Dường như con người ta có một sở thích lạ đời là luôn say mê trước những thứ phế phẩm ôi thiu của Tự nhiên.
Rượu vang chẳng hạn. Thứ nước sóng sánh hơi men mà chúng ta lịch lãm mời nhau trên bàn tiệc, thực chất chỉ là nước ép nho dập nát được chưng cất cả chục năm trời, ám biết bao bụi thời gian và ủ trong những thùng gỗ tàn cây mục.
Hay phô mai béo ngậy nhìn qua đã thòm thèm chẳng qua cũng là sữa bò, sữa dê đông đặc và lên men, thậm chí phải cấy vi khuẩn để tạo kết tủa – mà ngôn ngữ bình dân gọi là bị mốc, ghê chưa?
Rồi còn sữa chua – tức yagourt lên men – món khoái khẩu của các chị các cô tin rằng giúp giữ dáng, đẹp da. Hay nấm rơm chỉ có thể mọc từ rơm rạ, nấm truffle quý giá luôn mọc kín kẽ dưới gốc sồi, ẩn sâu trong đất và phải mất từ năm đến mười năm mới chín rụng…
Vậy nên, cũng chẳng có gì lạ, nếu con người ta không thể dứt ra khỏi những thứ phế phẩm ôi thiu của Ký ức.
Dù cho cũ càng, dù cho ám bụi thời gian, và thậm chí cho dù mốc meo kết tủa những sai lầm, ngộ nhận, đổ vỡ… của những ngày đã qua, thì khi nhắc về Kỷ niệm, người ta vẫn cứ nghiễm nhiên giành hẳn cho nó một chỗ đứng đường hoàng-thậm chí nghênh ngang – trong lòng năm tháng. Như rượu vang càng ủ lâu càng nồng, đó ai không chếnh choáng khi đối diện ngày xưa? Như phô mai, lên mốc càng nhiều càng béo ngậy giòn tan, đố ai không chạnh lòng khi gặp lại, khi mà những bất đồng xốc nổi “anh đúng – em sai” “đã ít nhiều nhạt phải?”
Đời người kỳ thực rất ngắn, nhưng vì có Kỷ niệm nên mới phải trải dài mãi ra…
Con người ta bị “ghiền”, bị say sưa, bị mê đắm Kỷ niệm, riết rồi thấy cái gì ở hiện tại cũng hao hao mang dáng dấp của ngày cũ – người xưa. Chợt nhận ra có những điều cố xóa cũng chẳng thể quên. Vô thưởng vô phạt đến mức, chỉ bất giác bắt gặp một nụ cười, một giọng nói tựa hồ thân quen, là trái tim đã đập rộn ràng và đầu óc quay mòng trở lại những năm tháng đâu đâu. Nhưng quay về chỉ thấy ký ức bạc màu, kỷ niệm nát nhàu và hình ảnh “ai đó” đã phong rêu xanh xác từ lâu. Ngày xưa “vườn không nhà trống” vậy đó, mà hiện tại vẫn khẽ nhắc nhớ như thể chưa một lần buông tay… Rốt cuộc, cứ lấn cấn lừng khừng chẳng biết mình thuộc về quá khứ hay ngày nay, người xưa hay đương thời, phơi phới hay mốc meo?
Chớp mắt đã là quá khứ. Thở dài cũng sắp lãng quên…
Thôi dặn lòng nhớ kỹ có những thứ đừng nên nếm thử bao giờ, nhất là khi nó đã dán mác đề tên ghi rõ, thứ nhất là “phê phẩm”, thứ hai là “ôi thiu”. Dù sao rượu uống nhiều dễ làm chếnh choáng hư thân, phô mai ăn nhiều dễ béo và dư cholesterol… Kỷ niệm nhớ nhiều dễ nặng lòng và hụt hẫng niềm tin – chưa kể sẽ mốc meo lây lan sang cả hiện tại thì còn ai dám tới gột bỏ hết rêu phong dùm cho?!
