Tôi còn đang chạy bộ trên đường thì thấy có người chạy từ sau lưng tới, sau đó kẻ nọ chạy song song bên tôi, tôi đưa mắt nhìn sang xém chút vấp chân té sấp, người nọ là Hải Nam. Thấy tôi dừng lại anh cũng dừng lại vẫy tay chào tôi:
- Chào buổi sáng, em dậy cũng sớm đó.
- Chào. Nhà anh cũng ở khu này à?
- Trước kia tôi thuê nhà trọ gần bệnh viện, hôm qua mới mua lại căn nhà ở đầu đường.
Anh vừa nói vừa chỉ chỉ về phía cuối đường nơi căn nhà có giàn hoa giấy màu tim tím. Anh cười nói:
- Về sau là hàng xóm rồi, cần gì cứ nói với tôi một tiếng, tôi giúp em.
Tôi khẽ nhíu mày, mấy hôm trước anh ta vừa biết vị trí nhà trọ của tôi, hôm nay bỗng dưng thành hàng xóm... Tôi không ngăn được ý nghĩ nghi ngờ đang nảy nở trong đầu: anh ta đang cố ý tiếp cận mình. Hải Nam cười cười nói tiếp:
- Thật ra tôi mua nhà ở đây để tiện theo dõi khu này đấy, chắc em không biết cô nàng họa sĩ tôi nói với em cũng ở khu này đâu nhỉ. Nhà cô ấy nằm ở đầu dãy bên kia. Tôi và cô ấy hiện nay chỉ cách nhau một con đường.
Tôi hơi ngẩn người, vậy là tôi tự mình đa tình à? Anh ta thừa nhận là có ý định tiếp cận "chúng tôi" kìa, còn ở gần cô nàng họa sĩ nhất nữa. Dù tôi có bị đưa vào tầm ngắm hẳn là vòng ngoại vi...
- Có muốn đến thăm cô họa sĩ đó một lúc không?
- Cô ấy chào đón tôi sao?
Hải Nam cười nói:
- Sao lại không. Tuy cô ấy rất hoang mang với những hiện tượng lạ quanh mình nhưng sau khi gặp tôi, được tư vấn về m Linh, cô ấy đã bình tĩnh trở lại. Còn nói đùa muốn tập hợp người gặp tình trạng giống mình thành một nhóm Săn Linh, chuyên tìm hiểu tư vấn cho những người gặp chuyện tương tự lại không dám tiết lộ cho người khác biết.
Anh vừa nói vừa cười ha ha. Tôi cũng có chút ngẩn người. Biệt đội Săn Linh? Nghe cũng rất gì và này nọ đấy.
Tôi về nhà tắm rửa thay đồ, chín giờ tôi xuất hiện lần nữa để cùng Hải Nam sang thăm nhà cô nàng họa sĩ cũng bị m Linh bám như tôi.
Sau khi Hải Nam gọi điện thoại mới biết cô nàng đã sang phòng tranh cách đó hơn hai cây số. Hải Nam quyết định chở tôi sang đó. Tôi vừa vào đã thấy khung cảnh phải dùng hai từ "âm u" để hình dung. m u không phải do phòng thiếu sáng mà hàng loạt tranh vẽ trưng bày đều có nội dung u ám. Máu, lửa, đao kiếm, hành quyết, đạn rời nòng, đào tẩu... đều là những chủ đề gây ám ảnh. Hải Nam nói:
- Những bức tranh này đều được vẽ sau khi cô bé ấy bị bệnh.
Anh tự nhiên dẫn tôi đi xuyên qua cửa hông để vào gian phòng sát vách, tranh bên ấy lại là cả bầu trời trong sáng. Nào là mây, gió, cây cỏ, tình yêu, chim chóc, ong, bướm..
Hai gian phòng như hai thế giới hoàn toàn khác biệt. Khi tôi sang gian phòng thứ hai mới có người từ trong ra chào tôi và Hải Nam. Đó là một thiếu nữ tuổi tầm hai sáu hai tám, không khác tôi bao nhiêu, tóc dài ngang lưng, mắt phụng mài ngài, đôi môi có lớp son nhàn nhạt. Gương mặt không rõ có chăm sóc thường xuyên hay không lại rất mịn màng. Giọng nói cô gái cũng ngọt tựa chim oanh.
- Chào bác sĩ.
Nam cười nói:
- Hôm trước em muốn gặp người có biểu hiện bệnh lý giống mình, hôm nay tôi đưa vị này đến gặp em. Hai người làm quen đi.
