Thành phố trải qua một mùa nắng nóng cùng lác đác những cơn mưa rào. Tháng tư trôi qua trong vội vã, cũng gần cuối tháng năm, những cơn mưa cứ đến với nhịp độ nhanh và kéo dài hơn. Mọi người vẫn hối hả với công việc của mình. Phát sau đợt thi đã được nhận vào làm bác sĩ khoa nội, còn tôi sau một tuần trở về từ Duyên Hải cũng bắt đầu các đợt kiểm tra sức khỏe rồi bước vào phẫu thuật vào một ngày cuối tháng ba.
Sau hai tháng mọi thứ không có nhiều thay đổi ngoại trừ mái tóc được mang đi làm thành bộ tóc giả ngắn ngủn thì xem như trong hơn hai tháng này mọi biến đổi cũng không quá lớn. Bụng Mai đã nhô lên cao, mỗi khi cô ấy đi thăm tôi đều kệ nệ, có vẻ mệt mỏi hơn thường ngày.
Đầu tôi bắt đầu bớt đau, bác sĩ nói một tuần nữa có thể tháo băng đội tóc giả về nhà. Tôi không ưa mái tóc giả cụt ngủn đó nhưng có đỡ hơn không, con người tôi thật sự rất dễ nuôi.
Mọi người vẫn đến thăm tôi thường, lúc chưa nghỉ hè Thy giúp tôi trông tiệm, hè con bé cũng chính thức kí hợp đồng thực tập tại công ty gần ngoại ô thành phố. Mỗi ngày nó đạp xe mấy cây số đến nhóc Huy phải đau lòng đòi đưa nó đi, nhưng nó cứ khăn khăn đi xe đạp, hoặc ăn vạ không chịu tập đi xe máy. Tuổi trẻ, thật tốt!
Phát mỗi ngày hết giờ làm việc sẽ ở lại đây, xem như trực không công cho bệnh viện. Có chuyện gì chỉ cần gọi cậu ấy một tiếng, không cần đi đâu xa.
….
Nhìn mái tóc giả được trùm lên trên đầu, phủ đi vết thương với mấy cọng tóc đã mọc ra được mấy phân, tôi nhăn nhó: “Có kì lắm không?”
Phát mặc áo blouse trắng cầm bệnh án trong tay, nhìn tôi trân trối: “Không kì, phong cách lắm.”
“Hừ, phong cách nỗi gì, là ai tạo ra cái kiểu kì cục như vậy chứ!” Tôi càm ràm.
“Bà cô à, tóc cô có mấy sợi làm được mái tóc dày như vậy là làm khó người ta rồi.” Mai chống bụng bầu đẩy cửa bước vào, bĩu môi nói giọng không vui.
Tóc này là do cô ấy đặt làm, động chạm tới đứa con tinh thần cô ấy quả là không yên.
“Hôm nay cơn gió nào mang cậu đến đây vậy? Không cần đi làm à?” Tôi níu tay Phát, sợ cô ấy vì lời nói bâng quơ của tôi mà nhào qua cho tôi một cú lên cái đầu nhỏ đáng thương.
“Đón cậu về đi sẵn ăn chực một bữa.” Mai cười hì hì: “Thật ra thì đi mua đồ về nấu cơm lại quên không mang tiền. Hai người làm ơn cứu vớt kẻ đói đi.”
Phát lắc đầu trước sự hậu đậu của Mai, nhưng miệng vẫn chiều ý cô nàng. Ai nói người có thai là mẫu hậu chứ! Cậu ấy cười: “Được rồi, mười lăm phút nữa hết ca trực đến nhà tôi làm một bữa ngon đãi cậu.”
Mai cười ha ha: “Chỉ có cậu là tốt! Có điều tốt với mình một, tốt với ai kia mười.”
“Thấy cậu có thai mình không thèm chấp.” Tôi từ tốn nói, quăng mấy thứ không cần dùng nữa vào sọt rác đi ra ngoài.
Ngoài sân nắng kết thành một dãi, mấy cánh hoa hoàng hậu vẫn lung linh lay động lòng người. Màu vàng, thật tươi.
