Ngày 11 tháng 2 năm 2016, trời mưa.
Mưa hắt vào mặt tôi qua khung cửa sổ, lạnh thấu xương. Nhiệt độ mấy hôm nay thay đổi nhanh thật, lúc chiều còn nắng ấm mà giờ cái rét làm tôi khẽ run lên. Bóng tối lan dần trên mảnh đất Hà Nội, cuộn vào lòng tôi sự lạnh lẽo mà bản thân vẫn cố vùi mình trong đó.
Tôi tự pha cho mình một cốc cà phê đen. Hương thơm ấy làm cho đầu óc tôi tỉnh táo hơn, yên bình hơn.
Mưa lặng lẽ rơi trong màn đêm đen đặc, nhẹ nhàng.
Bước chân tôi dưới mưa nghe không quá rõ. Hương vị cà phê vẫn thoang thoảng từ hơi thở của tôi. Hình như lâu lắm rồi tôi mới đứng dưới mưa như thế này, nhìn thành phố Hà Nội về đêm chìm trong màn mưa bụi.
Cũng dưới mưa, chúng tôi quen nhau – hai đứa trẻ cùng làng. Cũng dưới mưa, tôi đeo chiếc nhẫn cho Thanh – minh chứng của tình yêu đôi lứa. Cũng dưới mưa, Thanh khóc không thành tiếng khi chúng tôi mất đi đứa con,… Và cũng dưới mưa, tôi trở mình thành một kẻ xa lạ, khác hẳn Lê Đức Hiên trước đây.
Tôi thích Thanh từ khi chúng tôi còn học cấp Hai, Thanh kém tôi hai tuổi. Có lẽ đám nam sinh chúng tôi đều nể phục ý chí kiên cường của Thanh, cô ấy không bao giờ khóc, không bao giờ rơi một giọt nước mắt trước mặt chúng tôi, cho dù có bị trêu chọc như thế nào. Mà lũ con trai chúng tôi khi đó có đôi lúc vẫn khóc, vẫn sợ sệt thầy cô.
Thanh không thích hoa như những cô gái khác, nếu có ai đó tặng hoa cho cô, cô không bao giờ nhận. Khi đó chúng tôi nói với nhau Thanh là con trai chứ không phải con gái.
Thanh không thích hoa bởi lẽ tuổi thơ cô trải qua trong sự dằn vặt tâm hồn. Thanh từng kể với tôi:
“Em đã từng rất hận mẹ, hận bà bỏ bố em đi theo người đàn ông khác. Em ghét nhất là thiếu chung thuỷ, nhưng khi em biết mẹ ra đi chỉ để bố bớt đau khổ, em mới thấy thương bà. Anh Hiên, bố và mẹ em kết hôn nhưng không có tình yêu. Đến một ngày bà biết bố tìm được người phụ nữ ông mến thực sự, bà thà mang tiếng xấu để bố được hạnh phúc. Em có thể hận bà sao?”
“Em nói tiếp đi!”
Thanh lại chìm trong kí ức:
“Em ghét hoa, đặc biệt là hoa dã quỳ. Khi em biết chuyện của bố mẹ, em từ hận chuyển sang thương mẹ. Ngày sinh nhật mẹ, em hái tặng mẹ một bó hoa dã quỳ vàng tươi, nhưng không hiểu sao đêm đó mẹ để lại một bức thư rồi bỏ đi.”
Tôi không dám động tới di vật của Thanh nữa, nhưng đối với từng chuyện của Thanh, tôi luôn nhớ rõ, đặc biệt chuyện về lá thư tuyệt mệnh.
Ngày 21 tháng 9 năm 1998.
Thanh ơi, mẹ có lỗi với con, có lỗi với con rất nhiều. Mẹ đã từng định vứt bỏ con, không phải vì mẹ không thương con mà vì con là con của hắn. Mẹ không muốn con biết nhiều hơn về quá khứ của mẹ để con thêm u buồn. Con chỉ cần biết mẹ rất ghét hoa, đặc biệt là hoa dã quỳ. Vì thế con đừng bao giờ để hoa trước mộ mẹ.
