Mốc dịch
Vết thương của Diệp Gia Thụ không sâu lắm, nghỉ ngơi một tuần là có thể tháo chỉ.
Sáng sớm Tống Uyển đưa anh đến bệnh viện khu vực gần nhà, đưa anh vào phòng kiểm tra xong thì đến đại sảnh chờ. Buổi sáng ở bệnh viện khu vực rất vắng vẻ, trên hàng ghế bằng sắt lác đác người ngồi, một người bố ôm con mình lo lắng giậm chân, một ông lão cầm khăn tay che miệng ho khù khụ, một cô bé chừng mười lăm mười sáu tuổi lơ đãng nhai kẹo cao su.
Tiếng va chạm leng keng vang lên, đèn huỳnh quang sáng ngời như ban ngày, một cảm xúc lạ lẫm trào dâng.
Tống Uyển lấy di động trong túi quần ra xem lại tin nhắn vừa mới nhận được lúc ngủ dậy sáng nay, cô không hề cảm thấy bất ngờ, thậm chí còn thấy nó còn đến muộn hơn cả dự liệu của mình.
Đường Kiển Khiêm: Làm mình làm mẩy đủ rồi đấy, tối nay về đường Phù Dung ăn cơm.
Ngón tay ấn trên màn hành khựng lại, cuối cùng đưa về phía bên trái xóa tin nhắn.
Không bao lâu sau, cửa phòng kiểm tra vọng ra tiếng gọi của y tá: “Người tiếp theo.”
Tống Uyển liếc mắt nhìn, nhoẻn miệng cười với Diệp Gia Thụ đang bước khỏi phòng kiểm tra.
Diệp Gia Thụ đi tới gần, “Tôi tưởng ra ngoài rồi sẽ không thấy cô nữa.”
“Gì cơ?”
“Không có gì, đi thôi.”
“Đi đâu?”
“Cô muốn đi dạo cho khuây khỏa không?”
Tống Uyển đáp lại mà không hề do dự: “Không muốn.”
Diệp Gia Thụ cúi đầu nhìn cô, “Sợ Đường Kiển Khiêm à?”
Cô chau mày, ngẩng đầu lên nhìn lại anh chằm chằm: “Anh đang xúi giục tôi làm gì vậy?”
Trong thoáng chốc anh ngẩn người, rồi nở nụ cười tự giễu: “Cô xem trọng tôi quá rồi.”
Hình như cảm thấy nếu cứ tiếp tục nói thêm thì chẳng khác nào tự chuốc lấy bực, Diệp Gia Thụ dời ánh mắt sang chỗ khác, đi thẳng ra ngoài.
Đường nét xương bả vai trong chiếc áo phông thoáng ẩn thoáng hiện, lúc này cô mới nhận ra anh thực sự vẫn còn rất trẻ, có cả khí chất chỉ có ở thiếu niên. Giây phút anh sải bước ra cửa, đúng lúc ánh sáng chia bóng hình anh làm hai nửa sáng tối. Người đàn ông trẻ tuổi càng trở thành một khái niệm hỗn loạn mập mờ.
Tống Uyển đứng dậy, đút điện thoại trong tay vào túi, một tiếng “cạch” khẽ vang.
Cô đuổi theo, “Đi đâu đấy?”
Bước chân dừng lại, Diệp Gia Thụ ngoảnh đầu nhìn. Anh cười rộ, đáy mắt như sóng lúa xanh ngát có làn gió lướt qua.
* * * * *
Ánh nắng xuôi theo nóc nhà của những ngôi nhà dân trong thị trấn cổ tạo thành bóng râm so le dưới nền xi măng, con người đi dưới bóng râm, ống tay áo đón gió, Diệp Gia Thụ châm một điếu thuốc, làn khói màu đen nhạt lượn lờ xung quanh.
Thị trấn cổ phía tây nam, cách Nam Thành năm sáu trăm cây số, vẫn là vùng đất nguyên sơ vẫn chưa phát triển.
Họ vừa ăn cơm xong trong quán cơm, nhân viên phục vụ trong quán nói tiếng địa phương, hơn nữa không hiểu tiếng phổ thông, hai bên giao tiếp gặp trở ngại.
Tám năm qua Tống Uyển hầu như chỉ ở Nam Thành, dù ra ngoài cũng đều do Đường Kiển Khiêm sắp xếp, những thành phố xa hoa ở châu Âu và châu Mỹ đều đã tới để mua sắm, đi mấy lần thì cảm thấy nhạt nhẽo vô vị, bởi vậy sinh lười, dù sao cũng chỉ là giết thời gian mà thôi, không bằng ở nhà chơi, đỡ tốn sức đi xe thuyền.
Tống Uyển xin Diệp Gia Thụ một điếu thuốc, cũng hút theo anh. Cô đã thay một chiếc váy dài bằng vải bông theo phong cách bản địa để nhập gia tùy tục, chiếc váy màu xanh biển điểm xuyết thêm hoa nhí, màu gốc rất đậm càng làm nổi bật lên làn da trắng ngần của cô, làm người ta liên tưởng đến tuyết rơi giữa ánh nắng đầu xuân, như muốn tan chảy theo nó.
“Muốn vào làng chơi không?”
“Chỗ này còn chưa phải là làng à?”
Diệp Gia Thụ cười nói: “Tôi có hai người bạn sống trong làng dân tộc thuộc thị trấn, mấy ngày nay họ đang có lễ hội, liên hoan ca múa nhạc buổi tối.”
“Ở đây anh cũng có bạn bè ư?”
“Quen lúc còn chơi rock, họ chơi nhạc dân tộc, trước đây cũng kiếm sống ở Nam Thành.”
“Được thôi, vậy chúng ta đi xem.”
“Nói trước nhé, chỗ đó vẫn còn nghèo nàn hoang sơ, không tiện lợi như trên trấn đâu.”
Tống Uyển chần chừ: “Có phải ngủ lại đó không?”
“Không cần.”
Hai người bạn của Diệp Gia Thụ là hai anh em, một người tên A Cát, người kia tên A Thuận, người dân tộc Lật Túc (1), hiện giờ đang hợp tác với chính phủ và chuyên gia sưu tầm, chỉnh sửa và bảo tồn âm nhạc dân tộc.
Sáng sớm hôm sau, Diệp Gia Thụ gặp hai anh em họ ở đầu trấn, hai người lái chiếc xe cá mập đến (2), đang chuyển thiết bị quay phim cỡ lớn lên xe.
Diệp Gia Thụ đến giúp một tay, hỏi họ: “Bây giờ xuất phát à?”
“Sắp thôi, anh bạn đi chung với chúng tôi hay tự đi một mình?”
“Chỗ ngồi trên xe đủ không? Tôi còn đi cùng với một người nữa.”
“Đủ, đưa ai đi thế?”
“Một người bạn.” Diệp Gia Thụ nhìn về phía sau.
Hai người họ cũng nhìn theo, rồi cười khúc khích thành tiếng.
Diệp Gia Thụ không giải thích gì, cất giọng hô với Tống Uyển: “Có thể xuất phát rồi.”
