*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Thứ Bảy là ngày Lễ Chúa Cứu Thế truyền thống nhất ở Ý. Vào thế kỷ 16, dịch hạch hoành hành cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người địa phương. Tai kiếp qua đi, mọi người vững tin rằng chính Chúa Jesus hiển linh đã cứu vớt họ, kể từ đó, hàng năm toàn dân sẽ mừng lễ vào cuối tuần thứ ba của tháng bảy. Không có cây câu nào bắc giữa đảo chính Zattere và đảo Giudecca nơi đặt nhà thờ Chúa Cứu Thế, thuở xưa chưa có cầu phao như ngày nay, những người lái thuyền cập sát nhau cho Đức Cha bước lên thuyền.
Edwin đã giới thiệu về ngày hội này cho Giang Miểu từ lâu. Lễ mừng bắt đầu vào 7 giờ tối, Giang Ed hẹn nhau 5 giờ tại một nhà hàng nhỏ gần quảng trường San Marco. Gần giờ hẹn, Edwin nhận được tin nhắn của Giang Miểu báo mình đến trễ nửa tiếng. Giang Miểu nhắn liên tục bốn tin xin lỗi, Edwin đáp không sao, chỉ dặn cô lễ lạt đông người, cẩn thận trên đường.
5 giờ 20 phút, Giang Miểu xách túi lật đật chạy tới, trong túi lộ ra ít sợi len, Edwin nhìn cái là biết ắt cô đã đi “Săn kho báu” trong thành phố. Kể từ lần cuối khám phá ra vài studio, Giang Miểu đắm chìm trong việc truy tìm các nghệ sĩ và nhà thiết kế độc lập. Trước đó, cô đã không ngớt tung lời có cánh cho hai nhà điêu khắc và nghệ nhân dệt địa phương. Cô “xin lỗi” lia lịa, Edwin khép sách, rót nước cho cô.
“Dì L siêu ngầu! Kẻ mắt màu trắng, phấn mắt màu xanh lam, nhìn này!” Giang Miểu chìa ảnh chụp trên di động cho cậu xem, “Cô ấy làm đó, đẹp quá trời luôn!”
“Đặc biệt phết.” Cậu tán thành.
“Hàng dệt đó, cậu tin được không, đây là chất liệu nè.” Cô lấy cả một quả bóng len khỏi túi, “L còn dạy tôi vài kỹ thuật, cô ấy đáng yêu quá trời quá đất.”
Cậu chạm vào vật liệu, kinh ngạc thốt: “Tuyệt thật đấy! Tôi tưởng cái khác cơ, như da thú, tóc nhân tạo các kiểu.”
“Đây, thực đơn nè.”
“Cảm ơn.” Giang Miểu tiếp nhận, “Xin hứa lần sau tôi sẽ để ý thời gian.”
“Không sao đâu, thật đó.”
“Cảm ơn.”
Hiển nhiên quảng trường đông nghịt người, vẻ mặt ai nấy khấp khởi ngó nghiêng ngóng cây-cầu-nổi chẳng thể nhìn thấy. Edwin vòng tay che chở Giang Miểu, e phát sinh giẫm đạp, cậu nắm tay cô vòng ra ngoài đám đông, hướng về “Căn cứ”. Edwin thả hai chiếc kayak xuống, cậu biết Giang Miểu khoái đẹp, nhưng không phải chưa từng xảy ra sự cố, phớt lờ cái trừng mắt của Giang Miểu, cậu tròng áo phao cho cô. Edwin lên thuyền trước để ổn định thăng bằng, đoạn chìa tay cho Giang Miểu, bông đùa:
“Lần này không để em té nữa đâu.”
Giang Miểu cãi bướng, quạu quọ tiếp lời: “Tôi cóc sợ nhá, tôi biết bơi đó!” Song tay cô lại chặt chẽ níu lấy cậu.