Con yêu, trong chuyện này con không hề có lỗi. Con đã cho mẹ một ngày sinh nhật đáng nhớ nhất trong đời, bởi con cho mẹ tình thân, cho mẹ hạnh phúc. Nhưng Thanh – con yêu, mẹ quá tuyệt vọng rồi, mẹ không biết phải đối mặt với cuộc sống này như thế nào nữa. Con hãy sống cùng ngoại, bà sẽ chăm lo cho con, nhà mình không thiếu thốn quá đâu. Con hãy vững tin bước tiếp trên đường đời, đừng yếu đuối như mẹ, con nhé!
Mẹ Thanh ra đi khi Thanh mới 9 tuổi. Từ đó, tuổi thơ cô ấy trôi đi trong im lặng, trong sự hối hận về hành động của chính mình.
“Anh Hiên, em làm cảnh sát bởi em không muốn trên đời có những cái chết oan khuất, cái chết không ai rõ nguyên nhân. Em cũng muốn giúp đỡ tất cả những người em có thể giúp, để họ vơi đi hận thù trong lòng, hướng tới tương lai. Và em lại càng mong xã hội sẽ yên bình hơn, đẹp hơn.” – Đó là mục đích, lý tưởng của Thanh.
Nhưng Thanh đi rồi, lý tưởng đó cũng tắt ngấm trong tôi rồi. Tôi yêu sự trầm mặc nhưng đầy khát vọng của Thanh, yêu sự mạnh mẽ như không bao giờ ngã quỵ của cô, yêu lý tưởng của cô. Còn gì nữa không nhỉ? Yêu, có cần quá nhiều lý do không?
Lúc nhỏ tôi không hề thích cảnh sát chút nào, tôi thích kinh doanh hơn. Nhưng yêu Thanh, tôi muốn đồng hành cùng cô ấy. Khi học được hai năm ở trường Đại học Bách Khoa, tôi hay tin Thanh có ý định thi vào Học viện Cảnh sát, tôi cũng nộp hồ sơ và ôn tập cho kỳ thi.
Tôi học không xuất sắc, nhưng điểm vào trường của con trai ít hơn con gái, tôi vừa hay đủ điểm vào khoa Điều tra hình sự - cùng khoa với Thanh. Là bạn bè cùng xã, chúng tôi thường xuyên nói chuyện, tôi yêu Thanh hơn, quyết tâm theo đuổi cô ấy. Tôi thường nhìn thấy trong ánh mắt Thanh nhiệt huyết của tuổi trẻ về công bằng, về chính nghĩa. Tôi cũng bắt đầu nuôi dưỡng lòng mình.
Yêu, chính là cùng em theo đuổi một ước mơ, vì em mà cùng nhau cố gắng.
Yêu, chính là ngày ngày nghe em nói cho anh nghe lý tưởng của mình.
Yêu, chính là ôm em khi em buồn, vui vẻ khi em vui.
Thanh ra đi, mục đích làm cảnh sát của tôi cũng lụi tàn rồi, một cách triệt để.
Tôi cố gắng kìm lòng mình không thốt lên câu “anh nhớ em”, vì tôi biết tôi không xứng để nói với Thanh như thế. Đường đã đi có thể vòng lại, nhưng tay đã nhuốm máu còn có thể quay lại được nữa không?
Có những khi tôi mơ màng thấy hối hận vì mình đã giết người. Nhưng mỗi khi chứng kiến những kẻ tàn ác vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật, cậy có tiền mà nhởn nhơ, sự căm tức trong tôi lại dấy lên, muốn kìm nén cũng không thể. Tôi biết ngay chính bản thân tôi cũng không tôn trọng luật pháp, nhưng cứ nghĩ đến bọn chúng, lòng tôi lại như sắp phát điên.
