Hoa có màu đỏ và vàng tượng trưng cho hai vị vua. Đỏ tượng trưng cho máu đã đổ xuống vì sự duy trì của dân tộc và vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng và giàu sang, và màu xanh của lá là tượng trưng cho niềm hi vọng…
~*~
Thấm thoắt đã gần đến ngày thi đấu hội thao của tỉnh. Từ ngày đi học trở lại Lệ Mai có vẻ thân thiết với tôi và Phát hơn.
Có đôi khi giờ ra chơi chúng tôi hay đi mua nước uống hay đi vệ sinh chung. Phát nói rốt cuộc tôi cũng đã có một người bạn gái đúng nghĩa. Nhưng tôi cảm nhận được cậu ấy vẫn còn lo lắng về câu chuyện giống như năm đó.
Năm tôi mới lên lớp tám.
Khi ấy tôi và Phát học cùng khối nhưng khác lớp với nhau, và đó là năm đầu tiên tôi không học chung lớp với cậu ấy. Chúng tôi vẫn cùng đi học cùng đi về, cùng đi chơi, nhưng thỉnh thoảng lại không thể đi chung vì học khác lớp có những buổi ngoại khóa không thể nào chung được.
Trong lớp tôi có thân với Thanh – một cô gái có vẻ đẹp kiêu sa, mà trong lớp không ít đứa con gái không ưa tính tình cô ấy được. Tôi chơi với cô ấy vì cô ấy ngồi cùng bàn mình và cũng vì tôi gần như bị cô lập giống như cô ấy.
Chúng tôi chơi với nhau khá hòa hợp. Dù tôi biết ba cô ấy không tốt lành gì, ông ấy không phải là người dân lương thiện, là một người nổi danh với những việc làm ăn phi pháp. Tôi biết được điều đó vì ba Phát là luật sư, cũng vì cậu ấy ngầm cảnh báo với tôi rằng không nên thân thiết với cô ấy quá.
Thế nhưng chúng tôi vẫn thân nhau. Tôi bỏ qua gia cảnh cô ấy vì ba cô ấy như vậy không có nghĩa cô ấy cũng là người xấu. Nhưng tôi đã lầm.
Giờ nhắc lại trong lòng tôi vẫn còn âm ỉ những vết thương mà cô ấy nhẫn tâm cứa vào. Tôi xem cô ấy như người bạn thân của mình chia sẻ bao cảm xúc trong lòng, nhưng hóa ra chỉ có tôi là u mê ngộ nhận.
Hôm cô ấy và tôi đi dự tiệc sinh nhật của lớp phó học tập lớp tôi. Đến con hẻm nhỏ cô ấy bảo tôi đứng đợi một lát, cô ấy qua bên kia mua khăn giấy rồi quay lại.
Tôi thấy hơi sợ, nhưng rồi tự trấn an mình rằng cô ấy sẽ quay lại nhanh thôi. Quả là cô ấy quay lại nhanh thật, nhưng đi cùng là hai gã thanh niên đầy hình xăm trên tay.
Cô ấy nói với hai gã đó muốn làm gì tôi cũng được. Rồi cô ấy cười gằn. Cô ấy ngửa mặt lên, vẻ mặt trước giờ tôi chưa bao giờ thấy được ở một người tôi từng xem là người thân thiết nhất.
Cô ấy nói tôi nên thôi cái trò yêu đương với Phát đi. Cô ấy nói cô ấy tiếp cận tôi chỉ vì Phát, và Phát không để ý đến cô ấy là lỗi tại tôi. Cô ấy còn nói, nếu Phát biết được những gì hai gã thanh niên làm với tôi, thì tôi cũng đừng mong có thể có kết quả với Phát.