…
Cả tuần nay ở nhà làm đủ mọi công việc từ trong ngõ ngách góc kẹt đến tận hàng rào. Cuối cùng cũng thở phào, hài lòng với mấy thứ mà mình sắp đặt.
Tôi tắm sơ qua, thay cái quần jean dài cùng với đôi giày búp bê lững thững qua nhà Phát. Cô Diễm đang làm cơm trong phòng bếp, cô thấy tôi bước vào thì nói vọng ra: “Lát nữa đem cơm cho Phát luôn nhé, nó bảo cô làm thêm mấy phần chắc là cùng đồng nghiệp ăn.”
“Dạ, con biết rồi ạ. Con lên phòng anh ấy tìm một sắp hồ sơ để quên, lát nữa xuống phụ cô.”
Nói rồi tôi tung tăng lên lầu. Ba năm trước tu sửa lại nhà căn phòng này được nới rộng ra, bài trí cũng khác xưa một tí nhưng đáng buồn là lúc nào chúng cũng gọn gàng hơn bên phòng tôi. Cái bàn học ngày xưa được thay bằng cái bàn gỗ nhẹ, trên tường là mấy kệ sách toàn sách chuyên ngành bằng tiếng Anh, có vài cuốn viết bằng ngôn ngữ khác tôi đọc chẳng hiểu.
Sắp xếp lại mấy tờ giấy lộn xộn, tìm cái bìa hồ sơ mà cậu ấy cần, đem mấy cục giấy vo tròn bỏ vào sọt rác tôi mới phát hiện phía dưới chân bàn học còn có một cái hộp bằng gỗ, vừa in với khoảng trống. Thảo nào, lúc trước tôi cứ nghĩ là một ngăn tủ riêng nên không để ý.
Lòng tò mò nổi dậy, tôi khệ nệ lôi cái hộp nặng trịch ra. Cái hộp nhìn bên ngoài rất đẹp tôi nghĩ là đồ bên trong cũng thật quý giá, không kìm được mở ra xem.
Tôi giật mình, trong đó giống như cả một kho báo chứa tất cả những đồ gợi nhớ về quãng thời gian trong hồi ức của chúng tôi. Chiếc xe điều khiển, búp bê vải, mấy cuốn học vẽ tranh tô màu, mấy cái hoa khô đựng trong cái lọ thủy tinh nhỏ, nếu tôi nhớ không nhầm thì là hoa salem màu tím và trắng. Mở nắp, còn có mùi hương của lá cây khô xộc vào mũi. Đâu đó có người nói rằng: “Tình yêu của chúng ta sẽ luôn vững bền và tươi đẹp như hoa Salem cho dù cuộc sống này không còn nữa.” Không biết tình cảm giữa tôi và cậu sẽ bền vững cho đến bao giờ, nhưng tôi nguyện tin rằng, giữa chúng tôi vẫn còn thứ để níu giữ không phải chỉ là tình yêu. Tôi đóng nắm hộp thủy tinh lại, cột lại cái nơ đã sờn qua bao năm tháng rồi đặt lên bàn làm việc của cậu. Không biết cậu ấy có nhớ hay không?
Lần đó đi Đà Lạt, tôi cố tình mang về còn định trồng ngoài sân. Nhưng thời tiết khác biệt giữa hai thành phố, hoa cứ vậy mà không sống nổi, nó héo hắt, chết đi. Thấy tôi buồn bã, Phát đem cả đống hoa về dùng máy sấy sấy cho khô, rồi để trong một cái lọ cất đến bây giờ. Trong đó còn có mảnh giấy nguệch ngoạc tôi giữ trong ví. Tôi giữ mảnh giấy, cậu ấy giữ cái lọ. Hóa ra năm tháng đi qua, những gì chúng tôi cất giữ vẫn còn.
Ngoài ra còn có mấy món đồ linh tinh, đồ chơi làm bác sĩ có cái ống nghe đo nhịp tim bằng nhựa. Nhìn mấy món đồ này tôi chợt nhớ đến một chuyện đã xa xôi lắm rồi.