***
Mưa mỗi lúc thêm nặng hạt, làm ướt chiếc áo phông tôi mặc trên người, mái tóc rũ xuống, người ướt nhẹp. Tôi thoáng thấy một tên đàn ông cầm con dao nhọn trong tay, dao trong ánh đèn đường có một thứ ánh sáng làm người ta phải ghê sợ, nó dính máu. Đường không ồn ã người qua lại, những chiếc xe máy, xe ô tô ít ỏi lặng lẽ lướt qua. Tôi có chút do dự, nhưng cuối cùng vẫn tiến đến gần hắn. Bóng đêm cùng ánh đèn nhạt nhoà làm khuất bóng tôi, có lẽ hắn không nhìn thấy được.
Đằng sau người đàn ông đó có một cô gái nhỏ bé bị hai tên đàn ông khác giữ chặt, nhưng sắc mặt cô gái không hề hoảng sợ. Tôi nhìn thấy dáng dấp của Thanh trong con người ấy, kiên cường không chịu khuất phục bất cứ thứ gì. Nhưng chỉ là ánh mắt ấy có sự tối tăm không nói thành lời.
“Anh thả tôi ra!” – Cô gái lên tiếng, vẫn bình tĩnh.
Hắn vẫn không quay đầu lại, tiến về phía chiếc xe đỗ bên đường. Người đàn ông vào trong xe, hai người kia cũng ngay lập tức đưa cô gái vào.
Xe không khởi động, vẫn đứng im ở đó. Có chút lạ thường. Tôi tiến lại gần hơn, nấp ở sau một cây hoa sữa. Tiếng mưa rơi rả rích trong bóng đêm tạo nên âm thanh đượm buồn, đường phố vì mưa mà vắng tanh, lại thêm đã về khuya nên càng thiếu bóng người. Và nếu như có một dòng người lướt qua, họ vẫn sẽ vô tình nhìn cô gái như vậy. Bởi họ xem đó là trò chơi của giới trẻ hiện nay.
Tôi thoáng nghe thấy tiếng quần áo bị xé rách không chút thương tiếc, tàn bạo, thô lỗ. Chỉ một lúc sau lại nghe thấy tiếng hét chói tai của cô gái, tiếng hét đó làm lòng tôi dâng lên sự xót xa, cay đắng. Tôi biết chỉ bằng tôi sẽ không làm được gì, vì thế tôi lấy điện thoại gọi cho anh Mạnh.
“Anh Mạnh, ở gần Chợ Đồng Xuân có một vụ cưỡng hiếp, anh đến đi.”
Tiếng rên rỉ của cô gái mỗi lúc một yếu dần, thoáng nghe tiếng thở dốc của tên đàn ông. Tôi chỉ cách chiếc xe tầm hai, ba bước chân, nhưng may mắn được chiếc cây che khuất.
Vài phút sau xe cảnh sát đến, hai cảnh sát chưa kịp xuống xe thì chiếc xe đó đã tăng tốc phóng đi trên đường. Phát súng của anh Mạnh bắn thủng lốp xe. Nhanh! Chuẩn!
Mạnh đến cạnh tôi, nói:
“Cậu vẫn chính nghĩa mà không ngu ngốc.” – Anh mỉm cười.
Tôi cũng cười.
“Lâu rồi không cùng anh em đi chơi, tối nay đi nhé!”
“Em có việc bận rồi.” – Tôi nhẹ đáp lại.
“Hiên, đừng buồn vì việc của Thanh nữa.”
“Ừ.”
Xe cảnh sát lao đi, tôi xoay người chuẩn bị lên lầu.
Tôi nghe thấy tiếng bước chân vội vàng:
“Anh nghĩ là anh chính nghĩa lắm sao?” – Cô gái khi nãy hỏi tôi, tôi thấy có chút lạ.
“Cô không cùng cảnh sát về sở sao?” – Tôi hỏi.
“Đó là chị gái tôi, con đàn bà ngu ngốc. 26 tuổi rồi còn giữ thân cho ai?”
Chưa đợi tôi nói câu gì, cô ta lại tiếp lời:
“Còn anh, anh muốn hại anh ấy lắm à? Anh ấy chỉ vì yêu chị ta.” - Giọng cô ta oán hận.
