Mùa Hoa Thứ Hai Mươi Tư

Chương 15: Kinh mộng

/31


Ngày Thanh Minh cứ thế trôi qua trong lặng lẽ. Đến chiều, hai huynh đệ Thẩm Tuyên cùng Thẩm Hoành đều lần lượt cáo biệt, đưa thê tử quay về kinh thành.

Chiều tà phủ bóng hoàng hôn, chiếc xe ngựa chạy thong thả trên con đường nhỏ vắng lặng, cảnh vật dường như cũng vương sầu. Buổi sáng cả nhà đông đúc rộn ràng, thoáng chốc chỉ còn lại Miên Nhi cùng nghĩa phụ.

Tuy rằng Thẩm Bạch không để lộ vẻ buồn bã, Miên Nhi cũng tinh ý hiểu được người không mấy vui vẻ, lẳng lặng nhích lại gần, tựa đầu vào vai người, khẽ nói:

"Nghĩa phụ còn có Miên Nhi mà, Miên Nhi sẽ mãi ở bên nghĩa phụ."

Thẩm Bạch hơi ngẩn ra, rồi nhanh chóng mỉm cười, đưa tay xoa đầu nàng, nói:

"Cũng may mà có Miên Nhi, bằng không vi phụ đã là lão già cô độc rồi."

Miên Nhi le lưỡi, cãi lại:

"Nghĩa phụ không có già!"

Thẩm Bạch lắc lắc đầu, chỉ cười cười không nói gì.

Chiếc xe ngựa vẫn đều đều lăn bánh, tiếng sỏi đá kêu lạo xạo vang lên trong bóng chiều. Miên Nhi tựa vào lòng nghĩa phụ, ngủ thiếp đi lúc nào chẳng hay.

Xe ngựa về tới Thẩm phủ bèn dừng lại, Trương Tam bước tới vén rèm lên, đang định bẩm gì đó, đã bị Thẩm Bạch ngăn lại, khẽ giọng bảo:

"Miên Nhi còn ngủ, đừng làm ồn."

Trương Tam ngẩn ra một lúc, mới cúi đầu, khẽ đáp:

"Vâng, thưa lão gia."

Thẩm Bạch nhẹ nhàng ôm cô bé vào lòng, bước xuống xe ngựa, bế nàng vào phủ.

Trương Tam nhìn theo bóng lão gia, bất chợt cảm thấy lão gia cưng chiều tiểu thư hơi quá, có phần giống như tình nhân... Hắn nghĩ tới đây, lập tức kinh sợ trong lòng, không dám nghĩ ngợi tiếp nữa.

....

Khi Miên Nhi thức giấc, đã thấy mình nằm ngay ngắn trên giường, còn được đắp chăn lại. Chẳng biết nghĩ gì, tiểu cô nương chợt nhoẻn miệng cười.

Đúng lúc này, từ bên ngoài vọng tới tiếng đàn. Miên Nhi ngồi dậy, lắng tai nghe, nhận ra là tiếng đàn của nghĩa phụ, bèn bước xuống giường, chạy ra ngoài.

Bấy giờ, Thẩm Bạch đang ngồi gảy đàn ngoài hiên. Dưới gốc hoa hạnh, người vận một bộ trường bào màu trắng, gảy một khúc "Đường đa lệnh". Tiếng đàn dịu dặt gợn một nỗi buồn man mác.

Khúc nhạc còn dang dở, bỗng chợt có đôi tay mềm mại ôm lấy người từ phía sau. Thẩm Bạch thoáng chốc cứng đờ người, tay dừng gảy đàn, khẽ gọi:

"Miên Nhi, dậy rồi à?"

Miên Nhi vòng tay nhẹ ôm lấy thắt lưng nghĩa phụ, áp mặt vào lưng của người, nói:

"Nghĩa phụ đừng buồn nữa."

Thẩm Bạch mỉm cười, quay lại nhìn nàng, từ tốn bảo:

"Vi phụ không buồn, chỉ cảm khái thời gian trôi nhanh, thoáng chốc đã mười ba năm. Tuyên nhi và Hành nhi đều đã lớn khôn, thành gia lập thất, mỗi đứa đều có lối đi riêng, người làm cha như ta muốn can ngăn cũng không được. Mười ba năm qua chỉ lo nghĩ cho con cái, quay đầu nhìn lại tóc mai đã bạc, "dục mãi quế hoa đồng tái tửu, chung bất tự thiếu niên du"." (1)

Miên Nhi nhíu mày tỏ vẻ không vui, phụng phịu nói:

"Nghĩa phụ đừng có lúc nào cũng nói mình già. Người thấy mình già thì sẽ già đi càng nhanh, người luôn thấy mình trẻ thì thanh xuân vĩnh trú."

Thẩm Bạch đưa tay nhéo má nàng, cười trêu:

"Tiểu nha đầu mới mấy tuổi, nói chuyện cứ như lão thái bà."