Từ nhỏ tôi đã không có ước mơ gì lớn, chỉ đến năm lớp năm bài thi chất lượng đầu năm là viết về ước mơ tương lai, lúc đó tôi mới bắt đầu có ước mơ. Tôi đã viết mình muốn trở thành bác sĩ, bác sĩ có thể chữa khỏi bệnh cho mọi người, bác sĩ trong thâm tâm tôi giống như cô Phương bạn của ba mẹ, một người phụ nữ xinh đẹp lại ân cần đối với bệnh nhân. Đó là ước mơ duy nhất mà cậu ấy biết, đến lớn hơn rồi, biết khả năng không thể nên ước mơ tôi dần hạn hẹp. Đến cuối cùng nhiệt huyết muốn làm bác sĩ cũng không còn, giấc mơ ấy theo thời gian cũng trôi dạt về phương nào. Giờ gặp lại tôi thấy lòng mình nao nao.
Kéo mấy món đồ ra, phía dưới đáy hộp còn có cả bài văn năm đó, tám điểm. Mũi tôi cay cay, thì ra ước mơ thời còn bé chính tôi cũng đã quên đi vậy mà cậu ấy vẫn giữ. Cậu ấy giữ kĩ trong lòng, âm thầm thực hiện.
Còn bao nhiêu điều mà cậu làm vì mình mà mình không biết nữa, hả Phát? Tôi lẩm bẩm, không muốn khóc.
Có lẽ nếu không có Phát cuộc đời tôi sẽ rẽ sang một hướng khác rồi.
Lúc mới nhận thức được mọi việc xung quanh, cuộc sống tôi đã có thêm một người tên Phát. Cậu ấy lớn hơn tôi không nhiều, hai đứa chơi đùa cùng nhau, có lúc giận dỗi, có lúc túm tóc nhau mà lăn lốc ngoài sân. Khoảng thời gian ấy chúng tôi bình đẳng, bình đẳng như những đứa trẻ khác.
Khi được đến trường, học mẫu giáo, cấp một, cậu ấy lớn vượt hơn tôi khá nhiều, đi bên cậu tôi có cảm giác mình thật nhỏ bé. Lúc đó tôi cũng vẫn còn là đứa bé kiên cường, bị con bé chung lớp chửi là đứa dở hơi tôi đã âm thầm nhờ Phát bắt sâu róm bỏ vào học bàn con bé. Dần dà, những chiêu trò của tôi có Phát ủng hộ, cậu ấy thay tôi trừng phạt mấy đứa hay ăn hiếp tôi. Sự phụ thuộc vào tôi với cậu ngày một lớn hơn.
Năm cấp hai, cấp ba, cậu ấy hoàn toàn là chỗ dựa an toàn cho tôi. Lúc đói, cậu ấy sẽ đi mua đồ ăn, mua nước, không kịp làm bài tập cậu ấy cho tôi chép những bài khó, lúc kiểm tra loay hoay không biết làm luôn có một mảnh giấy nhỏ được chuyển qua, đến phút cuối không biết gì thì cứ chép bừa, hẳn là trên trung bình. Càng lớn, tôi càng lớn thấy mình không làm được trò trống gì. Có người bảo tôi ra vẻ yếu ớt, có người nhìn tôi với ánh mắt thương hại. Nhưng tôi không hoàn toàn cảm thấy mình yếu ớt, chỉ là sự ỷ lại của tôi vào Phát đã vượt qua ngưỡng chấp nhận được. Tức là, cậu ấy đang sống không chỉ cuộc đời cậu, còn gánh vác luôn một nửa cuộc đời đứa dở hơi như tôi, lại còn lấy đó làm vui vẻ, chưa bao giờ than phiền.
Cậu ấy đi du học, tám năm đó không có cậu. Kí ức như một cái vòng lẩn quẩn, mờ ảo. Lúc đó mới chính là lúc tôi hơi trưởng thành. Tôi không còn phụ thuộc vào một người nhiều, tôi không còn ương bướng vòi vĩnh, bị ức hiếp cũng tự mình đứng lên chống lại. Sâu thẳm trong lòng lúc nào cũng thiếu đi cảm giác an toàn, nhưng tôi đã che giấu được bằng vẻ ngoài bất cần cùng ủy mị của mình.