Phía sau chất một vài thứ đồ, chỗ ngồi ba người biến thành chỗ ngồi hai người, vị trí hơi chật. Diệp Gia Thụ cố gắng ngồi sát cửa sổ nhường thêm chỗ cho Tống Uyển.
Tống Uyển nhìn sang bên cạnh, một cái trống to sơn đen xì, mấy cái dùi trống, có cả mấy món nhạc cụ không biết tên xếp chồng lên nhau.
A Thuận ngồi ở ghế phụ nhìn về phía sau, cười nói: “Gia Thụ, tối nay cậu cũng phải biểu diễn một bài đấy, lâu lắm rồi chưa nghe cậu hát.”
“Không hát.”
“Cậu không hát vậy thì chỉ có thể để bạn cậu hát.”
“Cô ấy cũng không hát.”
“Hai người các cậu đến đây ăn đậu ở nhờ, ngay cả một bài hát cũng không diễn là sao?”
“Chúng tôi là khách, khách còn phải biểu diễn ư?”
A Thuận vẫn cố gắng nài nỉ, “Không hát thì nhảy múa cũng được, bạn của cậu từng học múa đúng không?”
Diệp Gia Thụ nhìn Tống Uyển.
Tống Uyển hỏi A Thuận, “Anh có thể nhận ra sao?”
“Có thể mà, rất rõ ràng đấy, ba lê đúng không?”
Tống Uyển cười cười, “Vậy có thể nhìn ra tôi đã học bao lâu không?”
“Khoảng bảy tám năm.”
“Này,” Diệp Gia Thụ đá vào lưng ghế phụ, “Sao nhìn ra được, nói tôi nghe xem?”
A Thuận cười khanh khách, “Không nói cho cậu biết.”
Đường vào làng rất gian nan, xe đi rất chậm, ven đường đều là rừng cây, rậm rạp che khuất mặt trời, con người như đang đi giữa sắc xanh rợp trời.
Tâm trạng A Thuận vui vẻ, bỗng nhiên cao giọng như hô khẩu hiệu, sau đó kéo dài giọng ra ngân nga một bài hát.
Giọng hát ấy vừa cao vừa trong, xuyên qua khoang xe bằng sắt như kèn lệnh, từng tiếng từng tiếng dần dần vút cao, dần dần vang xa. Giữa lá cây vang lên tiếng chim vỗ cánh bay vút lên trên cao, khu rừng yên tĩnh lập tức trở nên ồn ào.
Diệp Gia Thụ bất ngờ rướn người về phía sau, lựa một nhạc cụ ở hàng ghế sau gẩy mấy cái.
Nhạc cụ này dài gần bằng đàn tỳ bà, nhưng thùng đàn (hộp cộng hưởng) hình lục giác, nhỏ hơn đàn tỳ bà, chỉ có bốn dây, phía trên móc quai đeo màu đỏ và trắng làm bằng vải lụa. Âm sắc phát ra chói tai nhưng tươi sáng, vừa hay là một bản nhạc nền hoàn hảo với giọng ca của A Thuận.
Lời bài hát là tiếng địa phương cô nghe không hiểu, nhưng có thể lờ mờ nhận ra là một bản tình ca.
Lái xe gần hai tiếng đồng hồ, xe vào trong thôn. A Thuận và A Cát đều là người trong thôn, bố mẹ trong nhà nghe nói có khách đến nên đã dậy sớm bắt đầu chuẩn bị tiếp đón.
Trong thôn có rất nhiều dân tộc cùng cư trú, đều sống trong những ngôi nhà gạch làm từ đá và gỗ, ở giữa thấp thoáng cây cối rậm rạp.
Nhà A Thuận và A Cát còn có cô em gái bảy tám tuổi, tên là A Hỉ, cũng không sợ người lạ, vừa gặp mặt đã kéo Tống Uyển ra sau rửa tay.
Trong mảnh sân đằng sau có một vại nước, A Hỉ cầm gáo bầu múc nước trong vại chầm chậm đổ xuống tay Tống Uyển. Cô bé nói tiếng Hán không lưu loát cho lắm, lại còn nói lí nhí: “Chị ơi, chị thật xinh đẹp.”
Tống Uyển cười đáp: “A Hỉ cũng rất xinh.”
“Không... anh A Cát lúc nào cũng nói em xấu.” Cô bé chỉ gò má mình, “Em có tàn nhanh, mà tàn nhanh thì xấu lắm.”
“Nước Mỹ có một ngôi sao nhí tên là Lindsay Lohan, cũng có tàn nhang, hơn nữa còn nhiều hơn cả em, nhưng không hề ảnh hưởng đến việc mọi người đều cảm thấy cô ấy xinh đẹp.”
“Thật vậy ạ?”
“Đương nhiên.” Tống Uyển vuốt ve bím tóc mượt mà đen nhánh của cô bé, “Sau này lớn lên A Hỉ chắc chắn sẽ là đại mĩ nhân.”
Tống Uyển khựng lại, bỗng nhiên cảm nhận được một ánh mắt sắc bén. Cô quay đầu lại, thấy Diệp Gia Thụ đang đứng dưới mái hiên trước lối đi vào sân sau nhìn cô.
Trong nhà có người gọi A Hỉ, A Hỉ đáp vâng, bỏ gáo bầu xuống chạy vào trong. Chiếc gáo trôi bồng bềnh trong vại, như chiếc thuyền lá nhỏ trong con sóng.
Ăn xong cơm trưa, A Cát A Thuận vào thôn giúp đỡ, trong thôn đang dựng sân khấu biểu diễn cho buổi tối, những người đàn ông cao to mặc áo cộc tay khênh một đống nhạc cụ, dưới cái nắng chói chang mồ hôi chảy ra ướt đẫm lưng.
Tống Uyển không giúp được gì, liền đứng dưới bóng râm cây cọ lặng lẽ nhìn cái bóng của ấm trà và bát trà... Diệp Gia Thụ nhờ cô đứng trông, nói rằng đây là trà mà mẹ A Cát pha riêng cho họ, có cỏ có lá, ấm trà để rất lâu trong nước giếng để làm nguội, uống vào làm mát, giải nhiệt, giải nóng. Tống Uyển đã lén thử một hớp, tràn ngập hương vị kì lạ của thảo dược, nhưng càng uống càng thích, nhân lúc họ không chú ý, cô uống thêm hai chén nữa.
Không bao lâu sau, bục biểu diễn được dựng xong, A Cát và Diệp Gia Thụ cầm khăn mặt vắt trên vai lau mồ hôi, đi tới uống trà.
A Cát nhấc ấm trà lên áng chừng, lẩm bẩm: “... Sao lại sắp hết rồi? Đã bảo A Thuận uống tiết kiệm rồi mà.”
“...” Tống Uyển lơ đãng đưa mắt sang chỗ khác.
Diệp Gia Thụ uống một hớp trà, đặt chén trà lên chiếc ghế gỗ nhỏ rồi giũ vạt áo phông xuống.
A Cát nhìn anh: “Sao thế?”
“Hình như có con bọ bay vào lưng.” Anh lại giũ mạnh hơn.
