Tôi tỏ vẻ buồn rầu rồi nói với bà ấy.
- con thất học, mồ côi từ bé nên chẳng được giỏi giang giàu có. Nhưng bù lại con ham học hỏi, hy vọng thời gian tới sẽ được mẹ bảo ban.
Nghe tôi nói vậy thì bà ấy bĩu môi thêm một phát.
- tôi nào có dám dạy bảo gì cô, không chừng lại mang tiếng ác, người ta lại bảo tôi cậy làm mẹ chồng bắt nạt con dâu.
Hai cái chữ "người ta" này sao nghe nó chua thế nhỉ. Mà "người ta" ở đây chắc chắn là Lâm rồi. Dù biết mười mươi như vậy nhưng tôi vẫn giả ngu.
- ấy chết, phận làm con cái được bố mẹ bảo ban ấy chính là niềm hạnh phúc. Kẻ nào ăn nói linh tinh con nhất định sẽ nói với anh Lâm xử lý. Tuyệt đối sẽ không để bọn xấu xa lợi dụng cơ hội chia rẽ tình cảm.
- gớm, cô mà cũng biết điều ấy cơ à. Tôi có lòng tốt nên mới nói cho cô biết. Đừng có tin tưởng quá, không có ngày rồi cũng sẽ bị đuổi đi thôi.
Lại là cái chữ bị đuổi này, nghe sao nó lại ngang tai đến mức ấy không biết. Đang định nói thêm với mẹ chồng vài câu thì cô giúp việc đi ra mời vào ăn sáng. Nói không phải gì đâu chứ ăn uống ở cái ngôi nhà này thà không ăn còn hơn. Người nào người nấy mỗi bữa chỉ ăn tầm vài chục hạt cơm, xong ăn cái gì cũng nhỏ nhẹ. Đối với họ đó là thưởng thức đồ ăn, là tao nhã, nhưng đối với tôi thì chẳng khác nào cực hình. Chỉ có điều suốt thời gian qua đã được đào tạo, nên tôi cố gắng thu hẹp lại cái bao tử của mình. Nếu không hai con người kia chắc chắn sẽ lại lợi dụng cơ hội mà nói tôi nghèo đói nên mới ăn uống phàm phu tục tử.
Mẹ chồng đi trước, tôi lẽo đẽo đi đằng sau. Cậu chủ của nhà này đã thức giấc, cái mặt hầm hầm như thế kia chắc ăn sáng sẽ ngon miệng lắm. Tôi cố gắng để bản thân không đỏ mặt, không xấu hổ gì hết. Trước sau gì mà chẳng có những giây phút gần gũi, nếu không thì tôi mang thai con của anh ta thấy quái nào được. Chẳng lẽ anh ta lại lôi tôi tới bệnh viện rồi thụ tinh nhân tạo. Cũng không biết chừng, mấy người có tiền thường nghĩ ra nhiều thứ lắm.
Vào đến trong nhà tôi gặp bố chồng thì lễ phép chào hỏi, ông ấy cũng gật đầu. Cũng may là bố chồng ít nói với lại không có ác cảm gì với tôi. Chứ được cả đôi thì chắc tôi chết.
Tôi ngồi xuống bên cạnh Lâm, mẹ chồng với em chồng ngồi đối diện, còn bố chồng thì ngồi ở đầu bàn. Một bữa sáng thôi mà họ làm đến cả vài chục món, tôi cũng chẳng hiểu lúc ăn không hết thì họ xử lý như thế nào, lãng phí đến thế là cùng.
Ở bên nhà Lâm thì những món ăn đắt tiền các cô giúp việc sẽ ăn, hầu như anh ta ăn rất ít, có món còn chẳng thèm động. Mặc dù là đồ ăn thừa thật nhưng rất sạch sẽ. Còn rau hoặc những thứ không thể để được thì sẽ cho vào một chiếc xô để ngay ở cổng, sẽ có người đến lấy về cho lợn. Ở đây không biết có giống như vậy không, tôi cũng chẳng dám thắc mắc.
Không khí xung quanh yên lặng như tờ, một tiếng động nhẹ cũng không có. Cuộc sống giàu sang mà u ám như thế này thì không biết giàu để làm gì.