Miên Nhi ôm lấy cánh tay của người, tủm tỉm nói:

"Chẳng phải nghĩa phụ luôn tự xưng mình là lão già sao, vậy Miên Nhi sẽ là lão thái bà cho xứng với nghĩa phụ..."

Nàng nói tới đây, thấy nghĩa phụ nhìn mình chằm chằm, bỗng hơi ngại ngùng, lập tức im bặt, cúi đầu xuống, không dám nhìn người nữa.

Lâu thật lâu sau, Thẩm Bạch vẫn im lặng nhìn nàng, chẳng nói gì. Miên Nhi lúng túng, không biết nên làm sao, bỗng đứng bật dậy, nói:

"Hay là để Miên Nhi hát cho nghĩa phụ nghe giải sầu nha."

Dứt lời, nàng không chờ nghĩa phụ nói gì đã phất tay áo, vừa múa vừa cất tiếng hát:

"Chẳng đến viên lâm, sao biết sắc xuân nhường ấy..."

Giọng thiếu nữ trong trẻo ngọt ngào, dùng một loại tiếng Ngô lơ lớ mà nghĩa phụ dạy cho, chậm rãi hát một đoạn Côn khúc vô cùng quen thuộc với người Cô Tô.

"Lương thần mỹ cảnh nại hà thiên, thưởng tâm lạc sự thùy gia viện. Triêu phi mộ nguyện, vân hà thuý hiên, vũ ty phong phiến, yên ba hoạ thuyền..."

Côn khúc nhã hơn hí kịch dân gian rất nhiều, ca từ văn nhã sâu xa khó hiểu, Miên Nhi phải mất một thời gian dài mới học được. Tất thảy chỉ vì nghĩa phụ lơ đễnh nói một câu thích nghe Côn khúc.

Nghĩa phụ mỉm cười, so dây đàn đệm cho khúc hát của nàng.

Trăng sáng bàng bạc, hoa hạnh thơm dịu, thiếu nữ hát múa dưới trăng, khung cảnh đẹp như mộng ảo.

"Giá bàn hoa hoa thảo thảo do nhân luyến

Sinh sinh tử tử tuỳ nhân nguyện

Tiện toan toan sở sở vô nhân oán..."

...

Năm tháng bình lặng trôi, từng mùa hoa tàn hoa nở đi qua Cô Tô thành, chớp mắt đã hai năm qua đi.

Năm ấy, Thẩm Miên Nhi mười lăm tuổi, đương độ niên hoa nở rộ.

Hôm đó là tiết Nguyên Tiêu, cả thành Cô Tô sáng rực ánh đèn. Ở một quãng sông loang loáng ánh trăng, trên một chiếc thuyền lớn sang trọng, có một cô nương đang ngồi bên mạn thuyền, háo hức thả hoa đăng xuống sông.

Thả được vài chiếc, nàng quay đầu lại, nhìn nam nhân đang ngồi thưởng trà bên trong thuyền, cười khúc khích gọi:

"Nghĩa phụ, người mau ra đây thả hoa đăng đi, vui lắm!"

Nam nhân không chịu được nàng nhõng nhẽo, cuối cùng cũng bước ra mạn thuyền, ngồi xuống bên cạnh nàng, cầm lên một chiếc hoa đăng. Dưới ánh đèn loang loáng trên sông, chỉ thấy dung mạo nam nhân này thanh nhã trác tuyệt, thiên tư phi phàm, tuy rằng đã đến tuổi tứ tuần, vẫn đủ khiến cho bao thiếu nữ động lòng xuân.

Bấy giờ, cô nương kia ngước đầu nhìn người, đưa cho người một cây bút lông đã chấm mực sẵn, cười bảo:

"Nghĩa phụ viết lời ước lên đây đi."

Thẩm Bạch khẽ cười, liếc mắt nhìn mấy cái hoa đăng mà nàng đang thả, hỏi:

"Miên Nhi viết lời ước gì vậy?"

Miên Nhi vội vàng lấy hai tay che mắt người lại, cuống quýt bảo:

"Không được nhìn, không cho nghĩa phụ nhìn!"

Thật ra mắt của Thẩm Bạch rất tốt, ban nãy liếc một cái đã thấy hết những dòng chữ nàng viết lên đó. Mỗi một cái hoa đăng đều viết: Mong nghĩa phụ khỏe mạnh trăm tuổi, mong Miên Nhi sớm ngày gả cho nghĩa phụ.

Xem ra Thẩm tiểu thư mong gả đến sốt ruột rồi.

Thẩm Bạch đưa tay che miệng, khẽ ho mấy tiếng, nói:

"Vi phụ không nhìn, Miên Nhi bỏ tay ra đi."

Thẩm tiểu thư chần chừ một lúc, mới bỏ tay xuống, hai má đã đỏ ửng.

Thẩm Bạch cầm bút lên, tủm tỉm viết gì đó lên hoa đăng.

Miên Nhi liếc nhìn chằm chằm, chỉ mong thấy nghĩa phụ đang viết gì, nào ngờ người lại đưa tay che lại, không cho nàng đọc.