Trong cuộc đời tôi cậu ấy giống như một ngọn đèn, được thắp lên bất kì khi nào cần chứ không phải ánh mặt trời lúc sáng lúc tối. Cậu ấy đã là ánh sáng ấy bao nhiêu năm qua, và có lẽ là mãi sau này cũng vậy.
Sau hai tháng mọi thứ không có nhiều thay đổi ngoại trừ mái tóc được mang đi làm thành bộ tóc giả ngắn ngủn thì xem như trong hơn hai tháng này mọi biến đổi cũng không quá lớn. Bụng Mai đã nhô lên cao, mỗi khi cô ấy đi thăm tôi đều kệ nệ, có vẻ mệt mỏi hơn thường ngày.
Đầu tôi bắt đầu bớt đau, bác sĩ nói một tuần nữa có thể tháo băng đội tóc giả về nhà. Tôi không ưa mái tóc giả cụt ngủn đó nhưng có đỡ hơn không, con người tôi thật sự rất dễ nuôi.
Mọi người vẫn đến thăm tôi thường, lúc chưa nghỉ hè Thy giúp tôi trông tiệm, hè con bé cũng chính thức kí hợp đồng thực tập tại công ty gần ngoại ô thành phố. Mỗi ngày nó đạp xe mấy cây số đến nhóc Huy phải đau lòng đòi đưa nó đi, nhưng nó cứ khăn khăn đi xe đạp, hoặc ăn vạ không chịu tập đi xe máy. Tuổi trẻ, thật tốt!
Phát mỗi ngày hết giờ làm việc sẽ ở lại đây, xem như trực không công cho bệnh viện. Có chuyện gì chỉ cần gọi cậu ấy một tiếng, không cần đi đâu xa.
….
Nhìn mái tóc giả được trùm lên trên đầu, phủ đi vết thương với mấy cọng tóc đã mọc ra được mấy phân, tôi nhăn nhó: “Có kì lắm không?”
Phát mặc áo blouse trắng cầm bệnh án trong tay, nhìn tôi trân trối: “Không kì, phong cách lắm.”
“Hừ, phong cách nỗi gì, là ai tạo ra cái kiểu kì cục như vậy chứ!” Tôi càm ràm.
“Bà cô à, tóc cô có mấy sợi làm được mái tóc dày như vậy là làm khó người ta rồi.” Mai chống bụng bầu đẩy cửa bước vào, bĩu môi nói giọng không vui.
Tóc này là do cô ấy đặt làm, động chạm tới đứa con tinh thần cô ấy quả là không yên.
“Hôm nay cơn gió nào mang cậu đến đây vậy? Không cần đi làm à?” Tôi níu tay Phát, sợ cô ấy vì lời nói bâng quơ của tôi mà nhào qua cho tôi một cú lên cái đầu nhỏ đáng thương.
“Đón cậu về đi sẵn ăn chực một bữa.” Mai cười hì hì: “Thật ra thì đi mua đồ về nấu cơm lại quên không mang tiền. Hai người làm ơn cứu vớt kẻ đói đi.”
Phát lắc đầu trước sự hậu đậu của Mai, nhưng miệng vẫn chiều ý cô nàng. Ai nói người có thai là mẫu hậu chứ! Cậu ấy cười: “Được rồi, mười lăm phút nữa hết ca trực đến nhà tôi làm một bữa ngon đãi cậu.”
Mai cười ha ha: “Chỉ có cậu là tốt! Có điều tốt với mình một, tốt với ai kia mười.”
“Thấy cậu có thai mình không thèm chấp.” Tôi từ tốn nói, quăng mấy thứ không cần dùng nữa vào sọt rác đi ra ngoài.
Ngoài sân nắng kết thành một dãi, mấy cánh hoa hoàng hậu vẫn lung linh lay động lòng người. Màu vàng, thật tươi.
…
Cả tuần nay ở nhà làm đủ mọi công việc từ trong ngõ ngách góc kẹt đến tận hàng rào. Cuối cùng cũng thở phào, hài lòng với mấy thứ mà mình sắp đặt.