Lúc ấy tôi không cảm thấy gì được ngoài nỗi chua xót dâng lên trong lòng. Đau như từng mạch máu vỡ ra, rồi máu tràn khắp người không kiểm soát được. Những giọt nước mắt tôi cứ thế mà lăn dài, lăn dài... Tôi vẫn muốn đây là một giấc mơ, vì trong mơ cô ấy sẽ không xấu xa và tàn nhẫn như vậy. Cô ấy làm vậy với tôi chỉ vì Phát sao? Tôi không muốn tin đây là sự thật. Sao cô ấy có thể phũ phàng với tôi như thế được chứ!
Cô ấy cho tôi một cái tát, nói là đã chịu đựng tôi đủ rồi. Rồi cô ấy quay người bỏ đi. Tôi chỉ còn biết vùng vẫy trong tuyệt vọng cho đến khi Phát đến và giằng co với hai tên kia rồi đưa tôi vào bệnh viện.
Tôi nằm viện, Phát cũng chẳng buồn đến lớp. Cậu ấy là học sinh giỏi nên cô chú cũng không bận lòng nhiều. Lúc đó tôi đã khóc rất nhiều, lúc nào cậu ấy cũng ôm tôi vào lòng dỗ dành tôi. Những kí ức ám ảnh ấy ăn sâu vào trong lòng khiến tôi gặp ác mộng cả một thời gian dài.
Có khi nửa đêm giật mình dậy, Phát vẫn nắm chặt tay tôi đầu gục xuống giường. Thằng nhóc Huy giường bên kia vẫn ngáy o o vì quá mệt. Tôi nhẹ nhìn gương mặt tiều tụy của cậu ấy mà cảm thấy đau lòng. Cũng có những đêm hoảng loạn, tôi giật mình trong những cơn mơ đẫm nước mắt. Cậu ấy là người dịu dàng lau đi những giọt nước mắt, vỗ về tôi cho đến khi tôi chìm sâu vào giấc ngủ.
Không hiểu sao lúc ấy câu nói “Có tôi ở đây rồi, không sao đâu!” mà cậu ấy lặp đi lặp lại khiến tôi bình yên đến lạ. Tôi dần khắc phục được những giấc mơ đáng sợ kia.
Sau gần một tháng, bác sĩ điều trị chính và cả bác sĩ tâm lí đều nói tôi không sao, được xuất viện. Nhưng đôi khi tôi vẫn còn hoang mang và sợ hãi, lúc đó cậu ấy đã luôn ở cạnh tôi, dỗ dành như đứa em gái nhỏ.
Tôi đã bi thương nghĩ rằng, giữa tôi và cậu ấy sẽ không bao giờ có thể có cái tình cảm yêu thương, giống như Thanh nói. Phát sẽ không thể chấp nhận được một con người dơ bẩn như tôi khi đã chứng kiến được những gì hai tên đó đã làm.
Lúc tôi quay lại trường học Thanh đã bị chuyển trường đi. Có lẽ đó là điều mà ba mẹ tôi và gia đình Phát đã làm để tránh gây nhiều thương tổn đến tôi nhất. Hai gã thanh niên ngày đó cũng đã bị bắt, không phải tội quấy rối tôi, mà là buôn ma túy.
Tôi mơ mơ màng màng trải qua giai đoạn ấy một cách mơ hồ, ngay cả tôi cũng không còn nhớ. Nhưng điều mà tôi ý thức rõ ràng nhất là dù trong hoàn cảnh nào, Phát vẫn luôn bên cạnh tôi, chở che và cùng tôi vượt qua mọi giông bão. Nếu không có cậu ấy cuộc đời tôi có lẽ đã không êm đềm như vậy.
Phát đăng kí lớp học võ ngay sau khi tôi đi học lại được. Lúc đó tôi đã không biết rằng, cậu ấy học võ chỉ vì để bảo vệ tôi. Cậu ấy chăm chỉ luyện tập, dốc hết sức chỉ để không ai làm tổn thương đến tôi được. Cậu ấy nói cảm giác bất lực khi nhìn tôi bị ức hiếp thật sự rất đáng sợ.
