Ngày mười bốn tháng tư, ta với Mịch Nhi dành cả buổi chiều làm diều. Diều làm không xong còn bị nan trúc cứa đứt tay nên chẳng chơi được gì.
Đến tối liền xảy ra chuyện.
Bên ngoài rất ồn ào, loáng thoáng có tiếng hét có chủ tử của cung nào đó ngã xuống hồ, Cẩn phi vội chạy ra ngoài, còn không quên dặn ta ở yên trong cung. Ta vốn cũng rất sợ, rủ Mịch Nhi ngủ cùng rồi mà vẫn trằn trọc cả tối.
Ngày mười lăm tháng tư, tờ mờ sáng, ta mơ màng nghe tiểu thái giám thông báo hôm nay không cần đi thỉnh an. Ta buồn ngủ lắm nên chẳng hỏi gì cả, đánh một giấc thẳng đến trưa.
Lúc đến chỗ Cẩn phi nương nương thấy lông mày nàng ấy níu chặt, nên ta không dám hỏi gì cả, ngồi một lát rồi ra về. Mịch nhi nói với ta, Dung tần xảy ra chuyện rồi.
Nghe nói cô ấy ra ngoài ngắm trăng, ban đêm trời lạnh nên sai cung nữ về lấy áo choàng, lúc đi ngang qua bờ hồ thì trượt chân.
Nghe nói đứa bé mất rồi.
Nghe nói Dung tần vẫn chưa tỉnh.
Ta thấy Dung tần rất đáng thương. Lần trước gặp được cô ấy đã thấy cô ấy là một người hiền lành, giữa lông mày còn có niềm vui lần đầu làm mẹ.
Không biết khi tỉnh lại cô ấy sẽ đau lòng thế nào nữa.
Từ ngày mười lăm tháng tư trở đi, trong cung như bị một tầng mây đen bao phủ.
Chớp mắt đã đến đầu tháng năm. nghe nói tinh thần Dung tần rất kém, còn ăn nói linh tinh nên đã bị chuyển đến Kiền tây tứ sở (1) hẻo lánh. Thục phi không hiểu sao cũng bị hoàng hậu cấm túc, nhưng ta không thân với Thục phi, huống hồ so với chuyện xảy ra với Dung tần, bị cấm túc hãy còn nhẹ lắm.
Cẩn phi không cho phép ta nhắc đến Dung tần và Thục phi. Các cung nữ thái giám trong cung lúc nào cũng vội vàng, miệng kín như bưng, ta thấy chắc chắn là do chuyện của Dung tần.
Ta hỏi Mịch Nhi, tại sao Dung tần có chuyện thì trên dưới lục cung lại nặng nề như vậy. Ta cũng rất xót cho cô ấy, nhưng cũng không đến nỗi vì cô ấy mà không nói gì cả.
Mịch Nhi nghĩ một lúc rồi đáp, chuyện này chúng ta chỉ đứng ngoài nhìn, nên không biết bên trong khúc mắc thế nào.
Ta gật đầu, nghĩ cũng phải, lòng Dung tần ấm lạnh thế nào không phải chuyện người ngoài như ta hiểu được.
Nhưng ta lại ngờ ngợ cảm thấy chuyện này không đơn giản như vậy.
Ngày mồng năm tháng năm là Đoan Ngọ, các cung được thưởng bánh chưng. Có bánh nhân đậu đỏ, nhân táo, nhân ngọt mà ta chưa ăn bao giờ, thấy rất ngon. Ta bảo Mịch Nhi mang hai túi cỏ ngải đã phơi khô đến tặng hai người ở điện Y Lan.
Lúc vết đứt tay lành hẳn thì đã quá tiết Măng chủng rồi (2), trời nóng dần lên lại không nhiều gió như mùa xuân, diều chưa làm xong chỉ đành cất đi.
Mùa hè nắng nóng thưa người, bên ngoài cũng không có gì vui để chơi, Cẩn phi gọi ta đến cung nàng ấy hóng mát.
Trong cung của phi vị mỗi ngày đều được phủ Nội vụ phát một chậu đá lạnh để làm mát, còn có thể dùng để ướp trái cây lạnh. Ta không quan tâm phòng có mát hay không, nhưng dưa hấu lạnh mỗi ngày có thể ăn hai miếng.
Có một ngày, Cẩn phi nương nương hỏi ta. Từ thường tại, muội có nhớ cha mẹ không?
Ta đang ăn dưa hấu ngẩng đầu lên, đáp rằng rất nhiên là nhớ chứ. Như lúc này muội rất muốn cha mẹ được ăn thử dưa hấu. Dưa hấu trong cung ngọt hơn ở nhà nhiều.
Cẩn phi nương nương khẽ cười, ta rất thích nàng ấy khi cười. Tao nhã ôn hòa, dễ gần hơn bình thường nhiều. Tuổi nàng không lớn lắm nhưng làm ta nhớ đến mẹ.
Sau khi trở về, ta thấy hơi buồn phiền. Xa nhà, xa cha mẹ hơn ba tháng rồi, tuy trong cung nhiều đồ ăn ngon, nhưng ngày tháng trôi qua thật chậm chạp buồn tẻ. Người quen của ta có thể đếm được trên đầu ngón tay, Cẩn phi nương nương này, Gia quý nhân này, Di thường tại này, gần đây có thêm một Lương quý nhân nữa.