Tôi tắm sơ qua, thay cái quần jean dài cùng với đôi giày búp bê lững thững qua nhà Phát. Cô Diễm đang làm cơm trong phòng bếp, cô thấy tôi bước vào thì nói vọng ra: “Lát nữa đem cơm cho Phát luôn nhé, nó bảo cô làm thêm mấy phần chắc là cùng đồng nghiệp ăn.”
“Dạ, con biết rồi ạ. Con lên phòng anh ấy tìm một sắp hồ sơ để quên, lát nữa xuống phụ cô.”
Nói rồi tôi tung tăng lên lầu. Ba năm trước tu sửa lại nhà căn phòng này được nới rộng ra, bài trí cũng khác xưa một tí nhưng đáng buồn là lúc nào chúng cũng gọn gàng hơn bên phòng tôi. Cái bàn học ngày xưa được thay bằng cái bàn gỗ nhẹ, trên tường là mấy kệ sách toàn sách chuyên ngành bằng tiếng Anh, có vài cuốn viết bằng ngôn ngữ khác tôi đọc chẳng hiểu.
Sắp xếp lại mấy tờ giấy lộn xộn, tìm cái bìa hồ sơ mà cậu ấy cần, đem mấy cục giấy vo tròn bỏ vào sọt rác tôi mới phát hiện phía dưới chân bàn học còn có một cái hộp bằng gỗ, vừa in với khoảng trống. Thảo nào, lúc trước tôi cứ nghĩ là một ngăn tủ riêng nên không để ý.
Lòng tò mò nổi dậy, tôi khệ nệ lôi cái hộp nặng trịch ra. Cái hộp nhìn bên ngoài rất đẹp tôi nghĩ là đồ bên trong cũng thật quý giá, không kìm được mở ra xem.
Tôi giật mình, trong đó giống như cả một kho báo chứa tất cả những đồ gợi nhớ về quãng thời gian trong hồi ức của chúng tôi. Chiếc xe điều khiển, búp bê vải, mấy cuốn học vẽ tranh tô màu, mấy cái hoa khô đựng trong cái lọ thủy tinh nhỏ, nếu tôi nhớ không nhầm thì là hoa salem màu tím và trắng. Mở nắp, còn có mùi hương của lá cây khô xộc vào mũi. Đâu đó có người nói rằng: “Tình yêu của chúng ta sẽ luôn vững bền và tươi đẹp như hoa Salem cho dù cuộc sống này không còn nữa.” Không biết tình cảm giữa tôi và cậu sẽ bền vững cho đến bao giờ, nhưng tôi nguyện tin rằng, giữa chúng tôi vẫn còn thứ để níu giữ không phải chỉ là tình yêu. Tôi đóng nắm hộp thủy tinh lại, cột lại cái nơ đã sờn qua bao năm tháng rồi đặt lên bàn làm việc của cậu. Không biết cậu ấy có nhớ hay không?
Lần đó đi Đà Lạt, tôi cố tình mang về còn định trồng ngoài sân. Nhưng thời tiết khác biệt giữa hai thành phố, hoa cứ vậy mà không sống nổi, nó héo hắt, chết đi. Thấy tôi buồn bã, Phát đem cả đống hoa về dùng máy sấy sấy cho khô, rồi để trong một cái lọ cất đến bây giờ. Trong đó còn có mảnh giấy nguệch ngoạc tôi giữ trong ví. Tôi giữ mảnh giấy, cậu ấy giữ cái lọ. Hóa ra năm tháng đi qua, những gì chúng tôi cất giữ vẫn còn.
Ngoài ra còn có mấy món đồ linh tinh, đồ chơi làm bác sĩ có cái ống nghe đo nhịp tim bằng nhựa. Nhìn mấy món đồ này tôi chợt nhớ đến một chuyện đã xa xôi lắm rồi.