Cậu ấy đã để niềm đam mê đá bóng sang bên chỉ vì tôi. Vậy mà tôi không hề biết được rằng mình khiến cậu ấy buồn nhiều đến như thế nào.
Sau đó, bẵng đi một thời gian dài, tôi có gặp lại Thanh, nhưng có lẽ cô ấy không thấy tôi. Cô ấy mặc một chiếc quần jean bạc màu và áo thun màu trắng. Nhìn cô ấy tôi suýt chút nữa không còn nhận ra vẻ đẹp kiêu sa mà ngày đầu tiên tôi bắt gặp. Có lẽ cô ấy cũng đã thay đổi rồi, sau biến cố ấy.
Hôm đó cô ấy đến nhà tôi, đứng rất lâu dưới sân nhưng thằng nhóc Huy đã không cho cô ấy vào. Tôi đứng trên ban công nhìn cô ấy, nhìn một người đã từng gây ra cho tôi biết bao thương tổn, nhưng tôi không hận cô ấy được, cũng không muốn xuống gặp cô ấy. Tôi nhớ nhóc Huy đã chỉ thẳng vào mặt Thanh mà nói rằng: “Chị còn mặt mũi đến thăm chị hai tôi à? Có phải da mặt chị cũng quá dày rồi không?”
Tôi thấy cô ấy bỏ đi trong ngập tràn nước mắt. Thứ duy nhất cô ấy để lại là một bức tranh có hình những bông hoa Bolivia Kantuta với những giọt sương còn thắm trên cành lá.
Mặt trời chiếu rọi vào bức tranh, làm nó lung linh hơn. Lòng tôi cũng nhẹ nhõm hẳn. Vì giây phút thấy được bức tranh ấy, tôi đã không còn hờn trách gì cô ấy nữa.
Loài hoa ấy giống như những giọt nước mắt hối tiếc mà cô ấy đã chính tay vẽ nên cho tôi. Và cô ấy vẫn còn nhớ những điều tôi nói lúc hai đứa còn thân nhau, về loài hoa ấy.
Về truyền thuyết sự đố kị lẫn nhau sinh ra giữa hai vị vua Illimani và Illampu. Cả hai đều trị vì một quốc gia hùng mạnh và giàu có riêng, nhưng vì lòng đố kị họ đã xảy ra xung đột, dẫn đến chiến tranh và chết chóc. Nối tiếp lòng thù hận ấy, hai người con trai nối ngôi quyết trả thù cho cha mình nên đã gây thêm một cuộc chiến tranh khác nữa.
Sau khi bị thương và tổn thất nặng nề, họ quyết định tha thứ cho nhau và lập lại hòa bình dân tộc. Từ đó hai ngọn núi có tên là Illimani và Illampu xuất hiện quanh năm phủ đầy tuyết lạnh, đây được coi là sự trừng phạt mà nữ thần Pachamama dành cho hai vị vua cha ấy.
Những đợt tuyết tan chảy là tượng trưng cho giọt nước mắt hối tiếc. Và dưới hai ngọn núi tuyết là thung lũng được phù sa bồi đắp cho loài Kantuta nở như sự thống nhất của hai nước. Hoa có màu đỏ và vàng tượng trưng cho hai vị vua. Đỏ tượng trưng cho máu đã đổ xuống vì sự duy trì của dân tộc và vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng và giàu sang, và màu xanh của lá là tượng trưng cho niềm hi vọng…
Cô ấy cũng như một trong hai vị vua kia, đã sinh lòng đố kị và gây ra lầm lỗi, nhưng cô ấy cũng mong được tha thứ. Cô ấy không muốn giống như truyền thuyết kia, bởi lẽ đến cuối cùng sự ganh ghét đố kị chỉ khiến cho cả hai thêm mệt mỏi.