"Nghĩa phụ, cho Miên Nhi xem một chút thôi mà." Thẩm tiểu thư nhích lại gần làm nũng.

Thẩm Bạch sắt đá đáp:

"Không được."

Miên Nhi buồn bực ngồi một bên, hờn dỗi nói:

"Không cho nhìn thì thôi, Miên Nhi không thèm nhìn đâu!"

Thẩm Bạch vẫn tủm tỉm cười như gió xuân, viết xong bèn thả hoa đăng xuống nước.

Miên Nhi còn đang định len lén nhìn trộm, đã bị nghĩa phụ kéo vào trong khoang thuyền, nói:

"Bên ngoài sương xuống lạnh, mau vào trong cho ấm."

Bên trong khoang thuyền rất ấm áp, khắp nơi đều được lót bằng lông thú êm ái cùng với tơ lụa mềm mại, còn đốt trầm hương, vừa nhìn đã biết là nhà phú quý.

Thẩm Bạch rót một cốc trà Bích Loa Xuân ra, ngửi một hơi hương trà thơm ngát, khen rằng:

"Trà năm nay rất ngon, trà nghệ của Miên Nhi cũng tiến bộ nhiều."

Nào ngờ, người chờ mãi cũng không thấy nàng đáp lại, ngước mắt lên đã trông thấy ái nữ nhà mình đang vén rèm lên nhìn chăm chăm ra bên ngoài.

Thẩm Bạch hắng giọng, gọi:

"Miên Nhi, đang nhìn gì đó?"

Thẩm tiểu thư thật thà hỏi:

"Nghĩa phụ, hai người ở trên chiếc thuyền xinh đẹp kia cũng đang làm chuyện mà chúng ta thường làm sao?"

Thẩm Bạch nhìn theo mắt nàng, trông thấy trên chiếc thuyền chăng đèn kết hoa cách đó không xa có đôi nam nữ đang hôn nhau bên cửa sổ, cũng không màng vén rèm xuống, quả thật là đồi phong bại tục.

Lập tức, Thẩm lão gia đen mặt lại, vội vàng che mắt ái nữ lại, kéo rèm xuống, nghiêm giọng răn dạy:

"Phi lễ chớ nhìn, nữ nhi gia không được nhìn những thứ ô uế đó, có biết không?"

Miên Nhi mở mắt ra nhìn người, lấy làm khó hiểu, hỏi lại:

"Ô uế? Tại sao lại ô uế? Chẳng phải nghĩa phụ vẫn thường làm vậy với Miên Nhi sao? Miên Nhi còn nhớ đại ca nói với đại tẩu, huynh ấy yêu thương đại tẩu mới làm thế, lẽ nào đại ca với đại tẩu cũng làm chuyện ô uế?"

Thẩm Bạch nghe nàng hỏi, hơi chột dạ trong lòng. Nếu nói tới đồi phong bại tục, chuyện người làm ra còn đồi phong bại tục hơn gấp trăm ngàn lần. Nếu nói tới ô uế, dục vọng trong lòng người còn ô uế hơn muôn vạn lần.

Im lặng một lúc, Thẩm Bạch mới thở dài, nói:

"Thuyền hoa đó cũng giống như thanh lâu kỹ viện, đều là nơi tiếp khách trăng gió, không phải chốn đàng hoàng, sau này Miên Nhi gặp được cũng nhớ tránh xa ra, không được nhìn vào, hiểu chưa?"

Miên Nhi lại bắt được trọng điểm khác trong lời nói của người, hỏi lại:

"Tại sao nghĩa phụ biết về nơi đó rõ như vậy, lẽ nào người từng lên thuyền hoa rồi ư?"

Thẩm Bạch cũng không giấu giếm, nói:

"Trước đây lúc còn trong quan trường, có mấy lần đồng liêu hẹn gặp ở đó..."

Nghĩa phụ chưa nói xong, Miên Nhi đã đỏ hoe mắt, chui vào một góc thuyền, quay lưng lại với người.

Thẩm Bạch vừa chạm vào vai nàng, khẽ hỏi:

"Miên Nhi, sao vậy?"

Miên Nhi đã hờn dỗi nói:

"Nghĩa phụ đi lên thuyền hoa đó mà gọi, đừng để ý tới Miên Nhi nữa."

Thẩm Bạch dở khóc dở cười, có hơi lúng túng.

Trước kia, thê tử vẫn luôn rộng lượng bao dung, thậm chí còn chủ động muốn cưới thêm tiểu thiếp cho người. Chẳng ngờ bây giờ người lại nuôi phải một bình giấm chua nhỏ. Lần đầu tiên bị ghen tuông hờn dỗi, Thẩm tướng gia từng một thời hô mưa gọi gió trong triều đình, lúc này cũng hơi bỡ ngỡ, không kịp ứng đối.

...

(1) Trích "Đường đa lệnh" của Lưu Quá đời Nam Tống, nghĩa là:

Muốn kiếm quế hoa cùng chở rượu

Vẫn khác lúc

Thiếu niên du

/31

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status