Lẽ dĩ nhiên một mình Edwin chèo thuyền, Giang Miểu lười chảy thây, lại thêm khó ở vì bị bắt mặc áo phao, đa phần toàn cố tình gây hấn, Edwin vờ chịu trận mặc cô giở quẻ, không quên giúp cô chắn những góc nhọn dễ va chạm. Đến trung tâm, kha khá con thuyền đã dừng chân, dẫu đông đúc nhưng vẫn luôn kém xôm hơn đất liền. Bọn họ vốn chẳng muốn làm “người giật tem”, tìm chỗ neo lại, hàn huyên cùng những người xung quanh, lẳng lặng chờ pháo hoa lúc 10 giờ rưỡi.
Giang Miểu hỏi cậu có đức tin không, cậu bảo mình có tìm hiểu nhưng không chính thức tin vào tôn giáo nào.
Giang Miểu tiếp lời, cô chia sẻ câu chuyện của một Giáo sư vô thần đã dạy môn tín ngưỡng tôn gíao trong thời gian lưu trú.
……
Bên tai vang lên tiếng xé rách màn trời đầu tiên, nối tiếp là tiếng thứ hai, ba, bốn, năm, sáu pháo hoa nổ rộ giữa không trung theo những nhịp điệu bất đồng, tàn lửa “rào rào” bung xuống, có người duỗi tay ra, thảng như nó có thể rơi vào lòng bàn tay họ. Sắc trời tối mịt, pháo hoa in lên mặt nước, chẳng phân được đâu là ảo, đâu là thực. Giang Miểu nằm trên đùi cậu ngắm pháo hoa, Edwin sờ mái tóc suôn mượt như sa tanh, cô ngưỡng mặt xem pháo hoa, sắc mặt hờ hững. Edwin cúi đầu hôn cô, cô không đẩy ra.
Quả thực Edwin không tin quỷ thần, song lúc này đây cậu tự nhủ:
“Bất kể thần linh nào, Chúa Cứu Thế, Bồ Tát, ma quỷ, tạ ơn ân trên đã gửi cô ấy đến bên tôi.”
Chú thích:
— Lễ Chúa Cứu Thế: The Redentore Feast, có thật
— Kayak: thuyền nhựa, được chia thành chèo đơn hoặc chèo đôi
Thứ Bảy là ngày Lễ Chúa Cứu Thế truyền thống nhất ở Ý. Vào thế kỷ 16, dịch hạch hoành hành cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người địa phương. Tai kiếp qua đi, mọi người vững tin rằng chính Chúa Jesus hiển linh đã cứu vớt họ, kể từ đó, hàng năm toàn dân sẽ mừng lễ vào cuối tuần thứ ba của tháng bảy. Không có cây câu nào bắc giữa đảo chính Zattere và đảo Giudecca nơi đặt nhà thờ Chúa Cứu Thế, thuở xưa chưa có cầu phao như ngày nay, những người lái thuyền cập sát nhau cho Đức Cha bước lên thuyền.
Edwin đã giới thiệu về ngày hội này cho Giang Miểu từ lâu. Lễ mừng bắt đầu vào 7 giờ tối, Giang Ed hẹn nhau 5 giờ tại một nhà hàng nhỏ gần quảng trường San Marco. Gần giờ hẹn, Edwin nhận được tin nhắn của Giang Miểu báo mình đến trễ nửa tiếng. Giang Miểu nhắn liên tục bốn tin xin lỗi, Edwin đáp không sao, chỉ dặn cô lễ lạt đông người, cẩn thận trên đường.
5 giờ 20 phút, Giang Miểu xách túi lật đật chạy tới, trong túi lộ ra ít sợi len, Edwin nhìn cái là biết ắt cô đã đi “Săn kho báu” trong thành phố. Kể từ lần cuối khám phá ra vài studio, Giang Miểu đắm chìm trong việc truy tìm các nghệ sĩ và nhà thiết kế độc lập. Trước đó, cô đã không ngớt tung lời có cánh cho hai nhà điêu khắc và nghệ nhân dệt địa phương. Cô “xin lỗi” lia lịa, Edwin khép sách, rót nước cho cô.
“Dì L siêu ngầu! Kẻ mắt màu trắng, phấn mắt màu xanh lam, nhìn này!” Giang Miểu chìa ảnh chụp trên di động cho cậu xem, “Cô ấy làm đó, đẹp quá trời luôn!”