Tôi đã quyết định tha thứ nhưng chúng tôi không thể tiếp tục làm những người bạn thân được nữa. Có những vết thương đã thành hình khắc sâu trong trái tim rồi, cả tôi và cô ấy. Tôi không muốn gặp lại tôi cô ấy sẽ trở nên gượng gạo hay luôn canh cánh trong lòng vì chuyện đã gây ra. Tôi thật tâm mong cô ấy buông bỏ gánh nặng này và tiếp tục vui vẻ sống - giống như tôi.
Dù loài hoa ấy có nở giữa hai miền núi tuyết phủ, chúng cũng chẳng thể nào sáp nhập hai ngọn núi ấy lại với nhau. Như tôi và Thanh, dù cái ranh giới hòa bình đã nằm ở giữa, những bông hoa vẫn thắm đâu đó, nhưng không thể nào níu được đoạn tình cảm đã vỡ nát kia.
Giữa hàng vạn người chúng tôi gặp được nhau, chúng tôi đã làm tổn thương nhau bằng những nhát dao trên tinh thần mang theo cả một đời còn lại. Nhưng một khi đã lướt qua nhau, tôi vẫn còn nhớ rõ, từng có người bạn tên Thanh đi qua cuộc đời tôi. Dù là cô ấy đi qua chỉ lại một vết nhơ màu xám...
Bức tranh cô ấy tặng, ba tôi đem cất dưới nhà kho. Ông ấy sợ tôi nhìn đến lại đau lòng. Lâu lâu tôi vẫn lén xuống lau chùi nó. Ba tôi biết, nhưng ông không nói gì.
Có lúc tôi ôm bức tranh vào lòng và khóc rưng rức. Không phải vì những gì Thanh đã gây ra, mà vì vốn dĩ tôi không thể nào quên được tình bạn ấy. Có lẽ chỉ những người làm thương tổn ta, ta mới nhớ đến hoài... Như Thanh đã từng tổn thương tôi sâu đến vậy. Nhưng với tôi, kí ức về cô ấy vẫn ở đây, bên ngực trái tôi này!
~*~
Thấm thoắt đã gần đến ngày thi đấu hội thao của tỉnh. Từ ngày đi học trở lại Lệ Mai có vẻ thân thiết với tôi và Phát hơn.
Có đôi khi giờ ra chơi chúng tôi hay đi mua nước uống hay đi vệ sinh chung. Phát nói rốt cuộc tôi cũng đã có một người bạn gái đúng nghĩa. Nhưng tôi cảm nhận được cậu ấy vẫn còn lo lắng về câu chuyện giống như năm đó.
Năm tôi mới lên lớp tám.
Khi ấy tôi và Phát học cùng khối nhưng khác lớp với nhau, và đó là năm đầu tiên tôi không học chung lớp với cậu ấy. Chúng tôi vẫn cùng đi học cùng đi về, cùng đi chơi, nhưng thỉnh thoảng lại không thể đi chung vì học khác lớp có những buổi ngoại khóa không thể nào chung được.
Trong lớp tôi có thân với Thanh – một cô gái có vẻ đẹp kiêu sa, mà trong lớp không ít đứa con gái không ưa tính tình cô ấy được. Tôi chơi với cô ấy vì cô ấy ngồi cùng bàn mình và cũng vì tôi gần như bị cô lập giống như cô ấy.
Chúng tôi chơi với nhau khá hòa hợp. Dù tôi biết ba cô ấy không tốt lành gì, ông ấy không phải là người dân lương thiện, là một người nổi danh với những việc làm ăn phi pháp. Tôi biết được điều đó vì ba Phát là luật sư, cũng vì cậu ấy ngầm cảnh báo với tôi rằng không nên thân thiết với cô ấy quá.
Thế nhưng chúng tôi vẫn thân nhau. Tôi bỏ qua gia cảnh cô ấy vì ba cô ấy như vậy không có nghĩa cô ấy cũng là người xấu. Nhưng tôi đã lầm.