Yêu, chính là cưỡng hiếp người phụ nữ mình yêu? Tình yêu cao cả quá nhỉ? Tôi vẫn cười, nụ cười lạnh tanh.
“Cô thích hắn ta?” – Tôi hỏi.
“Có sao không?” – Nói rồi cô ta xoay người bỏ đi.
Tại sao đến tuổi ấy mà còn ngây thơ tin vào cái gọi là tình yêu của một tên cầm thú cơ chứ? Tôi lên phòng, không bận tâm nữa.
***
Trong một chiếc hộp thuỷ tinh nhỏ có hai chiếc nhẫn màu bạc. Đó là nhẫn cưới của chúng tôi. Từ ngày Thanh ra đi, sau khi mang tro cốt của cô ấy về quê an táng, tôi không đeo chiếc nhẫn đó nữa. Không phải vì tình yêu lụi tàn, mà bởi vì khi đó tôi biết bàn tay tôi sẽ không còn xứng được đeo chiếc nhẫn kia. Vẻ ngoài mạnh mẽ, nhưng bên trong… tôi yếu đuối.
Ánh sáng lại tràn ngập khắp căn phòng, đem hương hoa bưởi nồng nàn trong nắng sớm lan toả khắp đó đây. Từ cửa sổ nhìn xuống, tôi lại thấy bóng dáng người con gái ấy - người con gái có đôi mắt u buồn – Hương Anh. Hôm nay cô mặc một bộ váy đen, vẻ u buồn càng hiện rõ trên mặt và đôi mắt của cô. Cô bước nhanh trong nắng sáng, như sợ, như trốn chạy một điều gì đó. Lòng tôi có chút ngẩn ngơ. Vì sao ư? Chính tôi cũng không hiểu nữa.
Bạn có từng yêu không?
Bạn có từng hận không?
Có ai đó có thể trả lời tôi, cảm giác muốn bảo vệ cô gái ấy là gì?
Ông trời đáng ghét kia, ông trả lời tôi đi, được không?
Mưa hắt vào mặt tôi qua khung cửa sổ, lạnh thấu xương. Nhiệt độ mấy hôm nay thay đổi nhanh thật, lúc chiều còn nắng ấm mà giờ cái rét làm tôi khẽ run lên. Bóng tối lan dần trên mảnh đất Hà Nội, cuộn vào lòng tôi sự lạnh lẽo mà bản thân vẫn cố vùi mình trong đó.
Tôi tự pha cho mình một cốc cà phê đen. Hương thơm ấy làm cho đầu óc tôi tỉnh táo hơn, yên bình hơn.
Mưa lặng lẽ rơi trong màn đêm đen đặc, nhẹ nhàng.
Bước chân tôi dưới mưa nghe không quá rõ. Hương vị cà phê vẫn thoang thoảng từ hơi thở của tôi. Hình như lâu lắm rồi tôi mới đứng dưới mưa như thế này, nhìn thành phố Hà Nội về đêm chìm trong màn mưa bụi.
Cũng dưới mưa, chúng tôi quen nhau – hai đứa trẻ cùng làng. Cũng dưới mưa, tôi đeo chiếc nhẫn cho Thanh – minh chứng của tình yêu đôi lứa. Cũng dưới mưa, Thanh khóc không thành tiếng khi chúng tôi mất đi đứa con,… Và cũng dưới mưa, tôi trở mình thành một kẻ xa lạ, khác hẳn Lê Đức Hiên trước đây.
Tôi thích Thanh từ khi chúng tôi còn học cấp Hai, Thanh kém tôi hai tuổi. Có lẽ đám nam sinh chúng tôi đều nể phục ý chí kiên cường của Thanh, cô ấy không bao giờ khóc, không bao giờ rơi một giọt nước mắt trước mặt chúng tôi, cho dù có bị trêu chọc như thế nào. Mà lũ con trai chúng tôi khi đó có đôi lúc vẫn khóc, vẫn sợ sệt thầy cô.