Im lặng được tầm 5 phút thì nghe thấy tiếng bố Lâm.
- hai đứa đi tuần trăng mật về thì sẽ chính thức để Lâm nhận chức chủ tịch. Con có ý kiến gì không?
- con không có ý kiến gì cả.
Lâm vừa nói xong câu ấy thì mẹ chồng đã vội vã tiếp lời.
- Thế còn con bé Linh thì sao? Ông tính bao giờ cho con bé tới công ty làm việc?
- sau khi hai đứa đi tuần trăng mật về thì con bé có thể đến công ty làm luôn.
- vậy ông kính để con bé ngồi vào vị trí giám đốc hay là...
- Bà có bị làm sao không vậy? Nó vừa với về nước biết tình hình gì của công ty mà đòi làm giám đốc. Phải đi lên từ vị trí nhỏ nhất chứ, như thế mới không bị người ta nói ra nói vào.
Mẹ chồng bỏ đũa xuống, buông một tiếng thở dài nghe não hết cả ruột.
- cái gia đình này có truyền thống trọng nam khinh nữ hay sao ấy. Con trai thì đưa một phát lên mây, còn con gái thì để đẩy một phát xuống dưới vực. Cái số của tôi đúng là khổ mà, không sinh được con trai nên cả mẹ cả con đều khổ.
- bà nói vớ vẩn linh tinh cái gì vậy? Thằng Lâm là nó tiếp quản vị trí của tôi, nó không ngồi vào vị trí ấy chẳng lẽ để cho người ngoài ngồi à. Còn cái Linh vừa mới về nước xong, đã biết gì về công ty đâu. Có năng lực thì muốn làm chức vụ gì sau này không làm được.
- thôi ông không phải nói nữa, cũng không phải giải thích làm gì. Tôi biết cái thân phận của tôi rồi. Có cố gắng thế nào cũng chỉ là thân phận vợ hai, không bao giờ có cái quyền hành gì hết.
Cãi nhau như ồn ào như vậy, thế nhưng khi tôi nhìn sang phía Lâm thì anh ta vẫn bình thản ăn uống, dường như anh ta chẳng thèm bận tâm đến những điều đang xảy ra.
Trong lúc hai vị phụ huynh còn đang bận dỗi hờn thì anh ta buông đũa xuống rồi đứng dậy.
- con ăn xong rồi.
Nói xong cậu ấy lập tức đi thẳng lên trên phòng, một cái ngoái đầu nhìn lại cũng không có. Mẹ chồng tôi nhân cơ hội ấy lập tức nói với bố chồng tôi.
- đấy ông nhìn thằng con trai Quý tử của ông đi, xem nó có coi tôi ra gì không? Rõ ràng là nó chưa bao giờ coi tôi là mẹ, dù cho tôi có cố gắng yêu thương nó đến như thế nào.
Nghe bà ấy nói câu ấy mà suýt chút nữa tôi bị sặc miếng canh ở trong miệng. Yêu thương cái con khỉ gì cơ chứ. Không xóa được tên Lâm ra khỏi sổ hộ khẩu thì phải chịu chứ mà xóa được thì bà ta chả xóa tự cái năm nào rồi. Con người đúng là lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, nói mà không sợ nghiệp nó quật vào mồm.
Cũng may là bố chồng tôi không thèm nói gì, ông ấy đứng dậy rồi đi về phòng sách. Tôi thực sự không biết những năm tháng qua Lâm đã sống như thế nào, cũng chẳng biết tình cảm giữa hai bố con ra sao. Nhưng tôi có thể nhìn thấy được tình yêu thương ở trong đôi mắt của ông ấy mỗi khi nhìn Lâm, thậm chí ở trong đôi mắt ấy còn có cả sự day dứt nữa. Nhưng tại sao ánh mắt của Lâm khi nhìn ông ấy lại lạnh lẽo đến vậy, tôi có cảm giác nó còn vô cảm hơn cả ánh mắt dành cho tôi nữa.