Rượu vang chẳng hạn. Thứ nước sóng sánh hơi men mà chúng ta lịch lãm mời nhau trên bàn tiệc, thực chất chỉ là nước ép nho dập nát được chưng cất cả chục năm trời, ám biết bao bụi thời gian và ủ trong những thùng gỗ tàn cây mục.
Hay phô mai béo ngậy nhìn qua đã thòm thèm chẳng qua cũng là sữa bò, sữa dê đông đặc và lên men, thậm chí phải cấy vi khuẩn để tạo kết tủa – mà ngôn ngữ bình dân gọi là bị mốc, ghê chưa?
Rồi còn sữa chua – tức yagourt lên men – món khoái khẩu của các chị các cô tin rằng giúp giữ dáng, đẹp da. Hay nấm rơm chỉ có thể mọc từ rơm rạ, nấm truffle quý giá luôn mọc kín kẽ dưới gốc sồi, ẩn sâu trong đất và phải mất từ năm đến mười năm mới chín rụng…
Vậy nên, cũng chẳng có gì lạ, nếu con người ta không thể dứt ra khỏi những thứ phế phẩm ôi thiu của Ký ức.
Dù cho cũ càng, dù cho ám bụi thời gian, và thậm chí cho dù mốc meo kết tủa những sai lầm, ngộ nhận, đổ vỡ… của những ngày đã qua, thì khi nhắc về Kỷ niệm, người ta vẫn cứ nghiễm nhiên giành hẳn cho nó một chỗ đứng đường hoàng-thậm chí nghênh ngang – trong lòng năm tháng. Như rượu vang càng ủ lâu càng nồng, đó ai không chếnh choáng khi đối diện ngày xưa? Như phô mai, lên mốc càng nhiều càng béo ngậy giòn tan, đố ai không chạnh lòng khi gặp lại, khi mà những bất đồng xốc nổi “anh đúng – em sai” “đã ít nhiều nhạt phải?”
Đời người kỳ thực rất ngắn, nhưng vì có Kỷ niệm nên mới phải trải dài mãi ra…
Con người ta bị “ghiền”, bị say sưa, bị mê đắm Kỷ niệm, riết rồi thấy cái gì ở hiện tại cũng hao hao mang dáng dấp của ngày cũ – người xưa. Chợt nhận ra có những điều cố xóa cũng chẳng thể quên. Vô thưởng vô phạt đến mức, chỉ bất giác bắt gặp một nụ cười, một giọng nói tựa hồ thân quen, là trái tim đã đập rộn ràng và đầu óc quay mòng trở lại những năm tháng đâu đâu. Nhưng quay về chỉ thấy ký ức bạc màu, kỷ niệm nát nhàu và hình ảnh “ai đó” đã phong rêu xanh xác từ lâu. Ngày xưa “vườn không nhà trống” vậy đó, mà hiện tại vẫn khẽ nhắc nhớ như thể chưa một lần buông tay… Rốt cuộc, cứ lấn cấn lừng khừng chẳng biết mình thuộc về quá khứ hay ngày nay, người xưa hay đương thời, phơi phới hay mốc meo?
Chớp mắt đã là quá khứ. Thở dài cũng sắp lãng quên…
Thôi dặn lòng nhớ kỹ có những thứ đừng nên nếm thử bao giờ, nhất là khi nó đã dán mác đề tên ghi rõ, thứ nhất là “phê phẩm”, thứ hai là “ôi thiu”. Dù sao rượu uống nhiều dễ làm chếnh choáng hư thân, phô mai ăn nhiều dễ béo và dư cholesterol… Kỷ niệm nhớ nhiều dễ nặng lòng và hụt hẫng niềm tin – chưa kể sẽ mốc meo lây lan sang cả hiện tại thì còn ai dám tới gột bỏ hết rêu phong dùm cho?!
/39
|