Cô nàng họa sĩ vươn đôi tay với những ngón thon dài ra chào:
- Xin chào, tôi là Hải Ly, nghề nghiệp họa sĩ.
Tôi cũng đưa tay ra bắt tay Hải Ly.
- Xin chào, tôi là Thạch Thảo. Tôi là nhà văn, bút danh Dã Thảo.
- Thì ra là chị, tôi có đọc truyện của chị. Lâu rồi không thấy chị ra tác phẩm mới, chị quyết định gác bút thật sao?
Tôi cười ngượng nói:
- Tôi cũng gặp tình trạng giống với Hải Ly vậy. Tuy vẫn còn viết nhưng tất cả tác phẩm đều không như ý. Chúng rất thường xuyên tự mình hoàn thành. Nếu Hải Ly thích tôi có thể chia sẻ riêng cho bạn đọc.
- Được. Đây là danh thiếp của em. Phía sau có email cá nhân của em. Chị cứ gửi bản thảo cho em. Em nghe nói nhà xuất bản cũ chê truyện của chị. Nếu chị không chê, em có thể liên hệ bạn em xuất bản sách cho chị.
Tôi cười xua tay.
- Hải Ly cứ đọc nội dung trước rồi hãy nói tới chuyện xuất bản. Tác phẩm của tôi bây giờ cũng giống như những bức tranh Hải Ly treo phòng bên cạnh vậy. Làm sao có thể xuất ra? Thà để mọi người cho rằng tác giả thật sự gác bút. Xuất ra chỉ khiến mọi người bình phán tác giả nhập ma rồi thì chết tôi.
Hải Ly cười ha ha. Cô gái này quả nhiên đã đánh mất vẻ tuyệt vọng mà Hải Nam đã miêu tả trước đó cho tôi nghe. Cô ấy đã trở về làm con người vui vẻ hoạt bát vô tư lự. Không như tôi, bước đầu tiên bình thản đấy nhưng về sau càng đắm càng sâu.
Chia tay Hải Ly tôi trở về nhà tra cứu vài cây thuốc đông y chữa tai mũi họng rồi quăng vào trong truyện.
"Sau khi gác lại chuyện nhất định phải trở về Trần gia Sơn trang Ngọc Phụng cảm thấy như vừa gở xuống tảng đá trong lòng. Đầu óc cũng minh mẫn hơn, cô nhớ ra trong quyển y tịch của bà tổ có vài loại thảo dược có thể chữa được bệnh về tai và mũi. Những cây thuốc bao gồm...
Ngọc Phụng băng bó vết thương cho Kiến An rồi cho anh uống thuốc an thần. Sau khi anh ngủ cô nàng đã vào núi hái những thứ thuốc mình vừa nhớ được để trị tai và mũi cho Kiến An.
Sau đó cô tìm thôn làng cạnh đó "mua trộm" cái nồi để sắc thuốc. Khi cô trở về Kiến An vẫn chưa tỉnh lại. Cô lại trở ra ngoài thu gom cũi và đá xếp thành bếp lò để bắt đầu nấu thuốc."
Bạn có muốn biết hai từ "mua trộm" tôi dùng từ ấy đến nay là gì không, là lén chôm đồ rồi bỏ tiền lại đấy. Xem như tôi mua đồ chỉ không dám chạm mặt với chủ nhà, haha.
Gấp những dòng dẫn truyện cho quyển mới tôi lật lại những quyển vở trước đó để đọc. Câu chuyện tuy có chút bi thương nhưng không còn cảm giác tự thân trải nghiệm nữa, tôi không cảm nhận được những xót xa và bất đắc dĩ mà bản thân và Kiến An phải chịu trước đó. Tôi không rơi lệ, nhịp tim cũng nhẹ nhàng không cảm thấy quặng đau như khoảnh khắc tự mình cùng Kiến An vào sinh ra tử.
Hóa ra tôi lạnh lùng và vô cảm đến thế. Nhân vật tôi viết ra trước kia cũng chịu cảnh bi thương đến tận cùng mà tôi vẫn chưa chịu buông tha, muốn đày đọa, cứ cho rằng ngược đãi nhân vật bao nhiêu đó vẫn còn chưa đủ. Độc giả đều nói tôi là mẹ ghẻ của nhân vật, tôi vẫn cảm thấy mình chưa đủ ác, vì sao ai cũng đồng tình với nhân vật rồi quay sang chỉ trích tôi. Tôi cứ thế viết thêm nhiều câu chuyện, đau thương đến tận cùng...