Tôi thực sự không có thời gian để suy nghĩ lan man, vì mẹ chồng và em chồng đã lập tức kiếm chuyện cho tôi làm. Mẹ chồng vẫn đang tức bố chồng lắm nên muốn tìm cơ hội để hành hạ tôi cho bõ tức đây mà. Bà ấy bảo với tôi.
- cô đi khắp xung quanh ngôi nhà này xem có chỗ nào chưa quét dọn hoặc là hỏng hóc gì không. Xem có cái cây nào nó bị sâu hay bị bệnh không. Sau đấy về báo lại với tôi để tôi còn cho người xử lý.
Mấy cái việc này chẳng phải đã có người làm lo hết hay sao, làm gì đến lượt tôi phải lo cơ chứ. Muốn làm khó thì cứ nói thẳng ra, mang tiếng phu nhân thanh thoát mà đầu óc còn hèn hạ hơn cả những đứa tầng lớp thấp như tôi. Giả tạo thấy mà muốn ghét. Mặc dù như vậy nhưng tôi vẫn lễ phép thưa gửi.
- Dạ thưa mẹ con cũng muốn làm theo lời mẹ chỉ lắm ạ. Nhưng mà khổ một cái anh Lâm lại bảo muốn con giúp một chút về công việc của anh ấy. Con lại lỡ hứa là sẽ lên luôn rồi. Thôi để lúc khác nha mẹ.
Tôi nói tử tế như thế mà em chồng tôi nó nói giống như muốn bổ vào mặt tôi.
- dốt nát như chị thì giúp đỡ được cái gì cho ai. Lười thì nói mẹ cho rồi đi, còn thích văn vở à?
Con nhà đại gia cho hẳn sang nước ngoài để giáo dục mà ăn nói như phường chợ búa. Mấy cái kiến thức văn minh bên tây chắc tiếp nhận không nổi, nhồi nhét vào đầu toàn mấy thứ vớ vẩn của dân xã hội không à. Mày lại muốn chọc vào máu chó của chị mày đúng không? Nói đến chửi nhau thì thực sự chị mày không có thiếu văn, chẳng qua đây không phải là chỗ để thể hiện thôi.
Tôi đứng dậy rồi xin phép mẹ chồng.
- con xin phép mẹ con đi lên trên phòng ạ.
Nói cậu ấy rồi tôi quay lưng đi luôn, ở phía sau vẫn nghe tiếng em chồng gào lên.
- chị coi lời nói của tôi không ra gì đúng không? Chị cứ đợi đấy.
Kịch hay còn dài, đợi thì đợi chứ sợ gì ai đâu. Cái cuộc sống Nghiệt Ngã này có gì còn chưa trải qua, nói về mưu mô thủ đoạn thì chắc gì đã bằng tôi cơ chứ. Chỉ có điều những thứ ấy Tôi chẳng bao giờ sử dụng để hại ai cả. Tôi vẫn luôn tin rằng trên đời này có nhân quả, gieo điều ác thì chắc chắn sẽ chẳng bao giờ gặt hái được những thứ tốt đẹp. Mặc dù sự thật thì nó lại hơi phũ phàng, giống như vả vào niềm tin của tôi vậy. Giống như một bộ phim có 40 tập, thì trong 39 tập đầu nhân vật chính diện sẽ bị hãm hại vật lộn cho tơi bời khói lửa. Còn kẻ xấu xa thì cho đến tận tập 40 mới bị trừng phạt. Nói tóm lại thì nhân quả luôn là một chân lý, nhưng nó chỉ đến vào giây phút cuối cùng. Tuy vậy thì có vẫn hơn không, nó chỉ đến muộn chứ không phải không đến.
Đứng trước cánh cửa phòng lại chẳng biết bản thân có nên vào hay không. Đối mặt với người đàn ông ấy không có cảm giác ngột ngạt, nhưng cũng chẳng thể nào vui vẻ được. Tôi giống như bị vướng vào một đống tơ vò, nếu đứng yên thì còn có thể thoải mái, còn càng cố vùng vẫy thì càng bị siết chặt.