Giờ nhắc lại trong lòng tôi vẫn còn âm ỉ những vết thương mà cô ấy nhẫn tâm cứa vào. Tôi xem cô ấy như người bạn thân của mình chia sẻ bao cảm xúc trong lòng, nhưng hóa ra chỉ có tôi là u mê ngộ nhận.
Hôm cô ấy và tôi đi dự tiệc sinh nhật của lớp phó học tập lớp tôi. Đến con hẻm nhỏ cô ấy bảo tôi đứng đợi một lát, cô ấy qua bên kia mua khăn giấy rồi quay lại.
Tôi thấy hơi sợ, nhưng rồi tự trấn an mình rằng cô ấy sẽ quay lại nhanh thôi. Quả là cô ấy quay lại nhanh thật, nhưng đi cùng là hai gã thanh niên đầy hình xăm trên tay.
Cô ấy nói với hai gã đó muốn làm gì tôi cũng được. Rồi cô ấy cười gằn. Cô ấy ngửa mặt lên, vẻ mặt trước giờ tôi chưa bao giờ thấy được ở một người tôi từng xem là người thân thiết nhất.
Cô ấy nói tôi nên thôi cái trò yêu đương với Phát đi. Cô ấy nói cô ấy tiếp cận tôi chỉ vì Phát, và Phát không để ý đến cô ấy là lỗi tại tôi. Cô ấy còn nói, nếu Phát biết được những gì hai gã thanh niên làm với tôi, thì tôi cũng đừng mong có thể có kết quả với Phát.
Lúc ấy tôi không cảm thấy gì được ngoài nỗi chua xót dâng lên trong lòng. Đau như từng mạch máu vỡ ra, rồi máu tràn khắp người không kiểm soát được. Những giọt nước mắt tôi cứ thế mà lăn dài, lăn dài... Tôi vẫn muốn đây là một giấc mơ, vì trong mơ cô ấy sẽ không xấu xa và tàn nhẫn như vậy. Cô ấy làm vậy với tôi chỉ vì Phát sao? Tôi không muốn tin đây là sự thật. Sao cô ấy có thể phũ phàng với tôi như thế được chứ!
Cô ấy cho tôi một cái tát, nói là đã chịu đựng tôi đủ rồi. Rồi cô ấy quay người bỏ đi. Tôi chỉ còn biết vùng vẫy trong tuyệt vọng cho đến khi Phát đến và giằng co với hai tên kia rồi đưa tôi vào bệnh viện.
Tôi nằm viện, Phát cũng chẳng buồn đến lớp. Cậu ấy là học sinh giỏi nên cô chú cũng không bận lòng nhiều. Lúc đó tôi đã khóc rất nhiều, lúc nào cậu ấy cũng ôm tôi vào lòng dỗ dành tôi. Những kí ức ám ảnh ấy ăn sâu vào trong lòng khiến tôi gặp ác mộng cả một thời gian dài.
Có khi nửa đêm giật mình dậy, Phát vẫn nắm chặt tay tôi đầu gục xuống giường. Thằng nhóc Huy giường bên kia vẫn ngáy o o vì quá mệt. Tôi nhẹ nhìn gương mặt tiều tụy của cậu ấy mà cảm thấy đau lòng. Cũng có những đêm hoảng loạn, tôi giật mình trong những cơn mơ đẫm nước mắt. Cậu ấy là người dịu dàng lau đi những giọt nước mắt, vỗ về tôi cho đến khi tôi chìm sâu vào giấc ngủ.
Không hiểu sao lúc ấy câu nói “Có tôi ở đây rồi, không sao đâu!” mà cậu ấy lặp đi lặp lại khiến tôi bình yên đến lạ. Tôi dần khắc phục được những giấc mơ đáng sợ kia.