Thanh không thích hoa như những cô gái khác, nếu có ai đó tặng hoa cho cô, cô không bao giờ nhận. Khi đó chúng tôi nói với nhau Thanh là con trai chứ không phải con gái.
Thanh không thích hoa bởi lẽ tuổi thơ cô trải qua trong sự dằn vặt tâm hồn. Thanh từng kể với tôi:
“Em đã từng rất hận mẹ, hận bà bỏ bố em đi theo người đàn ông khác. Em ghét nhất là thiếu chung thuỷ, nhưng khi em biết mẹ ra đi chỉ để bố bớt đau khổ, em mới thấy thương bà. Anh Hiên, bố và mẹ em kết hôn nhưng không có tình yêu. Đến một ngày bà biết bố tìm được người phụ nữ ông mến thực sự, bà thà mang tiếng xấu để bố được hạnh phúc. Em có thể hận bà sao?”
“Em nói tiếp đi!”
Thanh lại chìm trong kí ức:
“Em ghét hoa, đặc biệt là hoa dã quỳ. Khi em biết chuyện của bố mẹ, em từ hận chuyển sang thương mẹ. Ngày sinh nhật mẹ, em hái tặng mẹ một bó hoa dã quỳ vàng tươi, nhưng không hiểu sao đêm đó mẹ để lại một bức thư rồi bỏ đi.”
Tôi không dám động tới di vật của Thanh nữa, nhưng đối với từng chuyện của Thanh, tôi luôn nhớ rõ, đặc biệt chuyện về lá thư tuyệt mệnh.
Ngày 21 tháng 9 năm 1998.
Thanh ơi, mẹ có lỗi với con, có lỗi với con rất nhiều. Mẹ đã từng định vứt bỏ con, không phải vì mẹ không thương con mà vì con là con của hắn. Mẹ không muốn con biết nhiều hơn về quá khứ của mẹ để con thêm u buồn. Con chỉ cần biết mẹ rất ghét hoa, đặc biệt là hoa dã quỳ. Vì thế con đừng bao giờ để hoa trước mộ mẹ.
Con yêu, trong chuyện này con không hề có lỗi. Con đã cho mẹ một ngày sinh nhật đáng nhớ nhất trong đời, bởi con cho mẹ tình thân, cho mẹ hạnh phúc. Nhưng Thanh – con yêu, mẹ quá tuyệt vọng rồi, mẹ không biết phải đối mặt với cuộc sống này như thế nào nữa. Con hãy sống cùng ngoại, bà sẽ chăm lo cho con, nhà mình không thiếu thốn quá đâu. Con hãy vững tin bước tiếp trên đường đời, đừng yếu đuối như mẹ, con nhé!
Mẹ Thanh ra đi khi Thanh mới 9 tuổi. Từ đó, tuổi thơ cô ấy trôi đi trong im lặng, trong sự hối hận về hành động của chính mình.
“Anh Hiên, em làm cảnh sát bởi em không muốn trên đời có những cái chết oan khuất, cái chết không ai rõ nguyên nhân. Em cũng muốn giúp đỡ tất cả những người em có thể giúp, để họ vơi đi hận thù trong lòng, hướng tới tương lai. Và em lại càng mong xã hội sẽ yên bình hơn, đẹp hơn.” – Đó là mục đích, lý tưởng của Thanh.
Nhưng Thanh đi rồi, lý tưởng đó cũng tắt ngấm trong tôi rồi. Tôi yêu sự trầm mặc nhưng đầy khát vọng của Thanh, yêu sự mạnh mẽ như không bao giờ ngã quỵ của cô, yêu lý tưởng của cô. Còn gì nữa không nhỉ? Yêu, có cần quá nhiều lý do không?
Lúc nhỏ tôi không hề thích cảnh sát chút nào, tôi thích kinh doanh hơn. Nhưng yêu Thanh, tôi muốn đồng hành cùng cô ấy. Khi học được hai năm ở trường Đại học Bách Khoa, tôi hay tin Thanh có ý định thi vào Học viện Cảnh sát, tôi cũng nộp hồ sơ và ôn tập cho kỳ thi.