A Cát vạch áo phông của anh ra xem, trên sống lưng trắng ngần của Diệp Gia Thụ không biết nổi mụn gì, cả mảng đỏ bừng, “Ôi trời, không xong rồi... mau đi tắm rồi bôi thuốc.”
“Không sao,” Diệp Gia Thụ kéo áo phông xuống, “Làm xong thì tính tiếp.”
Hai người đàn ông lại quay trở về sân khấu biểu diễn để điều chỉnh và thử các thiết bị âm thanh.
Ở đây nơi ngoài trời thì nóng, trong chỗ râm thì mát mẻ, Tống Uyển dựa lưng vào cây, không có gì để làm, cơn gió nóng từ nơi nắng nôi ngoài kia làm cô buồn ngủ.
Lúc mắt chuẩn bị khép lại, Diệp Gia Thụ bỗng từ phía xa chạy tới, trong tay cầm một cái chai màu xanh lá cây, không nói gì liền kéo lấy cánh tay cô, xịt cái chai ấy lên làn da để trần của cô.
“Này...” Còn chưa kịp ngăn lại thì Tống Uyển nhìn thấy mấy con chữ “Ngăn ngừa muỗi đốt” trên thân chai.
Anh xịt khắp lên mu bàn tay, bàn chân của cô như chai thuốc xịt muỗi là hàng miễn phí, Tống Uyển ngửi ngửi, “... Tôi cảm thấy mình không khác gì lọ dầu thơm di động vậy.”
Diệp Gia Thụ bật cười thành tiếng.
Chai dầu thơm mượn của một ông bác, dùng xong Diệp Gia Thụ mang đi trả, ánh nắng nhảy nhót kéo bóng lưng anh thật dài, như con diều hâu kiêu ngạo uyển chuyển nhảy trên sân khấu.
Ba giờ chiều, sân khấu đã được dựng xong, thiết bị ánh sáng và âm thanh cũng được điều chỉnh xong, hàng ghế gỗ dưới sân khấu được xếp chỉnh tề, chỉ chờ đến khi trời tối liên hoan ca múa nhạc chính thức mở màn.
Mọi người thu dọn dụng cụ về nhà, ba người Diệp Gia Thụ đi tới cái cây, A Thuận lắc lắc ấm trà, thấy bên trong không còn nước liền rầy rà: “Anh à, anh uống cũng không để lại cho em một giọt sao!”
“Chú ăn nói cẩn thận nhé, chú uống hết đấy chứ.”
“Em không uống mà.”
Bốn người đi về, Tống Uyển sợ nắng nên kéo khăn qua đỉnh đầu, quấn lại thật chặt. Cô đi cuối cùng, cách Diệp Gia Thụ nửa bước, nhìn anh cứ đi một đoạn lại thò tay ra sau lưng gãi bèn hỏi: “Vẫn chưa khỏi ư?”
“Mồ hôi ngấm vào, không sao đâu.”
Lúc về không đi con đường lúc đầu, mà đi con đường nhỏ hơn, hàng cây hai bên đường che khuất mặt trời, ánh nắng rọi xuống làm mùi tanh của cây cỏ xộc lên gay mũi.
A Cát dừng lại, bỗng nhiên hỏi: “Anh bạn Diệp, đi bơi không?”
Tống Uyển nhìn theo tầm mắt anh ta, phía trước thấp thoáng một con sông, hóa ra tiếng nước chảy nghe thấy ven đường không phải là ảo giác.
Đàn ông đa số đều không khác gì trẻ con, A Thuận và Diệp Gia Thụ nghe thầy liền lập tức xoa tay, ba người không hẹn mà cùng vạch lá cây bên đường ra, sải bước chạy nhanh về phía dòng sông.
Chỉ trong giây lát, giọng nói của Diệp Gia Thụ vọng qua lùm cây, “Cô đứng yên đấy chờ một lát nhé!”
Tống Uyển hơi do dự nhưng vẫn đi theo.
Đến khi vất vả vượt qua lùm cây cuối cùng, nhìn về phía dòng sông cô lập tức xấu hổ muốn quay đầu về... ba người đàn ông cao to hoàn toàn trần như nhộng, sải dài tay bơi, lúc chìm lúc nổi trong làn nước.
Tống Uyển về lại chỗ cũ, trông đồ mà ba người họ vứt lại, chờ khoảng mười phút thì nghe thấy tiếng cười từ đầu kia lùm cây vọng ra. Nhìn qua kẽ lá, anh em A Thuận và A Cát đã mặc xong quần áo, Diệp Gia Thụ chưa mặc áo, chiếc áo phông màu đen ướt rượt được anh cầm trong tay. Nước trên người vẫn chưa khô hết, giữa lá cây xanh ngát, làn da của anh càng thêm trắng sáng thu hút.
Ba người cười cười nói nói quay trở lại, khi vạch lùm cây ra, ánh mắt Diệp Gia Thụ đối diện với Tống Uyển, anh bỗng cảm thấy xấu hổ vô cùng. Vành tai đỏ bừng, anh quay người đi vắt chiếc áo phông đẫm nước, sau đó mặc kệ nó vẫn còn ướt cứ thế mặc vào.
Đến nhà anh em A Cát, Diệp Gia Thụ tìm A Thuận mượn một bộ quần áo, A Cát, A Thuận và A Hỉ đều thay bộ trang phục truyền thống dân tộc Lật Túc.
Ăn cơm tối ở nhà xong, gia đình A Cát lục tục xuất phát vào thôn.
Trời sắp tối, ánh nắng còn sót lại phản chiếu xuống nước, mây khói lãng đang trên ngọn cây, chim bay về tổ trong chiều tà, nước xanh mặt trời đỏ, người như đi trong tranh.
Người trong thôn dần dần đông, vây kín dưới sân khấu không còn một kẽ hở. Tống Uyển không ngồi ở hàng ghế khán giả, được Diệp Gia Thụ dẫn đến nơi đặt thiết bị âm thanh ở phía sau. Anh giúp cô bê một cái ghế vào, nhét vào tay cô chai dầu thơm không biết lấy từ khi nào, đoạn nói với cô: “Cô ngồi đây xem nhé.”
Không bao lâu sau, A Hỉ ra phía sau sân khấu tìm anh trai mình, thấy Tống Uyển, cô bé đi tới trước mắt cô, ngắc ngứ hỏi: “... Chị ơi, em xem với chị được không?”
Tống Uyển kéo A Hỉ tới trước người mình, cười đáp: “Được chứ.”
Một bài ca múa bắt đầu, mở màn liên hoan ca nhạc tối nay. Tiết mục là màn ca múa của các dân tộc, cô nghe không hiểu, nhưng nghe không hiểu có sự thú vị của nghe không hiểu.
A Cát dựng máy quay phim trong chỗ ngồi khán giả, A Thuận chịu trách nhiệm phía sau cánh gà, Diệp Gia Thụ phụ trách âm thanh. Anh đứng bên cạnh Tống Uyển, trong lúc tiết mục biểu diễn thỉnh thoảng quay đầu sang nhìn cô, cô đang bế A Hỉ xem rất tập trung.
