Anh cả về nước.
Nhìn anh có vẻ hốc hác, mệt mỏi, hai mắt thâm quầng, râu ria xồm xoàm vì chắc không có thời gian hoặc chẳng để ý cạo. Anh cả trong bộ dáng này mất đi vẻ trắng trẻo đẹp trai kiểu thư sinh, trí thức thường ngày nhưng lại tăng thêm vài chục phần trăm độ man lì* khiến mấy chị điều dưỡng cứ lượn như chuồn chuồn báo mưa trước cửa phòng bệnh của mẹ.
*Man lì (manly): tính chất đàn ông, vẻ đàn ông.
Thư kí của mẹ nháy mắt nói với tôi, mấy ngày nay ảnh chỉ ngủ có hai tiếng một ngày. Tôi gật gật đầu, chợt nhận ra hình như đêm nào nằm viện tôi cũng ngủ được nhiều nhất là hai tiếng thôi thì phải. Đã vậy còn rất nhiều lần đang ngủ hoảng hốt bật dậy nhìn chằm chằm vào máy mornitoring xem mạch với huyết áp của mẹ, để biết mẹ chắc chắn còn sống.
Anh cả vỗ nhẹ vào vai tôi. Ảnh không nói gì, nhưng tôi đoán ảnh định nói: Em vất vả rồi.
Ba mẹ là của chung, còn phân biệt ai vất vả ai không sao?
Anh cả trở về, ảnh tranh hết việc của cả tôi, của cả chị hộ lý, y tá, thậm chí bác sĩ trực cũng nói ảnh tranh cả việc của họ. Ảnh nói chuyện với mẹ nhiều lắm. Xin lỗi mẹ vì không bên cạnh chăm sóc mẹ, và cuối cùng tôi thấy ảnh vừa khóc vừa nói:
- Mẹ! Xin lỗi vì con không tìm được ba cho mẹ.
Ngày thứ mười một
Hôm nay Bình Bình về nước, tôi cùng anh Minh ra sân bay đón chị ấy. Trông Bình Bình cũng mỏi mệt vô cùng. Chị ấy ngồi ở hàng ghế phía sau, nhắm mắt nghỉ ngơi.
Điện thoại của chị liên tục báo tin. Tôi khó chịu nhắc chị tắt điện thoại đi mà nghỉ. Bình Bình uể oải mở điện thoại ra thì chợt bả ngồi thẳng người, chăm chú đọc cái gì đó. Rồi bất chợt hét lên, nhoài người về phía trước, tóm lấy tay tôi kéo xuống. Anh Minh phải vội vàng cho xe táp vào lề.
Khi cả ba chúng tôi cùng nhìn vào màn hình điện thoại thì tôi nhìn thấy một bức ảnh. Nước ảnh khá mờ nhưng có thể nhận ra đó là một người đàn ông châu Á, vóc dáng người đó gần giống ba. Một fan hâm mộ người Indo của Bình Bình đã đăng bức ảnh trên trang fanpage của Bình Bình. Trong bức ảnh là một người đàn ông nằm trên boong một con thuyền nhỏ rách nát gần một đảo nhỏ ít người qua lại ở phía Nam Indo. Anh Minh lập tức liên hệ với đội tìm kiếm. Bức ảnh cũng lập tức được gửi đi để điều tra. Bình Bình vội vàng gọi quản lý để đặt vé máy bay quay trở lại Indo, nhưng chuyến sớm nhất là sáu giờ sau đó. Thế nên chúng tôi quyết định trở về bệnh viện trước.
Anh cả và Bình Bình quay trở lại Indo. Tôi ngồi lại bên giường mẹ, lật mở trang tiếp theo của cuốn sách Tiếng Chim hót trong bụi mận gai nhưng chữ nghĩa cứ như nhảy múa trong đầu tôi vậy. Tôi gập sách. Học cách anh cả cầm tay mẹ mà không ảnh hướng tới đống dây dợ gắn trên tay. Tôi không muốn lần nào nói chuyện cũng sờ trán mẹ.