Tôi học không xuất sắc, nhưng điểm vào trường của con trai ít hơn con gái, tôi vừa hay đủ điểm vào khoa Điều tra hình sự - cùng khoa với Thanh. Là bạn bè cùng xã, chúng tôi thường xuyên nói chuyện, tôi yêu Thanh hơn, quyết tâm theo đuổi cô ấy. Tôi thường nhìn thấy trong ánh mắt Thanh nhiệt huyết của tuổi trẻ về công bằng, về chính nghĩa. Tôi cũng bắt đầu nuôi dưỡng lòng mình.
Yêu, chính là cùng em theo đuổi một ước mơ, vì em mà cùng nhau cố gắng.
Yêu, chính là ngày ngày nghe em nói cho anh nghe lý tưởng của mình.
Yêu, chính là ôm em khi em buồn, vui vẻ khi em vui.
Thanh ra đi, mục đích làm cảnh sát của tôi cũng lụi tàn rồi, một cách triệt để.
Tôi cố gắng kìm lòng mình không thốt lên câu “anh nhớ em”, vì tôi biết tôi không xứng để nói với Thanh như thế. Đường đã đi có thể vòng lại, nhưng tay đã nhuốm máu còn có thể quay lại được nữa không?
Có những khi tôi mơ màng thấy hối hận vì mình đã giết người. Nhưng mỗi khi chứng kiến những kẻ tàn ác vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật, cậy có tiền mà nhởn nhơ, sự căm tức trong tôi lại dấy lên, muốn kìm nén cũng không thể. Tôi biết ngay chính bản thân tôi cũng không tôn trọng luật pháp, nhưng cứ nghĩ đến bọn chúng, lòng tôi lại như sắp phát điên.
***
Mưa mỗi lúc thêm nặng hạt, làm ướt chiếc áo phông tôi mặc trên người, mái tóc rũ xuống, người ướt nhẹp. Tôi thoáng thấy một tên đàn ông cầm con dao nhọn trong tay, dao trong ánh đèn đường có một thứ ánh sáng làm người ta phải ghê sợ, nó dính máu. Đường không ồn ã người qua lại, những chiếc xe máy, xe ô tô ít ỏi lặng lẽ lướt qua. Tôi có chút do dự, nhưng cuối cùng vẫn tiến đến gần hắn. Bóng đêm cùng ánh đèn nhạt nhoà làm khuất bóng tôi, có lẽ hắn không nhìn thấy được.
Đằng sau người đàn ông đó có một cô gái nhỏ bé bị hai tên đàn ông khác giữ chặt, nhưng sắc mặt cô gái không hề hoảng sợ. Tôi nhìn thấy dáng dấp của Thanh trong con người ấy, kiên cường không chịu khuất phục bất cứ thứ gì. Nhưng chỉ là ánh mắt ấy có sự tối tăm không nói thành lời.
“Anh thả tôi ra!” – Cô gái lên tiếng, vẫn bình tĩnh.
Hắn vẫn không quay đầu lại, tiến về phía chiếc xe đỗ bên đường. Người đàn ông vào trong xe, hai người kia cũng ngay lập tức đưa cô gái vào.
Xe không khởi động, vẫn đứng im ở đó. Có chút lạ thường. Tôi tiến lại gần hơn, nấp ở sau một cây hoa sữa. Tiếng mưa rơi rả rích trong bóng đêm tạo nên âm thanh đượm buồn, đường phố vì mưa mà vắng tanh, lại thêm đã về khuya nên càng thiếu bóng người. Và nếu như có một dòng người lướt qua, họ vẫn sẽ vô tình nhìn cô gái như vậy. Bởi họ xem đó là trò chơi của giới trẻ hiện nay.
Tôi thoáng nghe thấy tiếng quần áo bị xé rách không chút thương tiếc, tàn bạo, thô lỗ. Chỉ một lúc sau lại nghe thấy tiếng hét chói tai của cô gái, tiếng hét đó làm lòng tôi dâng lên sự xót xa, cay đắng. Tôi biết chỉ bằng tôi sẽ không làm được gì, vì thế tôi lấy điện thoại gọi cho anh Mạnh.