Liên hoan kết thúc thì bắt đầu đốt lửa, mọi người dù là diễn viên hay khán giả đều tay nắm tay nhảy múa xung quanh đống lửa. A Cát và A Thuận cũng gia nhập, Diệp Gia Thụ ấn nút tắt âm thanh của loa, trong màn đêm chỉ còn vang tiếng hát của mọi người hòa vào nhau.
Diệp Gia Thụ nghiêng đầu hỏi Tống Uyển: “Cô đi không?”
Tống Uyển lắc đầu.
Anh cũng không nài nỉ thêm, lấy điếu thuốc trong túi ra châm, kéo ghế lại gần ngồi bên cạnh Tống Uyển.
“Chơi vui không?”
Tống Uyển gật đầu.
Hai người nhìn đám đông đang nhảy múa.
Bỗng nghe thấy một tiếng “bùm”, bầu trời sáng bừng, từng chùm pháo hoa màu đỏ đột nhiên nở rộ.
Tống Uyển giật mình rụt cổ lại, theo phản xạ nhìn theo tiếng động phát ra, từng bông hoa nở rồi lại tàn, tàn rồi lại nở.
Tiếng vỗ tay, tiếng hò hét vang vọng như thủy triều dâng.
Diệp Gia Thụ cất to giọng hỏi: “Muốn xem ở nơi gần hơn không?”
“Được thôi.”
Anh vứt điếu thuốc xuống đất lấy chân dập tắt, chợt kéo tay cô chạy như bay ra ngoài.
Tống Uyển suýt nữa ngã vì bị anh kéo, lảo đảo vội vàng chạy theo.
Hai người họ chạy đến đường lớn, nghe thấy tiếng “rừm rừm” của động cơ, đúng lúc có một chiếc máy kéo nhả khói chạy qua.
Diệp Gia Thụ lại hỏi: “Muốn ăn kem không?”
Trên bầu trời pháo nổ đì đùng, Tống Uyển không nghe rõ: “Gì cơ?”
Anh chặn cái xe lại, hỏi ông bác lái máy kéo mấy câu, sau đó hất cằm với cô, “Lên xe!”
“Lên xe?”
Diệp Gia Thụ đi tới, “Sẵn sàng nhé.”
Anh bỗng đưa tay ra, vững vàng ôm lấy eo cô nhấc lên. Tống Uyển giật mình vội vàng vịn lấy thanh chắn, cô quay đầu lại nhìn Diệp Gia Thụ, cắn răng nắm chặt thanh chắn nhảy lên thùng xe.
Diệp Gia Thụ nhảy theo sau, động tác nhẹ bẫng.
Chiếc máy kéo chở tre trúc, bọn họ nằm xuống, xe kéo lạch xạch chạy trên đường bùn đất, mỗi lần pháo hoa tàn lại để lộ màn đêm đen kịt nặng nề, những đốm nhỏ li ti rơi vào trong mắt như sợ bị rớt lại phía sau.
Diệp Gia Thụ gối đầu lên cánh tay, chân nọ vắt lên chân kia. Một chiếc lá trúc cọ vào mặt anh, anh thò tay ngắt nó xuống, lấy ngón tay lau sạch chiếc lá rồi đặt bên môi, dùng sức thổi một hơi thật cao, như tiếng chim hót.
Tống Uyển như chìm trong làn nước dập dềnh, màn đêm và tiếng huýt sáo của Diệp Gia Thụ như cơn sóng nhẹ nhàng vỗ về lấy cô, như đang nửa mê nửa tỉnh, yên tĩnh mà ngẩn ngơ.
Khoảnh khắc này, dù chỉ là khoảnh khắc này mà thôi, cô cảm thấy mình được giải thoát khỏi gông cùm của Đường Kiển Khiêm, trong tiếng tim đập rõ ràng cô trào dâng khát vọng đã lâu không có. Dằn vặt cô, cũng làm cô đau nhói. Khát vọng được sống.
Máy kéo dừng lại ở bãi đất trống trước cửa cửa hàng tạp hóa lớn nhất trong thôn, Diệp Gia Thụ nói cảm ơn, cùng Tống Uyển nhảy xuống xe.
Tủ lạnh được đặt dưới mái hiên trước cửa, ngọn đèn bên ngoài sáng lờ mờ, đám muỗi bay xung quanh bóng đèn kêu vo ve.
Mở tủ lạnh ra, hơi lạnh phả vào mặt.
“Thích vị gì?”
“Dây tây.”
“Không có.”
“Chocolate.”
“Không có.”
“Xoài.”
“Cũng không có.”
“Vậy có vị gì?”
“Chỉ có cái này.” Diệp Gia Thụ lấy cây kem đã đông cứng như đá ra.
“...”
“Ăn tạm đi.”
Hai người men theo con đường đá quay trở về, vừa đi vừa nhai cây kem rôm rốp.
Trên con đường đá có một hàng cột điện vừa mới dựng lên, chưa có đèn đường, nhưng trăng sáng vằng vặc, ruộng nước hai bên đều được chiếu sáng, có thể nghe thấy tiếng ếch nhái kêu. Pháo hoa đã bắn xong, khắp núi rừng đều tĩnh lặng.
“Tống Uyển.”
“Ừ?” Cô quay đầu lại.
Diệp Gia Thụ đang nhìn cô, ánh mắt ấy làm cô cảm thấy thật lạ lẫm, hình như anh không chỉ nhìn cô, mà còn đang nhìn thấu những thứ bản chất hơn, những thứ mà không thể không khuất phục số mệnh.
Anh ngậm cây kem, cánh tay đan vào nhau đặt sau gáy, lời nói ậm ờ không rõ: “Hai chúng ta khá giống nhau đấy chứ.”
Kẻ hèn nhát mới biết cách tỏ vẻ không sao, nhưng bọn họ lại không đủ yếu hèn, mới bị trách nhiệm vốn dĩ chẳng quan trọng trói buộc, cả cuộc đời bị nhốt trong lồng giam trong thể giải thoát.
Anh ngưỡng mộ A Thuận, A Cát và A hỉ, trong chốn thế gian mênh mông họ sống như đồng lúa xanh ngát dưới ánh trăng, đung đưa trong gió, chẳng chịu nghe lệnh ai.
Tống Uyển cảm thấy nỗi đau dần khoét rỗng tim mình như băng tuyết, đúng vậy, tại sao cô lại thấy sợ hãi và khao khát được sưởi ấm đến thế, bởi vì chính là vậy.
Nhưng nếu không biết đến sự giống nhau và quan tâm ấy, cô vốn không hề cảm thấy mình đã xót xa nhiều tới nhường nào.
(1) Người Lisu hay Người Lật Túc là một dân tộc thuộc Nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến, dân tộc này cư trú tại các khu vực đồi núi của Myanma, Tây nam Trung Quốc, Thái Lan và bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.
(2) Xe cá mập: tiếng Trung là 面包车, một loại xe ô tô cỡ trung, không có khoang hành lý và phần động cơ nhô ra khỏi xe
Vết thương của Diệp Gia Thụ không sâu lắm, nghỉ ngơi một tuần là có thể tháo chỉ.