- Lần này lại nhầm nữa thì sao hả mẹ?
Một lần ôm hy vọng để rồi thất vọng khiến tôi sợ lại phải hy vọng. Tôi áp má vào mu bàn tay mẹ, lẩm bẩm.
- Anh cả, Bình Bình, An An đều đi tìm ba mà không thấy. Mẹ bảo bộ ba siêu nhân nhà mình chẳng gì là không làm được. Nhưng lần này lại nhầm nữa thì sao hả mẹ? Mẹ tỉnh lại đi. Bộ ba siêu nhân nhà mình vô dụng rồi, mẹ tỉnh lại đi hai kẻ tầm thường mẹ con ta cùng đi tìm ba, được không mẹ?
Huyết áp và mạch của mẹ đều tăng lên 10 nhịp. Tôi biết mẹ đang lắng nghe tôi. Nhưng lắng nghe thôi chưa đủ mẹ nhé. Phải cố gắng tỉnh dậy nữa cơ.
Ngày thứ mười hai (1)
Từ sáng đến giờ không có một chút tin tức nào cả. Tôi cố gắng làm gì đó để phân tán sự suy nghĩ. Chị điều dưỡng dạy tôi cách mát xa và vận động khớp tránh cho cơ thể bị loét và dính khớp do nằm lâu. Tôi lóng ngóng kéo chăn đắp ngang người mẹ lên nhìn thấy mẹ phải đóng bỉm, tôi vừa thò tay xoa bóp vừa lẩm bẩm:
- Hồi bé mẹ nhìn con đóng bỉm chán rồi, nên đừng ngại con nhìn mẹ đóng bỉm nhé.
- Mẹ mở mắt ra mà nhìn hoa bibi kìa, là bạn gái con tặng mẹ đó. Nhỏ dễ thương thế, đến thăm mẹ ba lần mà mẹ chẳng thèm để ý. Mẹ cứ thờ ơ với bạn gái con đi, rồi về già con dâu mẹ sẽ không thèm chăm mẹ đâu.
- 50 sắc thái của mẹ ấy, thành phim rồi, đang chiếu ngoài rạp đó, mẹ không muốn xem à?
- Ây da, anh cả hai nhăm rồi mà một mảnh tình rách cũng chưa có, còn đợi mẹ đi làm mai đó. Bà An An nhà mình thì cũng cuồng công việc không khác gì anh cả. Không có mẹ nhắc nhở thì hai người ấy chỉ biết đến công việc và công việc thôi.
- Bình Bình nữa, chị ấy nổi tiếng thế, mẹ chả bảo môi trường showbiz cám dỗ còn gì, không có mẹ giám sát sao được.
- Con nữa nè, năm sau con thi đại học rồi. Con không giống anh chị, chẳng biết định hướng học cái gì hết. Còn đợi mẹ tư vấn nữa nè…
…
Ngó thấy chị hộ lý ra ngoài lấy nước chưa về. Tôi ấp úng nói nhỏ:
- Đại khái là bọn con đều cần mẹ, mẹ à, tỉnh lại đi…
Ngày thứ mười hai (2)
Nửa đêm khát nước, tôi mò dậy tìm chai nước uống. Bà hộ lý trực đêm ngủ lăn lông lốc trên ghế sofa. Nếu không phải mẹ đã qua giai đoạn nguy hiểm chắc tôi đã bực mà đá cho bà ta một cái. Bảo sao người bệnh cứ phải cần người nhà tới chăm, vì chỉ người nhà mới chăm nom hết lòng được.
Đang tính leo lên giường thì máy monitoring kêu. Tôi thấy nhịp tim và huyết áp của mẹ tăng tới 140/90 mmHg và 100 nhịp/phút thì vội vàng bấm nút cấp cứu. Bác sĩ rõ ràng bảo tình trạng nguy hiểm đã qua rồi mà, tôi lạnh toát cả người, nắm chặt tay mẹ.