“Anh Mạnh, ở gần Chợ Đồng Xuân có một vụ cưỡng hiếp, anh đến đi.”
Tiếng rên rỉ của cô gái mỗi lúc một yếu dần, thoáng nghe tiếng thở dốc của tên đàn ông. Tôi chỉ cách chiếc xe tầm hai, ba bước chân, nhưng may mắn được chiếc cây che khuất.
Vài phút sau xe cảnh sát đến, hai cảnh sát chưa kịp xuống xe thì chiếc xe đó đã tăng tốc phóng đi trên đường. Phát súng của anh Mạnh bắn thủng lốp xe. Nhanh! Chuẩn!
Mạnh đến cạnh tôi, nói:
“Cậu vẫn chính nghĩa mà không ngu ngốc.” – Anh mỉm cười.
Tôi cũng cười.
“Lâu rồi không cùng anh em đi chơi, tối nay đi nhé!”
“Em có việc bận rồi.” – Tôi nhẹ đáp lại.
“Hiên, đừng buồn vì việc của Thanh nữa.”
“Ừ.”
Xe cảnh sát lao đi, tôi xoay người chuẩn bị lên lầu.
Tôi nghe thấy tiếng bước chân vội vàng:
“Anh nghĩ là anh chính nghĩa lắm sao?” – Cô gái khi nãy hỏi tôi, tôi thấy có chút lạ.
“Cô không cùng cảnh sát về sở sao?” – Tôi hỏi.
“Đó là chị gái tôi, con đàn bà ngu ngốc. 26 tuổi rồi còn giữ thân cho ai?”
Chưa đợi tôi nói câu gì, cô ta lại tiếp lời:
“Còn anh, anh muốn hại anh ấy lắm à? Anh ấy chỉ vì yêu chị ta.” - Giọng cô ta oán hận.
Yêu, chính là cưỡng hiếp người phụ nữ mình yêu? Tình yêu cao cả quá nhỉ? Tôi vẫn cười, nụ cười lạnh tanh.
“Cô thích hắn ta?” – Tôi hỏi.
“Có sao không?” – Nói rồi cô ta xoay người bỏ đi.
Tại sao đến tuổi ấy mà còn ngây thơ tin vào cái gọi là tình yêu của một tên cầm thú cơ chứ? Tôi lên phòng, không bận tâm nữa.
***
Trong một chiếc hộp thuỷ tinh nhỏ có hai chiếc nhẫn màu bạc. Đó là nhẫn cưới của chúng tôi. Từ ngày Thanh ra đi, sau khi mang tro cốt của cô ấy về quê an táng, tôi không đeo chiếc nhẫn đó nữa. Không phải vì tình yêu lụi tàn, mà bởi vì khi đó tôi biết bàn tay tôi sẽ không còn xứng được đeo chiếc nhẫn kia. Vẻ ngoài mạnh mẽ, nhưng bên trong… tôi yếu đuối.
Ánh sáng lại tràn ngập khắp căn phòng, đem hương hoa bưởi nồng nàn trong nắng sớm lan toả khắp đó đây. Từ cửa sổ nhìn xuống, tôi lại thấy bóng dáng người con gái ấy - người con gái có đôi mắt u buồn – Hương Anh. Hôm nay cô mặc một bộ váy đen, vẻ u buồn càng hiện rõ trên mặt và đôi mắt của cô. Cô bước nhanh trong nắng sáng, như sợ, như trốn chạy một điều gì đó. Lòng tôi có chút ngẩn ngơ. Vì sao ư? Chính tôi cũng không hiểu nữa.
Bạn có từng yêu không?
Bạn có từng hận không?
Có ai đó có thể trả lời tôi, cảm giác muốn bảo vệ cô gái ấy là gì?
Ông trời đáng ghét kia, ông trả lời tôi đi, được không?
/16
|