Từ nhỏ tôi đã không có ước mơ gì lớn, chỉ đến năm lớp năm bài thi chất lượng đầu năm là viết về ước mơ tương lai, lúc đó tôi mới bắt đầu có ước mơ. Tôi đã viết mình muốn trở thành bác sĩ, bác sĩ có thể chữa khỏi bệnh cho mọi người, bác sĩ trong thâm tâm tôi giống như cô Phương bạn của ba mẹ, một người phụ nữ xinh đẹp lại ân cần đối với bệnh nhân. Đó là ước mơ duy nhất mà cậu ấy biết, đến lớn hơn rồi, biết khả năng không thể nên ước mơ tôi dần hạn hẹp. Đến cuối cùng nhiệt huyết muốn làm bác sĩ cũng không còn, giấc mơ ấy theo thời gian cũng trôi dạt về phương nào. Giờ gặp lại tôi thấy lòng mình nao nao.
Kéo mấy món đồ ra, phía dưới đáy hộp còn có cả bài văn năm đó, tám điểm. Mũi tôi cay cay, thì ra ước mơ thời còn bé chính tôi cũng đã quên đi vậy mà cậu ấy vẫn giữ. Cậu ấy giữ kĩ trong lòng, âm thầm thực hiện.
Còn bao nhiêu điều mà cậu làm vì mình mà mình không biết nữa, hả Phát? Tôi lẩm bẩm, không muốn khóc.
Có lẽ nếu không có Phát cuộc đời tôi sẽ rẽ sang một hướng khác rồi.
Lúc mới nhận thức được mọi việc xung quanh, cuộc sống tôi đã có thêm một người tên Phát. Cậu ấy lớn hơn tôi không nhiều, hai đứa chơi đùa cùng nhau, có lúc giận dỗi, có lúc túm tóc nhau mà lăn lốc ngoài sân. Khoảng thời gian ấy chúng tôi bình đẳng, bình đẳng như những đứa trẻ khác.
Khi được đến trường, học mẫu giáo, cấp một, cậu ấy lớn vượt hơn tôi khá nhiều, đi bên cậu tôi có cảm giác mình thật nhỏ bé. Lúc đó tôi cũng vẫn còn là đứa bé kiên cường, bị con bé chung lớp chửi là đứa dở hơi tôi đã âm thầm nhờ Phát bắt sâu róm bỏ vào học bàn con bé. Dần dà, những chiêu trò của tôi có Phát ủng hộ, cậu ấy thay tôi trừng phạt mấy đứa hay ăn hiếp tôi. Sự phụ thuộc vào tôi với cậu ngày một lớn hơn.
Năm cấp hai, cấp ba, cậu ấy hoàn toàn là chỗ dựa an toàn cho tôi. Lúc đói, cậu ấy sẽ đi mua đồ ăn, mua nước, không kịp làm bài tập cậu ấy cho tôi chép những bài khó, lúc kiểm tra loay hoay không biết làm luôn có một mảnh giấy nhỏ được chuyển qua, đến phút cuối không biết gì thì cứ chép bừa, hẳn là trên trung bình. Càng lớn, tôi càng lớn thấy mình không làm được trò trống gì. Có người bảo tôi ra vẻ yếu ớt, có người nhìn tôi với ánh mắt thương hại. Nhưng tôi không hoàn toàn cảm thấy mình yếu ớt, chỉ là sự ỷ lại của tôi vào Phát đã vượt qua ngưỡng chấp nhận được. Tức là, cậu ấy đang sống không chỉ cuộc đời cậu, còn gánh vác luôn một nửa cuộc đời đứa dở hơi như tôi, lại còn lấy đó làm vui vẻ, chưa bao giờ than phiền.
Cậu ấy đi du học, tám năm đó không có cậu. Kí ức như một cái vòng lẩn quẩn, mờ ảo. Lúc đó mới chính là lúc tôi hơi trưởng thành. Tôi không còn phụ thuộc vào một người nhiều, tôi không còn ương bướng vòi vĩnh, bị ức hiếp cũng tự mình đứng lên chống lại. Sâu thẳm trong lòng lúc nào cũng thiếu đi cảm giác an toàn, nhưng tôi đã che giấu được bằng vẻ ngoài bất cần cùng ủy mị của mình.
Trong cuộc đời tôi cậu ấy giống như một ngọn đèn, được thắp lên bất kì khi nào cần chứ không phải ánh mặt trời lúc sáng lúc tối. Cậu ấy đã là ánh sáng ấy bao nhiêu năm qua, và có lẽ là mãi sau này cũng vậy.
/33
|