Khẽ đẩy cánh cửa bước vào bên trong, hôm nay anh ta không dùng máy tính nữa mà thư thả ngồi đọc sách, có lẽ công việc cũng đã hết bận rộn. Muốn nói chuyện gì đó nhưng sợ làm phiền nên lại thôi. Tôi ngồi xuống ghế rồi lấy điện thoại ra lướt facebook, mắt còn chưa nhìn được chữ nào ở trong điện thoại thì anh ta nói chuyện với tôi.
- ngày mai đi rồi, cô có muốn mua gì không?
- mẹ tôi bảo không cần gì cả. Mà mấy chuyện lặt vặt này anh cũng để ý sao? Có phải anh thích tôi rồi không nên mới quan tâm đến tôi như vậy.
- cô nghĩ sao?
Vốn dĩ chỉ định nói đùa một chút cho không khí bớt nhạt nhẽo. Nhưng điệu bộ kia của anh ta khiến cho tôi cảm thấy không nói vẫn tốt hơn. Sau lần này tôi nhất định sẽ rút kinh nghiệm, cách duy nhất để vui vẻ đó chính là không nói chuyện với anh ta.
Bộ trang sức mà mẹ anh ta để lại tôi đã tháo ra và cất trong hộp từ hôm qua. Cũng muốn đeo lắm nhưng sợ mẹ chồng ngứa mắt, lại gây khó dễ thì khổ. Cũng may là anh ta không nói gì. Tôi đang định tìm một bộ phim nào đó để xem thì lại nghe tiếng anh ta.
- tôi có mua một chiếc nhẫn để trong ngăn kéo, coi như là món quà cho sự hợp tác của chúng ta.
Người có tiền đúng là tư duy khác người, tặng quà cho đối tác mua hẳn nhẫn kim cương. Xem ra phận đối tác như tôi lại phải cố gắng hơn rồi, phải nhanh chóng có em bé cho anh ta.
Đeo chiếc nhẫn vào tay rồi tôi đi đến chỗ anh ta, cởi hờ vài nút áo trên cùng để lộ bầu ngực tròn chĩnh, lả lơi có nghiêm túc có, tôi đặt thẳng vấn đề.
- chúng ta thực hiện hợp đồng đi.
Anh ta nhìn tôi rồi nhíu mày.
- hợp đồng gì?
- sinh em bé.
- con thất học, mồ côi từ bé nên chẳng được giỏi giang giàu có. Nhưng bù lại con ham học hỏi, hy vọng thời gian tới sẽ được mẹ bảo ban.
Nghe tôi nói vậy thì bà ấy bĩu môi thêm một phát.
- tôi nào có dám dạy bảo gì cô, không chừng lại mang tiếng ác, người ta lại bảo tôi cậy làm mẹ chồng bắt nạt con dâu.
Hai cái chữ "người ta" này sao nghe nó chua thế nhỉ. Mà "người ta" ở đây chắc chắn là Lâm rồi. Dù biết mười mươi như vậy nhưng tôi vẫn giả ngu.
- ấy chết, phận làm con cái được bố mẹ bảo ban ấy chính là niềm hạnh phúc. Kẻ nào ăn nói linh tinh con nhất định sẽ nói với anh Lâm xử lý. Tuyệt đối sẽ không để bọn xấu xa lợi dụng cơ hội chia rẽ tình cảm.
- gớm, cô mà cũng biết điều ấy cơ à. Tôi có lòng tốt nên mới nói cho cô biết. Đừng có tin tưởng quá, không có ngày rồi cũng sẽ bị đuổi đi thôi.
Lại là cái chữ bị đuổi này, nghe sao nó lại ngang tai đến mức ấy không biết. Đang định nói thêm với mẹ chồng vài câu thì cô giúp việc đi ra mời vào ăn sáng. Nói không phải gì đâu chứ ăn uống ở cái ngôi nhà này thà không ăn còn hơn. Người nào người nấy mỗi bữa chỉ ăn tầm vài chục hạt cơm, xong ăn cái gì cũng nhỏ nhẹ. Đối với họ đó là thưởng thức đồ ăn, là tao nhã, nhưng đối với tôi thì chẳng khác nào cực hình. Chỉ có điều suốt thời gian qua đã được đào tạo, nên tôi cố gắng thu hẹp lại cái bao tử của mình. Nếu không hai con người kia chắc chắn sẽ lại lợi dụng cơ hội mà nói tôi nghèo đói nên mới ăn uống phàm phu tục tử.