Sáng sớm Tống Uyển đưa anh đến bệnh viện khu vực gần nhà, đưa anh vào phòng kiểm tra xong thì đến đại sảnh chờ. Buổi sáng ở bệnh viện khu vực rất vắng vẻ, trên hàng ghế bằng sắt lác đác người ngồi, một người bố ôm con mình lo lắng giậm chân, một ông lão cầm khăn tay che miệng ho khù khụ, một cô bé chừng mười lăm mười sáu tuổi lơ đãng nhai kẹo cao su.
Tiếng va chạm leng keng vang lên, đèn huỳnh quang sáng ngời như ban ngày, một cảm xúc lạ lẫm trào dâng.
Tống Uyển lấy di động trong túi quần ra xem lại tin nhắn vừa mới nhận được lúc ngủ dậy sáng nay, cô không hề cảm thấy bất ngờ, thậm chí còn thấy nó còn đến muộn hơn cả dự liệu của mình.
Đường Kiển Khiêm: Làm mình làm mẩy đủ rồi đấy, tối nay về đường Phù Dung ăn cơm.
Ngón tay ấn trên màn hành khựng lại, cuối cùng đưa về phía bên trái xóa tin nhắn.
Không bao lâu sau, cửa phòng kiểm tra vọng ra tiếng gọi của y tá: “Người tiếp theo.”
Tống Uyển liếc mắt nhìn, nhoẻn miệng cười với Diệp Gia Thụ đang bước khỏi phòng kiểm tra.
Diệp Gia Thụ đi tới gần, “Tôi tưởng ra ngoài rồi sẽ không thấy cô nữa.”
“Gì cơ?”
“Không có gì, đi thôi.”
“Đi đâu?”
“Cô muốn đi dạo cho khuây khỏa không?”
Tống Uyển đáp lại mà không hề do dự: “Không muốn.”
Diệp Gia Thụ cúi đầu nhìn cô, “Sợ Đường Kiển Khiêm à?”
Cô chau mày, ngẩng đầu lên nhìn lại anh chằm chằm: “Anh đang xúi giục tôi làm gì vậy?”
Trong thoáng chốc anh ngẩn người, rồi nở nụ cười tự giễu: “Cô xem trọng tôi quá rồi.”
Hình như cảm thấy nếu cứ tiếp tục nói thêm thì chẳng khác nào tự chuốc lấy bực, Diệp Gia Thụ dời ánh mắt sang chỗ khác, đi thẳng ra ngoài.
Đường nét xương bả vai trong chiếc áo phông thoáng ẩn thoáng hiện, lúc này cô mới nhận ra anh thực sự vẫn còn rất trẻ, có cả khí chất chỉ có ở thiếu niên. Giây phút anh sải bước ra cửa, đúng lúc ánh sáng chia bóng hình anh làm hai nửa sáng tối. Người đàn ông trẻ tuổi càng trở thành một khái niệm hỗn loạn mập mờ.
Tống Uyển đứng dậy, đút điện thoại trong tay vào túi, một tiếng “cạch” khẽ vang.
Cô đuổi theo, “Đi đâu đấy?”
Bước chân dừng lại, Diệp Gia Thụ ngoảnh đầu nhìn. Anh cười rộ, đáy mắt như sóng lúa xanh ngát có làn gió lướt qua.
* * * * *
Ánh nắng xuôi theo nóc nhà của những ngôi nhà dân trong thị trấn cổ tạo thành bóng râm so le dưới nền xi măng, con người đi dưới bóng râm, ống tay áo đón gió, Diệp Gia Thụ châm một điếu thuốc, làn khói màu đen nhạt lượn lờ xung quanh.
Thị trấn cổ phía tây nam, cách Nam Thành năm sáu trăm cây số, vẫn là vùng đất nguyên sơ vẫn chưa phát triển.
Họ vừa ăn cơm xong trong quán cơm, nhân viên phục vụ trong quán nói tiếng địa phương, hơn nữa không hiểu tiếng phổ thông, hai bên giao tiếp gặp trở ngại.
Tám năm qua Tống Uyển hầu như chỉ ở Nam Thành, dù ra ngoài cũng đều do Đường Kiển Khiêm sắp xếp, những thành phố xa hoa ở châu Âu và châu Mỹ đều đã tới để mua sắm, đi mấy lần thì cảm thấy nhạt nhẽo vô vị, bởi vậy sinh lười, dù sao cũng chỉ là giết thời gian mà thôi, không bằng ở nhà chơi, đỡ tốn sức đi xe thuyền.
Tống Uyển xin Diệp Gia Thụ một điếu thuốc, cũng hút theo anh. Cô đã thay một chiếc váy dài bằng vải bông theo phong cách bản địa để nhập gia tùy tục, chiếc váy màu xanh biển điểm xuyết thêm hoa nhí, màu gốc rất đậm càng làm nổi bật lên làn da trắng ngần của cô, làm người ta liên tưởng đến tuyết rơi giữa ánh nắng đầu xuân, như muốn tan chảy theo nó.
“Muốn vào làng chơi không?”
“Chỗ này còn chưa phải là làng à?”
Diệp Gia Thụ cười nói: “Tôi có hai người bạn sống trong làng dân tộc thuộc thị trấn, mấy ngày nay họ đang có lễ hội, liên hoan ca múa nhạc buổi tối.”
“Ở đây anh cũng có bạn bè ư?”
“Quen lúc còn chơi rock, họ chơi nhạc dân tộc, trước đây cũng kiếm sống ở Nam Thành.”
“Được thôi, vậy chúng ta đi xem.”
“Nói trước nhé, chỗ đó vẫn còn nghèo nàn hoang sơ, không tiện lợi như trên trấn đâu.”
Tống Uyển chần chừ: “Có phải ngủ lại đó không?”
“Không cần.”
Hai người bạn của Diệp Gia Thụ là hai anh em, một người tên A Cát, người kia tên A Thuận, người dân tộc Lật Túc (1), hiện giờ đang hợp tác với chính phủ và chuyên gia sưu tầm, chỉnh sửa và bảo tồn âm nhạc dân tộc.
Sáng sớm hôm sau, Diệp Gia Thụ gặp hai anh em họ ở đầu trấn, hai người lái chiếc xe cá mập đến (2), đang chuyển thiết bị quay phim cỡ lớn lên xe.
Diệp Gia Thụ đến giúp một tay, hỏi họ: “Bây giờ xuất phát à?”
“Sắp thôi, anh bạn đi chung với chúng tôi hay tự đi một mình?”
“Chỗ ngồi trên xe đủ không? Tôi còn đi cùng với một người nữa.”
“Đủ, đưa ai đi thế?”
“Một người bạn.” Diệp Gia Thụ nhìn về phía sau.
Hai người họ cũng nhìn theo, rồi cười khúc khích thành tiếng.
Diệp Gia Thụ không giải thích gì, cất giọng hô với Tống Uyển: “Có thể xuất phát rồi.”
