút mới có tiền ăn, ta có bán cũng không thể bán nhiều. Bếp của ta thì bền, 5 năm mới hỏng, bán cho một người thì 5 năm sau mới bán lại được, nên tình hình này quả thực khó khăn. Bây giờ ta nên chăm chú vào nông nghiệp là hơn. Có câu « dân lấy ăn làm gốc », việc trồng chọt, chăn nuôi là căn bản của mỗi gia đình, ta nên làm gấp.

Nghe Kiệt nói thế, tất cả đều sôi nổi bàn tán. Lần này, không chỉ họ Hoàng có mặt, một vài người các họ khác có quan hệ thông gia với họ Hoàng, kể cả hai họ Đào Đỗ cũng tới nghe ngóng. Kiệt biết rằng cơm phải ăn từng ngụm thì không bị nghẹn, nên một mặt cậu trình bày kế hoạch, mặt khác liên tục mới mọi người trình bày suy nghĩ, thắc mắc, kinh nghiệm. Thế nên cuộc họp họ ban đầu chỉ định để diễn ra trong nội ngày hôm đó, lại kéo dài ra 10 ngày, và không phải là họp họ, mà là họp làng. 10 ngày họp liên tục, tất cả mọi người ai cũng hết sức hăng say phát biểu, đem hết tâm can vốn liếng ra, bởi họ hiểu rất khó có cơ hội này lẫn nữa.

Hai lần trước, họ không quan tâm, để họ Hoàng có lợi. May mà lúc đấy chỉ là thứ lợi con con, vốn để bọn con nít đi làm, nên chưa chể nào để họ Hoàng lật mình. Dẫn đầu cả làng được. Nhưng bây giờ cả họ Hoàng cùng làm, thì lại khác. Thế nên cả trưởng họ hai họ Đào Đỗ vốn kình nhau vẫn bỏ qua hết tất cả để đi nghe họp.

10 ngày họp, mọi thứ đã đâu vào đấy. Lần đầu tiên, cả làng biết được về quy mô lớn hơn của một ngành nông nghiệp khi kết hợp tất cả mọi yếu tố Nông- Lâm- Thủy sản lại vào một mối, khiến tất cả rằng buộc lại với nhau, mà lợi ích lại cực cao. Ở chiều ngược lại, có cả làng góp sức, nhiều thứ khó khăn đã được giải quyết, nhiều công đoạn trung gian được bỏ đi.

Ý tửng ban đầu của Kiệt đi theo hướng phát triển từng phần:

+ Trước tiên, cá hoang được bát vào lồng cá giữa sông, nuôi lớn. Bằng cách tập trung được thức ăn, cá sẽ lớn nhanh hơn so với tự nhiên. Số cá sẽ được dùng như vốn ban đầu.

+Tiền bán cá, đem đi mua giống rau. Cac loại rau, củ quả sẽ được dùng để ăn, còn những rau củ nhỏ thì cho thỏ ăn, phân thỏ và bồ câu bón xuống vườn, tuần hoàn giữa chuồng với vườn. Bán thỏ và bồ câu lấy tiền, đủ tiền thì mua thêm gà. Tiếp tục tuần hoàn chăn nuôi- trồng trọt, nhiều lần với các giống gà và lợn. Đến khi đủ tiền mua trâu là coi như tiến lên ruộng. Ngoài ra, một số loại có thể lằm mứt như bí… dùng để bán khi tết.

+ Có trâu cày, năng suất tốt thì tiến hành làm ruộng. Trong nhưng thửa ruộng đã đực bón phân tốt, làm cỏ kĩ, cày bừa nhiều lần sẽ trồng giống lúa tốt nhất, được ủ cẩn thận nhất, lên mạ khéo nhất, và được chăm bón từ những người cần cù nhất, để luôn đảm bảo nước và phân đủ cho cây lúa phát triển. Trong ruộng lúa nước, cá giống con được thả, để khi lớn đem ra bè cá thả nuôi vỗ béo.

+ Với những loài cá ăn lúa, hay sống ở tầng nước sâu thì phải đào một cái ao to, sâu có hệ thống bơm thoát nước tốt để nuôi. Phân từ chuồng được dùng làm thức ăn, nước từ ao được dùng để tưới lên vườn, rửa chuồng. Nước lại được bổ sung thêm từ dưới sông thông qua những chiếc bơm cơ học- loại bơm giống thứ Ác-si- mét đã từng làm ngày trước.

+ Trong rừng, ven làng thì trồng nhiều tre, tre mau lớn, đôi khi lấy măng về ăn, nhưng thân tre dùng làm lồng cá, rào dậu gào ruộng vường, ao để gà qué, vịt ngỗng không thể đi vào bắt cá con. Thêm nữa cũng có những chỗ phải làm ở chuồng trâu, chuồng lợn nữa.

+Ngoài trồng lúa nước tại các ruộng nước, các ruộng cạn phải thường xuyên trồng cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, vừng, mía, khoai lang, cây ăn quả… vì càng trồng tập trung, có sự chăm bón từ tập thể- miễn là ăn chia đều, ai cũng sẽ hăng hái làm, thì những cây này sẽ cho năng suất cực cao. Cỏ phải chỗ trồng riêng, cỏ trồng để trâu bò ăn, nếu nhiều thì đem ủ chua để trâu bò.