Khẽ thở dài gấp vở, tôi gửi cho Hải Ly một bản truyện tôi viết trước đó, không phải là truyện Phong Trần Ký mà tôi đang viết. Tôi hy vọng cô nàng hiểu được sự bất đắc dĩ của mình.
Khi tôi mở mắt ra lần nữa đã thấy mình ngồi bên bếp lửa, thuốc cũng cạn vừa. Lúc này tôi mới cảm thấy mình hack game ngu, chôm cái nồi lại không vớ luôn cái chén, giờ chẳng biết đổ nước thuốc vào thứ gì cho Kiến An uống. Chả nhẽ cho anh bưng cả nồi lên uống???
Tôi dập lửa rồi ra khỏi hang động nhìn đông nhìn tây xem có thứ gì thay thế chén hay không, cũng may gần đó có bụi tre to nên tôi bay sang chặt tre làm vật chứa. Khi tôi trở về thấy Kiến An đã tỉnh, anh ngồi thu mình lại. Dưới cằm anh hôm nay lún phún râu khiến gương mặt xinh đẹp đó càng đượm vẻ phong trần, không còn là bức tranh thủy mặc mà tôi hết lần này đến lần khác muốn đóng khung giữ lại.
Tôi choàng tay qua ôm lấy Kiến An, anh khẽ run người một cái mới phản ứng lại tôi. Như bao lần trước anh lần sờ mặt tôi để xác nhận người đến là tôi. Tôi nhẹ nhàng viết lên lưng anh:
"Tôi đột nhiên nhớ ra, bà tổ có truyền lại bài thuốc trị tổn thương tai. Tôi đã hái về nấu lên rồi. Vài ngày nữa sẽ ổn thôi."
Ở thế giới thực tôi vĩnh viễn cũng không muốn cho ai kỳ vọng ảo. Nhưng ở nơi này tôi tùy thời có thể đổi góc nhìn thượng đế để giúp người nên tôi quyết định cho Kiến An hy vọng. Khi ở tận cùng của tuyệt vọng, tia hy vọng duy nhất thường có tác dụng rất lớn. Tôi thật sự không đành lòng nhìn con người này sụp đổ, dung mạo này tiều tụy. Tôi muốn Kiến An nhà tôi phải lúc nào cũng trầm tĩnh, dáng vẻ đạo cốt tiên phong, là bức tranh thủy mặc tôi có thể ngắm bất cứ lúc nào mình muốn.
- Chào buổi sáng, em dậy cũng sớm đó.
- Chào. Nhà anh cũng ở khu này à?
- Trước kia tôi thuê nhà trọ gần bệnh viện, hôm qua mới mua lại căn nhà ở đầu đường.
Anh vừa nói vừa chỉ chỉ về phía cuối đường nơi căn nhà có giàn hoa giấy màu tim tím. Anh cười nói:
- Về sau là hàng xóm rồi, cần gì cứ nói với tôi một tiếng, tôi giúp em.
Tôi khẽ nhíu mày, mấy hôm trước anh ta vừa biết vị trí nhà trọ của tôi, hôm nay bỗng dưng thành hàng xóm... Tôi không ngăn được ý nghĩ nghi ngờ đang nảy nở trong đầu: anh ta đang cố ý tiếp cận mình. Hải Nam cười cười nói tiếp:
- Thật ra tôi mua nhà ở đây để tiện theo dõi khu này đấy, chắc em không biết cô nàng họa sĩ tôi nói với em cũng ở khu này đâu nhỉ. Nhà cô ấy nằm ở đầu dãy bên kia. Tôi và cô ấy hiện nay chỉ cách nhau một con đường.
Tôi hơi ngẩn người, vậy là tôi tự mình đa tình à? Anh ta thừa nhận là có ý định tiếp cận "chúng tôi" kìa, còn ở gần cô nàng họa sĩ nhất nữa. Dù tôi có bị đưa vào tầm ngắm hẳn là vòng ngoại vi...
- Có muốn đến thăm cô họa sĩ đó một lúc không?
- Cô ấy chào đón tôi sao?
Hải Nam cười nói:
- Sao lại không. Tuy cô ấy rất hoang mang với những hiện tượng lạ quanh mình nhưng sau khi gặp tôi, được tư vấn về m Linh, cô ấy đã bình tĩnh trở lại. Còn nói đùa muốn tập hợp người gặp tình trạng giống mình thành một nhóm Săn Linh, chuyên tìm hiểu tư vấn cho những người gặp chuyện tương tự lại không dám tiết lộ cho người khác biết.