Tiếng chân nhân viên chạy tới vang lên trong đêm tối rất rõ ràng, nhưng cái xiết nhẹ bàn tay của mẹ vẫn khiến tôi cảm nhận được. Tôi nhìn vội xuống bàn tay mình, nhìn vội mẹ nhưng không thấy thêm phản ứng gì. Tôi kích động nắm tay mẹ chặt hơn, gào to gọi mẹ. Anh trai Nụ thấy tôi kích động như vậy vội ôm tôi kéo ra. Nhưng trong một giây trước khi người ta gỡ tay tôi ra thì ai cũng nhìn thấy bàn tay mẹ khẽ nắm lại giữ ngón tay trỏ của tôi.
Một bác sĩ khác vội mở mắt soi đồng tử của mẹ rồi yêu cầu tiêm thuốc gì đó. Anh trai Nụ cũng kéo vội tôi tới bên đầu giường mẹ, bảo tôi gọi mẹ. Tôi như cái máy liên tục lặp đi lặp lại hai câu: “Mẹ ơi!” và “Con là Vũ nè mẹ!”
Chẳng biết tôi đã gọi bao nhiêu câu “Mẹ ơi” thì cuối cùng hàng mi mẹ khẽ run rẩy. Ai đó giảm ánh sáng đầu giường và tôi thấy mẹ mở mắt. Tôi gào lớn: Mẹ ơi.
Mẹ không xoay đầu lại được, nhưng tròng mắt mẹ chuyển về phía tôi. Tôi biết mẹ nghe thấy tôi gọi, tôi biết mẹ đang nhìn tôi.
Các bác sĩ cần kiểm tra kĩ lưỡng hơn tình trạng của mẹ, nên tôi được mời ra bên ngoài chờ. Tôi bấy giờ mới phát hiện ra mặt mình đầy nước. Vốn định rửa mặt rồi gọi cho anh chị thì điện thoại của tôi reo vang.
Tôi nhìn đồng hồ trên điện thoại: 12 giờ 01 phút. Số điện thoại gọi đến có mã vùng Indo.
Nhìn anh có vẻ hốc hác, mệt mỏi, hai mắt thâm quầng, râu ria xồm xoàm vì chắc không có thời gian hoặc chẳng để ý cạo. Anh cả trong bộ dáng này mất đi vẻ trắng trẻo đẹp trai kiểu thư sinh, trí thức thường ngày nhưng lại tăng thêm vài chục phần trăm độ man lì* khiến mấy chị điều dưỡng cứ lượn như chuồn chuồn báo mưa trước cửa phòng bệnh của mẹ.
*Man lì (manly): tính chất đàn ông, vẻ đàn ông.
Thư kí của mẹ nháy mắt nói với tôi, mấy ngày nay ảnh chỉ ngủ có hai tiếng một ngày. Tôi gật gật đầu, chợt nhận ra hình như đêm nào nằm viện tôi cũng ngủ được nhiều nhất là hai tiếng thôi thì phải. Đã vậy còn rất nhiều lần đang ngủ hoảng hốt bật dậy nhìn chằm chằm vào máy mornitoring xem mạch với huyết áp của mẹ, để biết mẹ chắc chắn còn sống.
Anh cả vỗ nhẹ vào vai tôi. Ảnh không nói gì, nhưng tôi đoán ảnh định nói: Em vất vả rồi.
Ba mẹ là của chung, còn phân biệt ai vất vả ai không sao?
Anh cả trở về, ảnh tranh hết việc của cả tôi, của cả chị hộ lý, y tá, thậm chí bác sĩ trực cũng nói ảnh tranh cả việc của họ. Ảnh nói chuyện với mẹ nhiều lắm. Xin lỗi mẹ vì không bên cạnh chăm sóc mẹ, và cuối cùng tôi thấy ảnh vừa khóc vừa nói:
- Mẹ! Xin lỗi vì con không tìm được ba cho mẹ.