Sau gần một tháng, bác sĩ điều trị chính và cả bác sĩ tâm lí đều nói tôi không sao, được xuất viện. Nhưng đôi khi tôi vẫn còn hoang mang và sợ hãi, lúc đó cậu ấy đã luôn ở cạnh tôi, dỗ dành như đứa em gái nhỏ.
Tôi đã bi thương nghĩ rằng, giữa tôi và cậu ấy sẽ không bao giờ có thể có cái tình cảm yêu thương, giống như Thanh nói. Phát sẽ không thể chấp nhận được một con người dơ bẩn như tôi khi đã chứng kiến được những gì hai tên đó đã làm.
Lúc tôi quay lại trường học Thanh đã bị chuyển trường đi. Có lẽ đó là điều mà ba mẹ tôi và gia đình Phát đã làm để tránh gây nhiều thương tổn đến tôi nhất. Hai gã thanh niên ngày đó cũng đã bị bắt, không phải tội quấy rối tôi, mà là buôn ma túy.
Tôi mơ mơ màng màng trải qua giai đoạn ấy một cách mơ hồ, ngay cả tôi cũng không còn nhớ. Nhưng điều mà tôi ý thức rõ ràng nhất là dù trong hoàn cảnh nào, Phát vẫn luôn bên cạnh tôi, chở che và cùng tôi vượt qua mọi giông bão. Nếu không có cậu ấy cuộc đời tôi có lẽ đã không êm đềm như vậy.
Phát đăng kí lớp học võ ngay sau khi tôi đi học lại được. Lúc đó tôi đã không biết rằng, cậu ấy học võ chỉ vì để bảo vệ tôi. Cậu ấy chăm chỉ luyện tập, dốc hết sức chỉ để không ai làm tổn thương đến tôi được. Cậu ấy nói cảm giác bất lực khi nhìn tôi bị ức hiếp thật sự rất đáng sợ.
Cậu ấy đã để niềm đam mê đá bóng sang bên chỉ vì tôi. Vậy mà tôi không hề biết được rằng mình khiến cậu ấy buồn nhiều đến như thế nào.
Sau đó, bẵng đi một thời gian dài, tôi có gặp lại Thanh, nhưng có lẽ cô ấy không thấy tôi. Cô ấy mặc một chiếc quần jean bạc màu và áo thun màu trắng. Nhìn cô ấy tôi suýt chút nữa không còn nhận ra vẻ đẹp kiêu sa mà ngày đầu tiên tôi bắt gặp. Có lẽ cô ấy cũng đã thay đổi rồi, sau biến cố ấy.
Hôm đó cô ấy đến nhà tôi, đứng rất lâu dưới sân nhưng thằng nhóc Huy đã không cho cô ấy vào. Tôi đứng trên ban công nhìn cô ấy, nhìn một người đã từng gây ra cho tôi biết bao thương tổn, nhưng tôi không hận cô ấy được, cũng không muốn xuống gặp cô ấy. Tôi nhớ nhóc Huy đã chỉ thẳng vào mặt Thanh mà nói rằng: “Chị còn mặt mũi đến thăm chị hai tôi à? Có phải da mặt chị cũng quá dày rồi không?”
Tôi thấy cô ấy bỏ đi trong ngập tràn nước mắt. Thứ duy nhất cô ấy để lại là một bức tranh có hình những bông hoa Bolivia Kantuta với những giọt sương còn thắm trên cành lá.
Mặt trời chiếu rọi vào bức tranh, làm nó lung linh hơn. Lòng tôi cũng nhẹ nhõm hẳn. Vì giây phút thấy được bức tranh ấy, tôi đã không còn hờn trách gì cô ấy nữa.
Loài hoa ấy giống như những giọt nước mắt hối tiếc mà cô ấy đã chính tay vẽ nên cho tôi. Và cô ấy vẫn còn nhớ những điều tôi nói lúc hai đứa còn thân nhau, về loài hoa ấy.