Anh vừa nói vừa cười ha ha. Tôi cũng có chút ngẩn người. Biệt đội Săn Linh? Nghe cũng rất gì và này nọ đấy.
Tôi về nhà tắm rửa thay đồ, chín giờ tôi xuất hiện lần nữa để cùng Hải Nam sang thăm nhà cô nàng họa sĩ cũng bị m Linh bám như tôi.
Sau khi Hải Nam gọi điện thoại mới biết cô nàng đã sang phòng tranh cách đó hơn hai cây số. Hải Nam quyết định chở tôi sang đó. Tôi vừa vào đã thấy khung cảnh phải dùng hai từ "âm u" để hình dung. m u không phải do phòng thiếu sáng mà hàng loạt tranh vẽ trưng bày đều có nội dung u ám. Máu, lửa, đao kiếm, hành quyết, đạn rời nòng, đào tẩu... đều là những chủ đề gây ám ảnh. Hải Nam nói:
- Những bức tranh này đều được vẽ sau khi cô bé ấy bị bệnh.
Anh tự nhiên dẫn tôi đi xuyên qua cửa hông để vào gian phòng sát vách, tranh bên ấy lại là cả bầu trời trong sáng. Nào là mây, gió, cây cỏ, tình yêu, chim chóc, ong, bướm..
Hai gian phòng như hai thế giới hoàn toàn khác biệt. Khi tôi sang gian phòng thứ hai mới có người từ trong ra chào tôi và Hải Nam. Đó là một thiếu nữ tuổi tầm hai sáu hai tám, không khác tôi bao nhiêu, tóc dài ngang lưng, mắt phụng mài ngài, đôi môi có lớp son nhàn nhạt. Gương mặt không rõ có chăm sóc thường xuyên hay không lại rất mịn màng. Giọng nói cô gái cũng ngọt tựa chim oanh.
- Chào bác sĩ.
Nam cười nói:
- Hôm trước em muốn gặp người có biểu hiện bệnh lý giống mình, hôm nay tôi đưa vị này đến gặp em. Hai người làm quen đi.
Cô nàng họa sĩ vươn đôi tay với những ngón thon dài ra chào:
- Xin chào, tôi là Hải Ly, nghề nghiệp họa sĩ.
Tôi cũng đưa tay ra bắt tay Hải Ly.
- Xin chào, tôi là Thạch Thảo. Tôi là nhà văn, bút danh Dã Thảo.
- Thì ra là chị, tôi có đọc truyện của chị. Lâu rồi không thấy chị ra tác phẩm mới, chị quyết định gác bút thật sao?
Tôi cười ngượng nói:
- Tôi cũng gặp tình trạng giống với Hải Ly vậy. Tuy vẫn còn viết nhưng tất cả tác phẩm đều không như ý. Chúng rất thường xuyên tự mình hoàn thành. Nếu Hải Ly thích tôi có thể chia sẻ riêng cho bạn đọc.
- Được. Đây là danh thiếp của em. Phía sau có email cá nhân của em. Chị cứ gửi bản thảo cho em. Em nghe nói nhà xuất bản cũ chê truyện của chị. Nếu chị không chê, em có thể liên hệ bạn em xuất bản sách cho chị.
Tôi cười xua tay.
- Hải Ly cứ đọc nội dung trước rồi hãy nói tới chuyện xuất bản. Tác phẩm của tôi bây giờ cũng giống như những bức tranh Hải Ly treo phòng bên cạnh vậy. Làm sao có thể xuất ra? Thà để mọi người cho rằng tác giả thật sự gác bút. Xuất ra chỉ khiến mọi người bình phán tác giả nhập ma rồi thì chết tôi.
Hải Ly cười ha ha. Cô gái này quả nhiên đã đánh mất vẻ tuyệt vọng mà Hải Nam đã miêu tả trước đó cho tôi nghe. Cô ấy đã trở về làm con người vui vẻ hoạt bát vô tư lự. Không như tôi, bước đầu tiên bình thản đấy nhưng về sau càng đắm càng sâu.
Chia tay Hải Ly tôi trở về nhà tra cứu vài cây thuốc đông y chữa tai mũi họng rồi quăng vào trong truyện.
"Sau khi gác lại chuyện nhất định phải trở về Trần gia Sơn trang Ngọc Phụng cảm thấy như vừa gở xuống tảng đá trong lòng. Đầu óc cũng minh mẫn hơn, cô nhớ ra trong quyển y tịch của bà tổ có vài loại thảo dược có thể chữa được bệnh về tai và mũi. Những cây thuốc bao gồm...