Phía sau chất một vài thứ đồ, chỗ ngồi ba người biến thành chỗ ngồi hai người, vị trí hơi chật. Diệp Gia Thụ cố gắng ngồi sát cửa sổ nhường thêm chỗ cho Tống Uyển.
Tống Uyển nhìn sang bên cạnh, một cái trống to sơn đen xì, mấy cái dùi trống, có cả mấy món nhạc cụ không biết tên xếp chồng lên nhau.
A Thuận ngồi ở ghế phụ nhìn về phía sau, cười nói: “Gia Thụ, tối nay cậu cũng phải biểu diễn một bài đấy, lâu lắm rồi chưa nghe cậu hát.”
“Không hát.”
“Cậu không hát vậy thì chỉ có thể để bạn cậu hát.”
“Cô ấy cũng không hát.”
“Hai người các cậu đến đây ăn đậu ở nhờ, ngay cả một bài hát cũng không diễn là sao?”
“Chúng tôi là khách, khách còn phải biểu diễn ư?”
A Thuận vẫn cố gắng nài nỉ, “Không hát thì nhảy múa cũng được, bạn của cậu từng học múa đúng không?”
Diệp Gia Thụ nhìn Tống Uyển.
Tống Uyển hỏi A Thuận, “Anh có thể nhận ra sao?”
“Có thể mà, rất rõ ràng đấy, ba lê đúng không?”
Tống Uyển cười cười, “Vậy có thể nhìn ra tôi đã học bao lâu không?”
“Khoảng bảy tám năm.”
“Này,” Diệp Gia Thụ đá vào lưng ghế phụ, “Sao nhìn ra được, nói tôi nghe xem?”
A Thuận cười khanh khách, “Không nói cho cậu biết.”
Đường vào làng rất gian nan, xe đi rất chậm, ven đường đều là rừng cây, rậm rạp che khuất mặt trời, con người như đang đi giữa sắc xanh rợp trời.
Tâm trạng A Thuận vui vẻ, bỗng nhiên cao giọng như hô khẩu hiệu, sau đó kéo dài giọng ra ngân nga một bài hát.
Giọng hát ấy vừa cao vừa trong, xuyên qua khoang xe bằng sắt như kèn lệnh, từng tiếng từng tiếng dần dần vút cao, dần dần vang xa. Giữa lá cây vang lên tiếng chim vỗ cánh bay vút lên trên cao, khu rừng yên tĩnh lập tức trở nên ồn ào.
Diệp Gia Thụ bất ngờ rướn người về phía sau, lựa một nhạc cụ ở hàng ghế sau gẩy mấy cái.
Nhạc cụ này dài gần bằng đàn tỳ bà, nhưng thùng đàn (hộp cộng hưởng) hình lục giác, nhỏ hơn đàn tỳ bà, chỉ có bốn dây, phía trên móc quai đeo màu đỏ và trắng làm bằng vải lụa. Âm sắc phát ra chói tai nhưng tươi sáng, vừa hay là một bản nhạc nền hoàn hảo với giọng ca của A Thuận.
Lời bài hát là tiếng địa phương cô nghe không hiểu, nhưng có thể lờ mờ nhận ra là một bản tình ca.
Lái xe gần hai tiếng đồng hồ, xe vào trong thôn. A Thuận và A Cát đều là người trong thôn, bố mẹ trong nhà nghe nói có khách đến nên đã dậy sớm bắt đầu chuẩn bị tiếp đón.
Trong thôn có rất nhiều dân tộc cùng cư trú, đều sống trong những ngôi nhà gạch làm từ đá và gỗ, ở giữa thấp thoáng cây cối rậm rạp.
Nhà A Thuận và A Cát còn có cô em gái bảy tám tuổi, tên là A Hỉ, cũng không sợ người lạ, vừa gặp mặt đã kéo Tống Uyển ra sau rửa tay.
Trong mảnh sân đằng sau có một vại nước, A Hỉ cầm gáo bầu múc nước trong vại chầm chậm đổ xuống tay Tống Uyển. Cô bé nói tiếng Hán không lưu loát cho lắm, lại còn nói lí nhí: “Chị ơi, chị thật xinh đẹp.”
Tống Uyển cười đáp: “A Hỉ cũng rất xinh.”
“Không... anh A Cát lúc nào cũng nói em xấu.” Cô bé chỉ gò má mình, “Em có tàn nhanh, mà tàn nhanh thì xấu lắm.”
“Nước Mỹ có một ngôi sao nhí tên là Lindsay Lohan, cũng có tàn nhang, hơn nữa còn nhiều hơn cả em, nhưng không hề ảnh hưởng đến việc mọi người đều cảm thấy cô ấy xinh đẹp.”
“Thật vậy ạ?”
“Đương nhiên.” Tống Uyển vuốt ve bím tóc mượt mà đen nhánh của cô bé, “Sau này lớn lên A Hỉ chắc chắn sẽ là đại mĩ nhân.”
Tống Uyển khựng lại, bỗng nhiên cảm nhận được một ánh mắt sắc bén. Cô quay đầu lại, thấy Diệp Gia Thụ đang đứng dưới mái hiên trước lối đi vào sân sau nhìn cô.
Trong nhà có người gọi A Hỉ, A Hỉ đáp vâng, bỏ gáo bầu xuống chạy vào trong. Chiếc gáo trôi bồng bềnh trong vại, như chiếc thuyền lá nhỏ trong con sóng.
Ăn xong cơm trưa, A Cát A Thuận vào thôn giúp đỡ, trong thôn đang dựng sân khấu biểu diễn cho buổi tối, những người đàn ông cao to mặc áo cộc tay khênh một đống nhạc cụ, dưới cái nắng chói chang mồ hôi chảy ra ướt đẫm lưng.
Tống Uyển không giúp được gì, liền đứng dưới bóng râm cây cọ lặng lẽ nhìn cái bóng của ấm trà và bát trà... Diệp Gia Thụ nhờ cô đứng trông, nói rằng đây là trà mà mẹ A Cát pha riêng cho họ, có cỏ có lá, ấm trà để rất lâu trong nước giếng để làm nguội, uống vào làm mát, giải nhiệt, giải nóng. Tống Uyển đã lén thử một hớp, tràn ngập hương vị kì lạ của thảo dược, nhưng càng uống càng thích, nhân lúc họ không chú ý, cô uống thêm hai chén nữa.
Không bao lâu sau, bục biểu diễn được dựng xong, A Cát và Diệp Gia Thụ cầm khăn mặt vắt trên vai lau mồ hôi, đi tới uống trà.
A Cát nhấc ấm trà lên áng chừng, lẩm bẩm: “... Sao lại sắp hết rồi? Đã bảo A Thuận uống tiết kiệm rồi mà.”
“...” Tống Uyển lơ đãng đưa mắt sang chỗ khác.
Diệp Gia Thụ uống một hớp trà, đặt chén trà lên chiếc ghế gỗ nhỏ rồi giũ vạt áo phông xuống.
A Cát nhìn anh: “Sao thế?”
“Hình như có con bọ bay vào lưng.” Anh lại giũ mạnh hơn.