Mẹ chồng đi trước, tôi lẽo đẽo đi đằng sau. Cậu chủ của nhà này đã thức giấc, cái mặt hầm hầm như thế kia chắc ăn sáng sẽ ngon miệng lắm. Tôi cố gắng để bản thân không đỏ mặt, không xấu hổ gì hết. Trước sau gì mà chẳng có những giây phút gần gũi, nếu không thì tôi mang thai con của anh ta thấy quái nào được. Chẳng lẽ anh ta lại lôi tôi tới bệnh viện rồi thụ tinh nhân tạo. Cũng không biết chừng, mấy người có tiền thường nghĩ ra nhiều thứ lắm.
Vào đến trong nhà tôi gặp bố chồng thì lễ phép chào hỏi, ông ấy cũng gật đầu. Cũng may là bố chồng ít nói với lại không có ác cảm gì với tôi. Chứ được cả đôi thì chắc tôi chết.
Tôi ngồi xuống bên cạnh Lâm, mẹ chồng với em chồng ngồi đối diện, còn bố chồng thì ngồi ở đầu bàn. Một bữa sáng thôi mà họ làm đến cả vài chục món, tôi cũng chẳng hiểu lúc ăn không hết thì họ xử lý như thế nào, lãng phí đến thế là cùng.
Ở bên nhà Lâm thì những món ăn đắt tiền các cô giúp việc sẽ ăn, hầu như anh ta ăn rất ít, có món còn chẳng thèm động. Mặc dù là đồ ăn thừa thật nhưng rất sạch sẽ. Còn rau hoặc những thứ không thể để được thì sẽ cho vào một chiếc xô để ngay ở cổng, sẽ có người đến lấy về cho lợn. Ở đây không biết có giống như vậy không, tôi cũng chẳng dám thắc mắc.
Không khí xung quanh yên lặng như tờ, một tiếng động nhẹ cũng không có. Cuộc sống giàu sang mà u ám như thế này thì không biết giàu để làm gì.
Im lặng được tầm 5 phút thì nghe thấy tiếng bố Lâm.
- hai đứa đi tuần trăng mật về thì sẽ chính thức để Lâm nhận chức chủ tịch. Con có ý kiến gì không?
- con không có ý kiến gì cả.
Lâm vừa nói xong câu ấy thì mẹ chồng đã vội vã tiếp lời.
- Thế còn con bé Linh thì sao? Ông tính bao giờ cho con bé tới công ty làm việc?
- sau khi hai đứa đi tuần trăng mật về thì con bé có thể đến công ty làm luôn.
- vậy ông kính để con bé ngồi vào vị trí giám đốc hay là...
- Bà có bị làm sao không vậy? Nó vừa với về nước biết tình hình gì của công ty mà đòi làm giám đốc. Phải đi lên từ vị trí nhỏ nhất chứ, như thế mới không bị người ta nói ra nói vào.
Mẹ chồng bỏ đũa xuống, buông một tiếng thở dài nghe não hết cả ruột.
- cái gia đình này có truyền thống trọng nam khinh nữ hay sao ấy. Con trai thì đưa một phát lên mây, còn con gái thì để đẩy một phát xuống dưới vực. Cái số của tôi đúng là khổ mà, không sinh được con trai nên cả mẹ cả con đều khổ.
- bà nói vớ vẩn linh tinh cái gì vậy? Thằng Lâm là nó tiếp quản vị trí của tôi, nó không ngồi vào vị trí ấy chẳng lẽ để cho người ngoài ngồi à. Còn cái Linh vừa mới về nước xong, đã biết gì về công ty đâu. Có năng lực thì muốn làm chức vụ gì sau này không làm được.
- thôi ông không phải nói nữa, cũng không phải giải thích làm gì. Tôi biết cái thân phận của tôi rồi. Có cố gắng thế nào cũng chỉ là thân phận vợ hai, không bao giờ có cái quyền hành gì hết.
Cãi nhau như ồn ào như vậy, thế nhưng khi tôi nhìn sang phía Lâm thì anh ta vẫn bình thản ăn uống, dường như anh ta chẳng thèm bận tâm đến những điều đang xảy ra.