Ngọc Phụng băng bó vết thương cho Kiến An rồi cho anh uống thuốc an thần. Sau khi anh ngủ cô nàng đã vào núi hái những thứ thuốc mình vừa nhớ được để trị tai và mũi cho Kiến An.
Sau đó cô tìm thôn làng cạnh đó "mua trộm" cái nồi để sắc thuốc. Khi cô trở về Kiến An vẫn chưa tỉnh lại. Cô lại trở ra ngoài thu gom cũi và đá xếp thành bếp lò để bắt đầu nấu thuốc."
Bạn có muốn biết hai từ "mua trộm" tôi dùng từ ấy đến nay là gì không, là lén chôm đồ rồi bỏ tiền lại đấy. Xem như tôi mua đồ chỉ không dám chạm mặt với chủ nhà, haha.
Gấp những dòng dẫn truyện cho quyển mới tôi lật lại những quyển vở trước đó để đọc. Câu chuyện tuy có chút bi thương nhưng không còn cảm giác tự thân trải nghiệm nữa, tôi không cảm nhận được những xót xa và bất đắc dĩ mà bản thân và Kiến An phải chịu trước đó. Tôi không rơi lệ, nhịp tim cũng nhẹ nhàng không cảm thấy quặng đau như khoảnh khắc tự mình cùng Kiến An vào sinh ra tử.
Hóa ra tôi lạnh lùng và vô cảm đến thế. Nhân vật tôi viết ra trước kia cũng chịu cảnh bi thương đến tận cùng mà tôi vẫn chưa chịu buông tha, muốn đày đọa, cứ cho rằng ngược đãi nhân vật bao nhiêu đó vẫn còn chưa đủ. Độc giả đều nói tôi là mẹ ghẻ của nhân vật, tôi vẫn cảm thấy mình chưa đủ ác, vì sao ai cũng đồng tình với nhân vật rồi quay sang chỉ trích tôi. Tôi cứ thế viết thêm nhiều câu chuyện, đau thương đến tận cùng...
Khẽ thở dài gấp vở, tôi gửi cho Hải Ly một bản truyện tôi viết trước đó, không phải là truyện Phong Trần Ký mà tôi đang viết. Tôi hy vọng cô nàng hiểu được sự bất đắc dĩ của mình.
Khi tôi mở mắt ra lần nữa đã thấy mình ngồi bên bếp lửa, thuốc cũng cạn vừa. Lúc này tôi mới cảm thấy mình hack game ngu, chôm cái nồi lại không vớ luôn cái chén, giờ chẳng biết đổ nước thuốc vào thứ gì cho Kiến An uống. Chả nhẽ cho anh bưng cả nồi lên uống???
Tôi dập lửa rồi ra khỏi hang động nhìn đông nhìn tây xem có thứ gì thay thế chén hay không, cũng may gần đó có bụi tre to nên tôi bay sang chặt tre làm vật chứa. Khi tôi trở về thấy Kiến An đã tỉnh, anh ngồi thu mình lại. Dưới cằm anh hôm nay lún phún râu khiến gương mặt xinh đẹp đó càng đượm vẻ phong trần, không còn là bức tranh thủy mặc mà tôi hết lần này đến lần khác muốn đóng khung giữ lại.
Tôi choàng tay qua ôm lấy Kiến An, anh khẽ run người một cái mới phản ứng lại tôi. Như bao lần trước anh lần sờ mặt tôi để xác nhận người đến là tôi. Tôi nhẹ nhàng viết lên lưng anh:
"Tôi đột nhiên nhớ ra, bà tổ có truyền lại bài thuốc trị tổn thương tai. Tôi đã hái về nấu lên rồi. Vài ngày nữa sẽ ổn thôi."
Ở thế giới thực tôi vĩnh viễn cũng không muốn cho ai kỳ vọng ảo. Nhưng ở nơi này tôi tùy thời có thể đổi góc nhìn thượng đế để giúp người nên tôi quyết định cho Kiến An hy vọng. Khi ở tận cùng của tuyệt vọng, tia hy vọng duy nhất thường có tác dụng rất lớn. Tôi thật sự không đành lòng nhìn con người này sụp đổ, dung mạo này tiều tụy. Tôi muốn Kiến An nhà tôi phải lúc nào cũng trầm tĩnh, dáng vẻ đạo cốt tiên phong, là bức tranh thủy mặc tôi có thể ngắm bất cứ lúc nào mình muốn.
/42
|