Về truyền thuyết sự đố kị lẫn nhau sinh ra giữa hai vị vua Illimani và Illampu. Cả hai đều trị vì một quốc gia hùng mạnh và giàu có riêng, nhưng vì lòng đố kị họ đã xảy ra xung đột, dẫn đến chiến tranh và chết chóc. Nối tiếp lòng thù hận ấy, hai người con trai nối ngôi quyết trả thù cho cha mình nên đã gây thêm một cuộc chiến tranh khác nữa.
Sau khi bị thương và tổn thất nặng nề, họ quyết định tha thứ cho nhau và lập lại hòa bình dân tộc. Từ đó hai ngọn núi có tên là Illimani và Illampu xuất hiện quanh năm phủ đầy tuyết lạnh, đây được coi là sự trừng phạt mà nữ thần Pachamama dành cho hai vị vua cha ấy.
Những đợt tuyết tan chảy là tượng trưng cho giọt nước mắt hối tiếc. Và dưới hai ngọn núi tuyết là thung lũng được phù sa bồi đắp cho loài Kantuta nở như sự thống nhất của hai nước. Hoa có màu đỏ và vàng tượng trưng cho hai vị vua. Đỏ tượng trưng cho máu đã đổ xuống vì sự duy trì của dân tộc và vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng và giàu sang, và màu xanh của lá là tượng trưng cho niềm hi vọng…
Cô ấy cũng như một trong hai vị vua kia, đã sinh lòng đố kị và gây ra lầm lỗi, nhưng cô ấy cũng mong được tha thứ. Cô ấy không muốn giống như truyền thuyết kia, bởi lẽ đến cuối cùng sự ganh ghét đố kị chỉ khiến cho cả hai thêm mệt mỏi.
Tôi đã quyết định tha thứ nhưng chúng tôi không thể tiếp tục làm những người bạn thân được nữa. Có những vết thương đã thành hình khắc sâu trong trái tim rồi, cả tôi và cô ấy. Tôi không muốn gặp lại tôi cô ấy sẽ trở nên gượng gạo hay luôn canh cánh trong lòng vì chuyện đã gây ra. Tôi thật tâm mong cô ấy buông bỏ gánh nặng này và tiếp tục vui vẻ sống - giống như tôi.
Dù loài hoa ấy có nở giữa hai miền núi tuyết phủ, chúng cũng chẳng thể nào sáp nhập hai ngọn núi ấy lại với nhau. Như tôi và Thanh, dù cái ranh giới hòa bình đã nằm ở giữa, những bông hoa vẫn thắm đâu đó, nhưng không thể nào níu được đoạn tình cảm đã vỡ nát kia.
Giữa hàng vạn người chúng tôi gặp được nhau, chúng tôi đã làm tổn thương nhau bằng những nhát dao trên tinh thần mang theo cả một đời còn lại. Nhưng một khi đã lướt qua nhau, tôi vẫn còn nhớ rõ, từng có người bạn tên Thanh đi qua cuộc đời tôi. Dù là cô ấy đi qua chỉ lại một vết nhơ màu xám...
Bức tranh cô ấy tặng, ba tôi đem cất dưới nhà kho. Ông ấy sợ tôi nhìn đến lại đau lòng. Lâu lâu tôi vẫn lén xuống lau chùi nó. Ba tôi biết, nhưng ông không nói gì.
Có lúc tôi ôm bức tranh vào lòng và khóc rưng rức. Không phải vì những gì Thanh đã gây ra, mà vì vốn dĩ tôi không thể nào quên được tình bạn ấy. Có lẽ chỉ những người làm thương tổn ta, ta mới nhớ đến hoài... Như Thanh đã từng tổn thương tôi sâu đến vậy. Nhưng với tôi, kí ức về cô ấy vẫn ở đây, bên ngực trái tôi này!
/33
|