Trong lúc hai vị phụ huynh còn đang bận dỗi hờn thì anh ta buông đũa xuống rồi đứng dậy.
- con ăn xong rồi.
Nói xong cậu ấy lập tức đi thẳng lên trên phòng, một cái ngoái đầu nhìn lại cũng không có. Mẹ chồng tôi nhân cơ hội ấy lập tức nói với bố chồng tôi.
- đấy ông nhìn thằng con trai Quý tử của ông đi, xem nó có coi tôi ra gì không? Rõ ràng là nó chưa bao giờ coi tôi là mẹ, dù cho tôi có cố gắng yêu thương nó đến như thế nào.
Nghe bà ấy nói câu ấy mà suýt chút nữa tôi bị sặc miếng canh ở trong miệng. Yêu thương cái con khỉ gì cơ chứ. Không xóa được tên Lâm ra khỏi sổ hộ khẩu thì phải chịu chứ mà xóa được thì bà ta chả xóa tự cái năm nào rồi. Con người đúng là lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, nói mà không sợ nghiệp nó quật vào mồm.
Cũng may là bố chồng tôi không thèm nói gì, ông ấy đứng dậy rồi đi về phòng sách. Tôi thực sự không biết những năm tháng qua Lâm đã sống như thế nào, cũng chẳng biết tình cảm giữa hai bố con ra sao. Nhưng tôi có thể nhìn thấy được tình yêu thương ở trong đôi mắt của ông ấy mỗi khi nhìn Lâm, thậm chí ở trong đôi mắt ấy còn có cả sự day dứt nữa. Nhưng tại sao ánh mắt của Lâm khi nhìn ông ấy lại lạnh lẽo đến vậy, tôi có cảm giác nó còn vô cảm hơn cả ánh mắt dành cho tôi nữa.
Tôi thực sự không có thời gian để suy nghĩ lan man, vì mẹ chồng và em chồng đã lập tức kiếm chuyện cho tôi làm. Mẹ chồng vẫn đang tức bố chồng lắm nên muốn tìm cơ hội để hành hạ tôi cho bõ tức đây mà. Bà ấy bảo với tôi.
- cô đi khắp xung quanh ngôi nhà này xem có chỗ nào chưa quét dọn hoặc là hỏng hóc gì không. Xem có cái cây nào nó bị sâu hay bị bệnh không. Sau đấy về báo lại với tôi để tôi còn cho người xử lý.
Mấy cái việc này chẳng phải đã có người làm lo hết hay sao, làm gì đến lượt tôi phải lo cơ chứ. Muốn làm khó thì cứ nói thẳng ra, mang tiếng phu nhân thanh thoát mà đầu óc còn hèn hạ hơn cả những đứa tầng lớp thấp như tôi. Giả tạo thấy mà muốn ghét. Mặc dù như vậy nhưng tôi vẫn lễ phép thưa gửi.
- Dạ thưa mẹ con cũng muốn làm theo lời mẹ chỉ lắm ạ. Nhưng mà khổ một cái anh Lâm lại bảo muốn con giúp một chút về công việc của anh ấy. Con lại lỡ hứa là sẽ lên luôn rồi. Thôi để lúc khác nha mẹ.
Tôi nói tử tế như thế mà em chồng tôi nó nói giống như muốn bổ vào mặt tôi.
- dốt nát như chị thì giúp đỡ được cái gì cho ai. Lười thì nói mẹ cho rồi đi, còn thích văn vở à?
Con nhà đại gia cho hẳn sang nước ngoài để giáo dục mà ăn nói như phường chợ búa. Mấy cái kiến thức văn minh bên tây chắc tiếp nhận không nổi, nhồi nhét vào đầu toàn mấy thứ vớ vẩn của dân xã hội không à. Mày lại muốn chọc vào máu chó của chị mày đúng không? Nói đến chửi nhau thì thực sự chị mày không có thiếu văn, chẳng qua đây không phải là chỗ để thể hiện thôi.
Tôi đứng dậy rồi xin phép mẹ chồng.
- con xin phép mẹ con đi lên trên phòng ạ.