A Cát vạch áo phông của anh ra xem, trên sống lưng trắng ngần của Diệp Gia Thụ không biết nổi mụn gì, cả mảng đỏ bừng, “Ôi trời, không xong rồi... mau đi tắm rồi bôi thuốc.”
“Không sao,” Diệp Gia Thụ kéo áo phông xuống, “Làm xong thì tính tiếp.”
Hai người đàn ông lại quay trở về sân khấu biểu diễn để điều chỉnh và thử các thiết bị âm thanh.
Ở đây nơi ngoài trời thì nóng, trong chỗ râm thì mát mẻ, Tống Uyển dựa lưng vào cây, không có gì để làm, cơn gió nóng từ nơi nắng nôi ngoài kia làm cô buồn ngủ.
Lúc mắt chuẩn bị khép lại, Diệp Gia Thụ bỗng từ phía xa chạy tới, trong tay cầm một cái chai màu xanh lá cây, không nói gì liền kéo lấy cánh tay cô, xịt cái chai ấy lên làn da để trần của cô.
“Này...” Còn chưa kịp ngăn lại thì Tống Uyển nhìn thấy mấy con chữ “Ngăn ngừa muỗi đốt” trên thân chai.
Anh xịt khắp lên mu bàn tay, bàn chân của cô như chai thuốc xịt muỗi là hàng miễn phí, Tống Uyển ngửi ngửi, “... Tôi cảm thấy mình không khác gì lọ dầu thơm di động vậy.”
Diệp Gia Thụ bật cười thành tiếng.
Chai dầu thơm mượn của một ông bác, dùng xong Diệp Gia Thụ mang đi trả, ánh nắng nhảy nhót kéo bóng lưng anh thật dài, như con diều hâu kiêu ngạo uyển chuyển nhảy trên sân khấu.
Ba giờ chiều, sân khấu đã được dựng xong, thiết bị ánh sáng và âm thanh cũng được điều chỉnh xong, hàng ghế gỗ dưới sân khấu được xếp chỉnh tề, chỉ chờ đến khi trời tối liên hoan ca múa nhạc chính thức mở màn.
Mọi người thu dọn dụng cụ về nhà, ba người Diệp Gia Thụ đi tới cái cây, A Thuận lắc lắc ấm trà, thấy bên trong không còn nước liền rầy rà: “Anh à, anh uống cũng không để lại cho em một giọt sao!”
“Chú ăn nói cẩn thận nhé, chú uống hết đấy chứ.”
“Em không uống mà.”
Bốn người đi về, Tống Uyển sợ nắng nên kéo khăn qua đỉnh đầu, quấn lại thật chặt. Cô đi cuối cùng, cách Diệp Gia Thụ nửa bước, nhìn anh cứ đi một đoạn lại thò tay ra sau lưng gãi bèn hỏi: “Vẫn chưa khỏi ư?”
“Mồ hôi ngấm vào, không sao đâu.”
Lúc về không đi con đường lúc đầu, mà đi con đường nhỏ hơn, hàng cây hai bên đường che khuất mặt trời, ánh nắng rọi xuống làm mùi tanh của cây cỏ xộc lên gay mũi.
A Cát dừng lại, bỗng nhiên hỏi: “Anh bạn Diệp, đi bơi không?”
Tống Uyển nhìn theo tầm mắt anh ta, phía trước thấp thoáng một con sông, hóa ra tiếng nước chảy nghe thấy ven đường không phải là ảo giác.
Đàn ông đa số đều không khác gì trẻ con, A Thuận và Diệp Gia Thụ nghe thầy liền lập tức xoa tay, ba người không hẹn mà cùng vạch lá cây bên đường ra, sải bước chạy nhanh về phía dòng sông.
Chỉ trong giây lát, giọng nói của Diệp Gia Thụ vọng qua lùm cây, “Cô đứng yên đấy chờ một lát nhé!”
Tống Uyển hơi do dự nhưng vẫn đi theo.
Đến khi vất vả vượt qua lùm cây cuối cùng, nhìn về phía dòng sông cô lập tức xấu hổ muốn quay đầu về... ba người đàn ông cao to hoàn toàn trần như nhộng, sải dài tay bơi, lúc chìm lúc nổi trong làn nước.
Tống Uyển về lại chỗ cũ, trông đồ mà ba người họ vứt lại, chờ khoảng mười phút thì nghe thấy tiếng cười từ đầu kia lùm cây vọng ra. Nhìn qua kẽ lá, anh em A Thuận và A Cát đã mặc xong quần áo, Diệp Gia Thụ chưa mặc áo, chiếc áo phông màu đen ướt rượt được anh cầm trong tay. Nước trên người vẫn chưa khô hết, giữa lá cây xanh ngát, làn da của anh càng thêm trắng sáng thu hút.
Ba người cười cười nói nói quay trở lại, khi vạch lùm cây ra, ánh mắt Diệp Gia Thụ đối diện với Tống Uyển, anh bỗng cảm thấy xấu hổ vô cùng. Vành tai đỏ bừng, anh quay người đi vắt chiếc áo phông đẫm nước, sau đó mặc kệ nó vẫn còn ướt cứ thế mặc vào.
Đến nhà anh em A Cát, Diệp Gia Thụ tìm A Thuận mượn một bộ quần áo, A Cát, A Thuận và A Hỉ đều thay bộ trang phục truyền thống dân tộc Lật Túc.
Ăn cơm tối ở nhà xong, gia đình A Cát lục tục xuất phát vào thôn.
Trời sắp tối, ánh nắng còn sót lại phản chiếu xuống nước, mây khói lãng đang trên ngọn cây, chim bay về tổ trong chiều tà, nước xanh mặt trời đỏ, người như đi trong tranh.
Người trong thôn dần dần đông, vây kín dưới sân khấu không còn một kẽ hở. Tống Uyển không ngồi ở hàng ghế khán giả, được Diệp Gia Thụ dẫn đến nơi đặt thiết bị âm thanh ở phía sau. Anh giúp cô bê một cái ghế vào, nhét vào tay cô chai dầu thơm không biết lấy từ khi nào, đoạn nói với cô: “Cô ngồi đây xem nhé.”
Không bao lâu sau, A Hỉ ra phía sau sân khấu tìm anh trai mình, thấy Tống Uyển, cô bé đi tới trước mắt cô, ngắc ngứ hỏi: “... Chị ơi, em xem với chị được không?”
Tống Uyển kéo A Hỉ tới trước người mình, cười đáp: “Được chứ.”
Một bài ca múa bắt đầu, mở màn liên hoan ca nhạc tối nay. Tiết mục là màn ca múa của các dân tộc, cô nghe không hiểu, nhưng nghe không hiểu có sự thú vị của nghe không hiểu.
A Cát dựng máy quay phim trong chỗ ngồi khán giả, A Thuận chịu trách nhiệm phía sau cánh gà, Diệp Gia Thụ phụ trách âm thanh. Anh đứng bên cạnh Tống Uyển, trong lúc tiết mục biểu diễn thỉnh thoảng quay đầu sang nhìn cô, cô đang bế A Hỉ xem rất tập trung.