“Đặc biệt phết.” Cậu tán thành.
“Hàng dệt đó, cậu tin được không, đây là chất liệu nè.” Cô lấy cả một quả bóng len khỏi túi, “L còn dạy tôi vài kỹ thuật, cô ấy đáng yêu quá trời quá đất.”
Cậu chạm vào vật liệu, kinh ngạc thốt: “Tuyệt thật đấy! Tôi tưởng cái khác cơ, như da thú, tóc nhân tạo các kiểu.”
“Đây, thực đơn nè.”
“Cảm ơn.” Giang Miểu tiếp nhận, “Xin hứa lần sau tôi sẽ để ý thời gian.”
“Không sao đâu, thật đó.”
“Cảm ơn.”
Hiển nhiên quảng trường đông nghịt người, vẻ mặt ai nấy khấp khởi ngó nghiêng ngóng cây-cầu-nổi chẳng thể nhìn thấy. Edwin vòng tay che chở Giang Miểu, e phát sinh giẫm đạp, cậu nắm tay cô vòng ra ngoài đám đông, hướng về “Căn cứ”. Edwin thả hai chiếc kayak xuống, cậu biết Giang Miểu khoái đẹp, nhưng không phải chưa từng xảy ra sự cố, phớt lờ cái trừng mắt của Giang Miểu, cậu tròng áo phao cho cô. Edwin lên thuyền trước để ổn định thăng bằng, đoạn chìa tay cho Giang Miểu, bông đùa:
“Lần này không để em té nữa đâu.”
Giang Miểu cãi bướng, quạu quọ tiếp lời: “Tôi cóc sợ nhá, tôi biết bơi đó!” Song tay cô lại chặt chẽ níu lấy cậu.
Lẽ dĩ nhiên một mình Edwin chèo thuyền, Giang Miểu lười chảy thây, lại thêm khó ở vì bị bắt mặc áo phao, đa phần toàn cố tình gây hấn, Edwin vờ chịu trận mặc cô giở quẻ, không quên giúp cô chắn những góc nhọn dễ va chạm. Đến trung tâm, kha khá con thuyền đã dừng chân, dẫu đông đúc nhưng vẫn luôn kém xôm hơn đất liền. Bọn họ vốn chẳng muốn làm “người giật tem”, tìm chỗ neo lại, hàn huyên cùng những người xung quanh, lẳng lặng chờ pháo hoa lúc 10 giờ rưỡi.
Giang Miểu hỏi cậu có đức tin không, cậu bảo mình có tìm hiểu nhưng không chính thức tin vào tôn giáo nào.
Giang Miểu tiếp lời, cô chia sẻ câu chuyện của một Giáo sư vô thần đã dạy môn tín ngưỡng tôn gíao trong thời gian lưu trú.
……
Bên tai vang lên tiếng xé rách màn trời đầu tiên, nối tiếp là tiếng thứ hai, ba, bốn, năm, sáu pháo hoa nổ rộ giữa không trung theo những nhịp điệu bất đồng, tàn lửa “rào rào” bung xuống, có người duỗi tay ra, thảng như nó có thể rơi vào lòng bàn tay họ. Sắc trời tối mịt, pháo hoa in lên mặt nước, chẳng phân được đâu là ảo, đâu là thực. Giang Miểu nằm trên đùi cậu ngắm pháo hoa, Edwin sờ mái tóc suôn mượt như sa tanh, cô ngưỡng mặt xem pháo hoa, sắc mặt hờ hững. Edwin cúi đầu hôn cô, cô không đẩy ra.
Quả thực Edwin không tin quỷ thần, song lúc này đây cậu tự nhủ:
“Bất kể thần linh nào, Chúa Cứu Thế, Bồ Tát, ma quỷ, tạ ơn ân trên đã gửi cô ấy đến bên tôi.”
Chú thích:
— Lễ Chúa Cứu Thế: The Redentore Feast, có thật
— Kayak: thuyền nhựa, được chia thành chèo đơn hoặc chèo đôi
/42
|