+Các mặt hàng phụ, thủ công có được từ việc chăn nuôi, trồng trọt: đường, sừng, lông, trứng,... có thể đem bán lấy tiền trang trải thêm.

Nhưng khi cả làng đã bắt đầu cùng sắn tay vào làm việc, tất cả lập tức diễn ra đồng thời, mà vẫn tuần tự. Họ Đỗ xin lo phần giống lúa, trâu cày, họ Hoàng lo phần cá mú, rau củ, giống vật nuôi, họ Đào- vốn khéo tay vì phần nhiêu chuyên trồng dâu nuôi tằm- mà xưa nay nuôi tằm thì ăn cơm đứng, đủ biết họ giỏi thế nào, nên nhận công tác đi chăm vặt nuôi nhỏ, cá giống. Cac họ nhỏ hơn trong làng, đi làm giào dậu, thổ mộc…

Tổng số tiền huy động được trong lần này tương đương 1 000 lạng bạc trắng, số tiền rất lớn nên phải lập ra ban ngành đoàn thể. Kiệt đề xuất hai cách, đầu tiên là việc lập ra các đội y như các đội làm việc trong nhà họ Hoàng, trong đó đội thu mua phải có đủ cả 3 họ lớn, để giám sát không cho tiêu dùng việc tư, ăn cắp ăn nảy gì. Hai là đã cùng làm việc, thì phải ăn chia cho sòng phẳng, lợi nhuận về sau được chia theo kiểu trước tính tiền góp vào, sau tính công góp vào. Và lợi nhuận phải lấy lợi nhuận 5 năm một, là để vốn xoay vòng đủ lâu, có thế thì sau này chẳng may muốn tách ra làm ăn, cũng có đủ vốn cho từng nhà.

Sau một hồi tranh luận, tất cả đồng ý kí kết văn tự. Cũng nhân lúc này Kiệt đứng ra đề xuất chữ quốc ngữ. Theo ý của cậu, bây giờ chữ Hoa khó học, sau này nhiều việc phải lập biên bản, đến lúc đó làm sao mà viết được biên bản cho chuẩn. Thế rồi việc này cũng thông qua, vì mọi người hiểu sòng phẳng mới dễ hòa hợp. Cũng chính tại đây, các chức sắc trong làng được bầu lại cẩn thận, đặc biệt là bầu theo kiểu như trong hợp tác xã Kiệt từng xem trên ti vi ngày bé, mấy cái phim Đất và Người, Người Vác Tù Và Hàng Tổng,…:

+ Ông nội Kiệt, Hoàng Văn Ngang làm chức Trưởng Làng- Kiệt thấy gọi thế cho thuận miệng, như mấy bộ phim hay xem. Ông nội Kiệt có vai trò kiểm tra giám sát việc mọi người đang làm. Ông có chức to, là vì Kiệt là người biết cách làm mấy công việc này, ông là ông nội, nước lên thuyền lên.

+ Trưởng họ Đỗ, Đỗ Kính Cung làm vai Phó Trưởng Làng, chuyên về điều động nhân sự, vì ông này từng là ở mấy xưởng mộc nên biết cách quản lý nhân sự.

+ Trưởng họ Đào, Đào Cân làm Phó Trưởng Làng, chuyên về mảng tiền bạc. Là một lão nông, việc chi tiêu hiển nhiên rất dè sẻn, vì thế có thể hoàn toàn yên tâm việc ông ta giữ gìn tài sản, không dễ đem ra khi chưa có giấy tờ đàng hoàng.

+ Trưởng họ Trần, tức là bố Trần Quan Nam,ông nội Trần Phương Nhung là chức đội trưởng đội trị an, vì ngày xưa ông này là họ trò giỏi nhất trong các học trò của ông cố Kiệt.

+ Hoàng Văn Định, bố Kiệt, giữ chức đội trưởng đội cá.

+ Trần Quan Nam, giữ chức đội trưởng đội thương mại, bán hàng cho làng.

+ Đào Hơn, con ông Cân, giữ chức đội trưởng chăn nuôi.

+ Đỗ Văn Tiến, con trưởng Đỗ Kính Cung thì giữ chức đội trưởng đội canh tác ruộng

Và còn nhiều nữa. Nói chung là 3000 người của làng Bàng, giờ đều có việc để làm cả. Lần đầu tiên trong đời, nhiều người mới thấy được một không khí làm việc hăng say, miệt mài như vậy trong làng. Bọn con trai trong làng, nhất là hai họ Đào Đỗ không còn hục hặc nhau, mà chung lưng đấu cật đi làm những công việc nặng nhọc. Trong làng, nhất là lúc trời chiều, chưa tắt nắng, những lớp học chữ quốc ngữ đầy ắp người, từ cụ già mắt mũi kèm nhèm, đến đứa oắt con thò lò mũi, ai cũng đều đi học, đọc từng con chữ, ghép từng vần, từng từ,….

/92

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status