Liên hoan kết thúc thì bắt đầu đốt lửa, mọi người dù là diễn viên hay khán giả đều tay nắm tay nhảy múa xung quanh đống lửa. A Cát và A Thuận cũng gia nhập, Diệp Gia Thụ ấn nút tắt âm thanh của loa, trong màn đêm chỉ còn vang tiếng hát của mọi người hòa vào nhau.
Diệp Gia Thụ nghiêng đầu hỏi Tống Uyển: “Cô đi không?”
Tống Uyển lắc đầu.
Anh cũng không nài nỉ thêm, lấy điếu thuốc trong túi ra châm, kéo ghế lại gần ngồi bên cạnh Tống Uyển.
“Chơi vui không?”
Tống Uyển gật đầu.
Hai người nhìn đám đông đang nhảy múa.
Bỗng nghe thấy một tiếng “bùm”, bầu trời sáng bừng, từng chùm pháo hoa màu đỏ đột nhiên nở rộ.
Tống Uyển giật mình rụt cổ lại, theo phản xạ nhìn theo tiếng động phát ra, từng bông hoa nở rồi lại tàn, tàn rồi lại nở.
Tiếng vỗ tay, tiếng hò hét vang vọng như thủy triều dâng.
Diệp Gia Thụ cất to giọng hỏi: “Muốn xem ở nơi gần hơn không?”
“Được thôi.”
Anh vứt điếu thuốc xuống đất lấy chân dập tắt, chợt kéo tay cô chạy như bay ra ngoài.
Tống Uyển suýt nữa ngã vì bị anh kéo, lảo đảo vội vàng chạy theo.
Hai người họ chạy đến đường lớn, nghe thấy tiếng “rừm rừm” của động cơ, đúng lúc có một chiếc máy kéo nhả khói chạy qua.
Diệp Gia Thụ lại hỏi: “Muốn ăn kem không?”
Trên bầu trời pháo nổ đì đùng, Tống Uyển không nghe rõ: “Gì cơ?”
Anh chặn cái xe lại, hỏi ông bác lái máy kéo mấy câu, sau đó hất cằm với cô, “Lên xe!”
“Lên xe?”
Diệp Gia Thụ đi tới, “Sẵn sàng nhé.”
Anh bỗng đưa tay ra, vững vàng ôm lấy eo cô nhấc lên. Tống Uyển giật mình vội vàng vịn lấy thanh chắn, cô quay đầu lại nhìn Diệp Gia Thụ, cắn răng nắm chặt thanh chắn nhảy lên thùng xe.
Diệp Gia Thụ nhảy theo sau, động tác nhẹ bẫng.
Chiếc máy kéo chở tre trúc, bọn họ nằm xuống, xe kéo lạch xạch chạy trên đường bùn đất, mỗi lần pháo hoa tàn lại để lộ màn đêm đen kịt nặng nề, những đốm nhỏ li ti rơi vào trong mắt như sợ bị rớt lại phía sau.
Diệp Gia Thụ gối đầu lên cánh tay, chân nọ vắt lên chân kia. Một chiếc lá trúc cọ vào mặt anh, anh thò tay ngắt nó xuống, lấy ngón tay lau sạch chiếc lá rồi đặt bên môi, dùng sức thổi một hơi thật cao, như tiếng chim hót.
Tống Uyển như chìm trong làn nước dập dềnh, màn đêm và tiếng huýt sáo của Diệp Gia Thụ như cơn sóng nhẹ nhàng vỗ về lấy cô, như đang nửa mê nửa tỉnh, yên tĩnh mà ngẩn ngơ.
Khoảnh khắc này, dù chỉ là khoảnh khắc này mà thôi, cô cảm thấy mình được giải thoát khỏi gông cùm của Đường Kiển Khiêm, trong tiếng tim đập rõ ràng cô trào dâng khát vọng đã lâu không có. Dằn vặt cô, cũng làm cô đau nhói. Khát vọng được sống.
Máy kéo dừng lại ở bãi đất trống trước cửa cửa hàng tạp hóa lớn nhất trong thôn, Diệp Gia Thụ nói cảm ơn, cùng Tống Uyển nhảy xuống xe.
Tủ lạnh được đặt dưới mái hiên trước cửa, ngọn đèn bên ngoài sáng lờ mờ, đám muỗi bay xung quanh bóng đèn kêu vo ve.
Mở tủ lạnh ra, hơi lạnh phả vào mặt.
“Thích vị gì?”
“Dây tây.”
“Không có.”
“Chocolate.”
“Không có.”
“Xoài.”
“Cũng không có.”
“Vậy có vị gì?”
“Chỉ có cái này.” Diệp Gia Thụ lấy cây kem đã đông cứng như đá ra.
“...”
“Ăn tạm đi.”
Hai người men theo con đường đá quay trở về, vừa đi vừa nhai cây kem rôm rốp.
Trên con đường đá có một hàng cột điện vừa mới dựng lên, chưa có đèn đường, nhưng trăng sáng vằng vặc, ruộng nước hai bên đều được chiếu sáng, có thể nghe thấy tiếng ếch nhái kêu. Pháo hoa đã bắn xong, khắp núi rừng đều tĩnh lặng.
“Tống Uyển.”
“Ừ?” Cô quay đầu lại.
Diệp Gia Thụ đang nhìn cô, ánh mắt ấy làm cô cảm thấy thật lạ lẫm, hình như anh không chỉ nhìn cô, mà còn đang nhìn thấu những thứ bản chất hơn, những thứ mà không thể không khuất phục số mệnh.
Anh ngậm cây kem, cánh tay đan vào nhau đặt sau gáy, lời nói ậm ờ không rõ: “Hai chúng ta khá giống nhau đấy chứ.”
Kẻ hèn nhát mới biết cách tỏ vẻ không sao, nhưng bọn họ lại không đủ yếu hèn, mới bị trách nhiệm vốn dĩ chẳng quan trọng trói buộc, cả cuộc đời bị nhốt trong lồng giam trong thể giải thoát.
Anh ngưỡng mộ A Thuận, A Cát và A hỉ, trong chốn thế gian mênh mông họ sống như đồng lúa xanh ngát dưới ánh trăng, đung đưa trong gió, chẳng chịu nghe lệnh ai.
Tống Uyển cảm thấy nỗi đau dần khoét rỗng tim mình như băng tuyết, đúng vậy, tại sao cô lại thấy sợ hãi và khao khát được sưởi ấm đến thế, bởi vì chính là vậy.
Nhưng nếu không biết đến sự giống nhau và quan tâm ấy, cô vốn không hề cảm thấy mình đã xót xa nhiều tới nhường nào.
(1) Người Lisu hay Người Lật Túc là một dân tộc thuộc Nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến, dân tộc này cư trú tại các khu vực đồi núi của Myanma, Tây nam Trung Quốc, Thái Lan và bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.
(2) Xe cá mập: tiếng Trung là 面包车, một loại xe ô tô cỡ trung, không có khoang hành lý và phần động cơ nhô ra khỏi xe
/21
|