Ngày thứ mười một
Hôm nay Bình Bình về nước, tôi cùng anh Minh ra sân bay đón chị ấy. Trông Bình Bình cũng mỏi mệt vô cùng. Chị ấy ngồi ở hàng ghế phía sau, nhắm mắt nghỉ ngơi.
Điện thoại của chị liên tục báo tin. Tôi khó chịu nhắc chị tắt điện thoại đi mà nghỉ. Bình Bình uể oải mở điện thoại ra thì chợt bả ngồi thẳng người, chăm chú đọc cái gì đó. Rồi bất chợt hét lên, nhoài người về phía trước, tóm lấy tay tôi kéo xuống. Anh Minh phải vội vàng cho xe táp vào lề.
Khi cả ba chúng tôi cùng nhìn vào màn hình điện thoại thì tôi nhìn thấy một bức ảnh. Nước ảnh khá mờ nhưng có thể nhận ra đó là một người đàn ông châu Á, vóc dáng người đó gần giống ba. Một fan hâm mộ người Indo của Bình Bình đã đăng bức ảnh trên trang fanpage của Bình Bình. Trong bức ảnh là một người đàn ông nằm trên boong một con thuyền nhỏ rách nát gần một đảo nhỏ ít người qua lại ở phía Nam Indo. Anh Minh lập tức liên hệ với đội tìm kiếm. Bức ảnh cũng lập tức được gửi đi để điều tra. Bình Bình vội vàng gọi quản lý để đặt vé máy bay quay trở lại Indo, nhưng chuyến sớm nhất là sáu giờ sau đó. Thế nên chúng tôi quyết định trở về bệnh viện trước.
Anh cả và Bình Bình quay trở lại Indo. Tôi ngồi lại bên giường mẹ, lật mở trang tiếp theo của cuốn sách Tiếng Chim hót trong bụi mận gai nhưng chữ nghĩa cứ như nhảy múa trong đầu tôi vậy. Tôi gập sách. Học cách anh cả cầm tay mẹ mà không ảnh hướng tới đống dây dợ gắn trên tay. Tôi không muốn lần nào nói chuyện cũng sờ trán mẹ.
- Lần này lại nhầm nữa thì sao hả mẹ?
Một lần ôm hy vọng để rồi thất vọng khiến tôi sợ lại phải hy vọng. Tôi áp má vào mu bàn tay mẹ, lẩm bẩm.
- Anh cả, Bình Bình, An An đều đi tìm ba mà không thấy. Mẹ bảo bộ ba siêu nhân nhà mình chẳng gì là không làm được. Nhưng lần này lại nhầm nữa thì sao hả mẹ? Mẹ tỉnh lại đi. Bộ ba siêu nhân nhà mình vô dụng rồi, mẹ tỉnh lại đi hai kẻ tầm thường mẹ con ta cùng đi tìm ba, được không mẹ?
Huyết áp và mạch của mẹ đều tăng lên 10 nhịp. Tôi biết mẹ đang lắng nghe tôi. Nhưng lắng nghe thôi chưa đủ mẹ nhé. Phải cố gắng tỉnh dậy nữa cơ.
Ngày thứ mười hai (1)
Từ sáng đến giờ không có một chút tin tức nào cả. Tôi cố gắng làm gì đó để phân tán sự suy nghĩ. Chị điều dưỡng dạy tôi cách mát xa và vận động khớp tránh cho cơ thể bị loét và dính khớp do nằm lâu. Tôi lóng ngóng kéo chăn đắp ngang người mẹ lên nhìn thấy mẹ phải đóng bỉm, tôi vừa thò tay xoa bóp vừa lẩm bẩm:
- Hồi bé mẹ nhìn con đóng bỉm chán rồi, nên đừng ngại con nhìn mẹ đóng bỉm nhé.
- Mẹ mở mắt ra mà nhìn hoa bibi kìa, là bạn gái con tặng mẹ đó. Nhỏ dễ thương thế, đến thăm mẹ ba lần mà mẹ chẳng thèm để ý. Mẹ cứ thờ ơ với bạn gái con đi, rồi về già con dâu mẹ sẽ không thèm chăm mẹ đâu.