Nói cậu ấy rồi tôi quay lưng đi luôn, ở phía sau vẫn nghe tiếng em chồng gào lên.
- chị coi lời nói của tôi không ra gì đúng không? Chị cứ đợi đấy.
Kịch hay còn dài, đợi thì đợi chứ sợ gì ai đâu. Cái cuộc sống Nghiệt Ngã này có gì còn chưa trải qua, nói về mưu mô thủ đoạn thì chắc gì đã bằng tôi cơ chứ. Chỉ có điều những thứ ấy Tôi chẳng bao giờ sử dụng để hại ai cả. Tôi vẫn luôn tin rằng trên đời này có nhân quả, gieo điều ác thì chắc chắn sẽ chẳng bao giờ gặt hái được những thứ tốt đẹp. Mặc dù sự thật thì nó lại hơi phũ phàng, giống như vả vào niềm tin của tôi vậy. Giống như một bộ phim có 40 tập, thì trong 39 tập đầu nhân vật chính diện sẽ bị hãm hại vật lộn cho tơi bời khói lửa. Còn kẻ xấu xa thì cho đến tận tập 40 mới bị trừng phạt. Nói tóm lại thì nhân quả luôn là một chân lý, nhưng nó chỉ đến vào giây phút cuối cùng. Tuy vậy thì có vẫn hơn không, nó chỉ đến muộn chứ không phải không đến.
Đứng trước cánh cửa phòng lại chẳng biết bản thân có nên vào hay không. Đối mặt với người đàn ông ấy không có cảm giác ngột ngạt, nhưng cũng chẳng thể nào vui vẻ được. Tôi giống như bị vướng vào một đống tơ vò, nếu đứng yên thì còn có thể thoải mái, còn càng cố vùng vẫy thì càng bị siết chặt.
Khẽ đẩy cánh cửa bước vào bên trong, hôm nay anh ta không dùng máy tính nữa mà thư thả ngồi đọc sách, có lẽ công việc cũng đã hết bận rộn. Muốn nói chuyện gì đó nhưng sợ làm phiền nên lại thôi. Tôi ngồi xuống ghế rồi lấy điện thoại ra lướt facebook, mắt còn chưa nhìn được chữ nào ở trong điện thoại thì anh ta nói chuyện với tôi.
- ngày mai đi rồi, cô có muốn mua gì không?
- mẹ tôi bảo không cần gì cả. Mà mấy chuyện lặt vặt này anh cũng để ý sao? Có phải anh thích tôi rồi không nên mới quan tâm đến tôi như vậy.
- cô nghĩ sao?
Vốn dĩ chỉ định nói đùa một chút cho không khí bớt nhạt nhẽo. Nhưng điệu bộ kia của anh ta khiến cho tôi cảm thấy không nói vẫn tốt hơn. Sau lần này tôi nhất định sẽ rút kinh nghiệm, cách duy nhất để vui vẻ đó chính là không nói chuyện với anh ta.
Bộ trang sức mà mẹ anh ta để lại tôi đã tháo ra và cất trong hộp từ hôm qua. Cũng muốn đeo lắm nhưng sợ mẹ chồng ngứa mắt, lại gây khó dễ thì khổ. Cũng may là anh ta không nói gì. Tôi đang định tìm một bộ phim nào đó để xem thì lại nghe tiếng anh ta.
- tôi có mua một chiếc nhẫn để trong ngăn kéo, coi như là món quà cho sự hợp tác của chúng ta.
Người có tiền đúng là tư duy khác người, tặng quà cho đối tác mua hẳn nhẫn kim cương. Xem ra phận đối tác như tôi lại phải cố gắng hơn rồi, phải nhanh chóng có em bé cho anh ta.
Đeo chiếc nhẫn vào tay rồi tôi đi đến chỗ anh ta, cởi hờ vài nút áo trên cùng để lộ bầu ngực tròn chĩnh, lả lơi có nghiêm túc có, tôi đặt thẳng vấn đề.
- chúng ta thực hiện hợp đồng đi.
Anh ta nhìn tôi rồi nhíu mày.
- hợp đồng gì?
- sinh em bé.
/50
|