- 50 sắc thái của mẹ ấy, thành phim rồi, đang chiếu ngoài rạp đó, mẹ không muốn xem à?
- Ây da, anh cả hai nhăm rồi mà một mảnh tình rách cũng chưa có, còn đợi mẹ đi làm mai đó. Bà An An nhà mình thì cũng cuồng công việc không khác gì anh cả. Không có mẹ nhắc nhở thì hai người ấy chỉ biết đến công việc và công việc thôi.
- Bình Bình nữa, chị ấy nổi tiếng thế, mẹ chả bảo môi trường showbiz cám dỗ còn gì, không có mẹ giám sát sao được.
- Con nữa nè, năm sau con thi đại học rồi. Con không giống anh chị, chẳng biết định hướng học cái gì hết. Còn đợi mẹ tư vấn nữa nè…
…
Ngó thấy chị hộ lý ra ngoài lấy nước chưa về. Tôi ấp úng nói nhỏ:
- Đại khái là bọn con đều cần mẹ, mẹ à, tỉnh lại đi…
Ngày thứ mười hai (2)
Nửa đêm khát nước, tôi mò dậy tìm chai nước uống. Bà hộ lý trực đêm ngủ lăn lông lốc trên ghế sofa. Nếu không phải mẹ đã qua giai đoạn nguy hiểm chắc tôi đã bực mà đá cho bà ta một cái. Bảo sao người bệnh cứ phải cần người nhà tới chăm, vì chỉ người nhà mới chăm nom hết lòng được.
Đang tính leo lên giường thì máy monitoring kêu. Tôi thấy nhịp tim và huyết áp của mẹ tăng tới 140/90 mmHg và 100 nhịp/phút thì vội vàng bấm nút cấp cứu. Bác sĩ rõ ràng bảo tình trạng nguy hiểm đã qua rồi mà, tôi lạnh toát cả người, nắm chặt tay mẹ.
Tiếng chân nhân viên chạy tới vang lên trong đêm tối rất rõ ràng, nhưng cái xiết nhẹ bàn tay của mẹ vẫn khiến tôi cảm nhận được. Tôi nhìn vội xuống bàn tay mình, nhìn vội mẹ nhưng không thấy thêm phản ứng gì. Tôi kích động nắm tay mẹ chặt hơn, gào to gọi mẹ. Anh trai Nụ thấy tôi kích động như vậy vội ôm tôi kéo ra. Nhưng trong một giây trước khi người ta gỡ tay tôi ra thì ai cũng nhìn thấy bàn tay mẹ khẽ nắm lại giữ ngón tay trỏ của tôi.
Một bác sĩ khác vội mở mắt soi đồng tử của mẹ rồi yêu cầu tiêm thuốc gì đó. Anh trai Nụ cũng kéo vội tôi tới bên đầu giường mẹ, bảo tôi gọi mẹ. Tôi như cái máy liên tục lặp đi lặp lại hai câu: “Mẹ ơi!” và “Con là Vũ nè mẹ!”
Chẳng biết tôi đã gọi bao nhiêu câu “Mẹ ơi” thì cuối cùng hàng mi mẹ khẽ run rẩy. Ai đó giảm ánh sáng đầu giường và tôi thấy mẹ mở mắt. Tôi gào lớn: Mẹ ơi.
Mẹ không xoay đầu lại được, nhưng tròng mắt mẹ chuyển về phía tôi. Tôi biết mẹ nghe thấy tôi gọi, tôi biết mẹ đang nhìn tôi.
Các bác sĩ cần kiểm tra kĩ lưỡng hơn tình trạng của mẹ, nên tôi được mời ra bên ngoài chờ. Tôi bấy giờ mới phát hiện ra mặt mình đầy nước. Vốn định rửa mặt rồi gọi cho anh chị thì điện thoại của tôi reo vang.
Tôi nhìn đồng hồ trên điện thoại: 12 giờ 01 phút. Số điện thoại gọi đến có mã vùng Indo.
/9
|