Vào hè, Giang Ninh, Từ Châu gặp lũ lụt, kéo theo đó là ôn dịch và loạn dân. Hoàng thượng cũng bận rộn hơn nhiều.
À, ta đã được gặp bệ hạ trong cung Cẩn phi rồi. Bệ hạ ngồi trên cao nhìn ta một cái rồi cho ta lui.
Ở trong cung ngắm trời mây cũng chỉ thấy một khối vuông nho nhỏ bị lầu gác ngói xanh lấn át, so với bầu trời rộng lớn bên ngoài thì nhỏ lắm thay.
Ta nằm nhoài trên bàn trà chơi cờ, nói với Mịch Nhi rằng ta nhớ nhà, nhớ cha mẹ quá, lúc nào ta mới được về nhà?
Mịch Nhi không nói lời nào.
Ta cũng biết mình đang nói linh tinh. Mẹ cũng từng nói với ta rằng, cửa cung sâu như biển, có thể sống bình an cả đời đã may mắn lắm rồi. Đoàn viên, tự do, tình thân bây giờ quá đỗi xa xôi.
Ta ngẩng đầu lên nhìn cung Đường Lê này, lần đầu biết viết hai chữ cô đơn.
Ngày tháng lại lặng lẽ trôi qua.
Tháng bảy, lễ Khất xảo (3), trong cung mở yến tiệc. Các phi tần cấp thấp cũng được thưởng điểm tâm. Ta nhìn bánh hoa mai, như ý cao, bánh cát tường thơm nức trước mặt lại thấy buồn phiền.
Trong cung có nhiều điểm tâm ngon nhưng đồ trên yến hội lại nhạt nhẽo đến chán. Ta nói với Mịch Nhi rằng ta rất nhớ bánh bách quả mật ong, bánh bàn hương ở quê nhà. Đến kẹo hồ lô và hạt dẻ rang bán trên đường phố kinh thành cũng ngon hơn mấy món điểm tâm nhạt thếch này.
Trong cung không có kẹo hồ lô và hạt dẻ rang.
Gia quý nhân và Di thường tại lúc nghe ta tả kẹo hồ lô chua chua ngọt ngọt, ngon lành thế nào, trong mắt cũng đầy hiếu kỳ và khát khao, nhưng vẫn phải tỏ ra không thèm.
Ta biết không phải hai cô ấy khinh người gì đâu, chỉ là hai cô nương bị thân phận hạn chế thôi.
Phụ thân của Gia quý nhân là trọng thần nhị phẩm, tuy ở kinh thành nhưng từ nhỏ đã không ra phố phường. Hạ thường tại là con gái Tuần phủ Sơn Đông, được nuôi bằng cẩm y ngọc thực. Hai cô ấy đương nhiên không biết mấy món bình dân kia rồi.
Ta thì khác, ta chỉ là con gái của một Tri huyện nhỏ, cha mẹ ta chỉ mong ta được bình an tự tại.
(1) Kiền tây tứ sở: Kiền tây tứ sở nằm thứ tư trong Kiền tây ngũ chi, về sau được sửa thành cung Kiến Phúc.
(2) Tiết Măng chủng: hoặc Mang chủng là một trong hai tư khí tiết theo lịch Á Đông.
(3) Lễ Khất xảo: ngày thất tịch tức 7/7 âm lịch.
Đến tối liền xảy ra chuyện.
Bên ngoài rất ồn ào, loáng thoáng có tiếng hét có chủ tử của cung nào đó ngã xuống hồ, Cẩn phi vội chạy ra ngoài, còn không quên dặn ta ở yên trong cung. Ta vốn cũng rất sợ, rủ Mịch Nhi ngủ cùng rồi mà vẫn trằn trọc cả tối.
Ngày mười lăm tháng tư, tờ mờ sáng, ta mơ màng nghe tiểu thái giám thông báo hôm nay không cần đi thỉnh an. Ta buồn ngủ lắm nên chẳng hỏi gì cả, đánh một giấc thẳng đến trưa.
Lúc đến chỗ Cẩn phi nương nương thấy lông mày nàng ấy níu chặt, nên ta không dám hỏi gì cả, ngồi một lát rồi ra về. Mịch nhi nói với ta, Dung tần xảy ra chuyện rồi.
Nghe nói cô ấy ra ngoài ngắm trăng, ban đêm trời lạnh nên sai cung nữ về lấy áo choàng, lúc đi ngang qua bờ hồ thì trượt chân.
Nghe nói đứa bé mất rồi.
Nghe nói Dung tần vẫn chưa tỉnh.
Ta thấy Dung tần rất đáng thương. Lần trước gặp được cô ấy đã thấy cô ấy là một người hiền lành, giữa lông mày còn có niềm vui lần đầu làm mẹ.
Không biết khi tỉnh lại cô ấy sẽ đau lòng thế nào nữa.
Từ ngày mười lăm tháng tư trở đi, trong cung như bị một tầng mây đen bao phủ.
Chớp mắt đã đến đầu tháng năm. nghe nói tinh thần Dung tần rất kém, còn ăn nói linh tinh nên đã bị chuyển đến Kiền tây tứ sở (1) hẻo lánh. Thục phi không hiểu sao cũng bị hoàng hậu cấm túc, nhưng ta không thân với Thục phi, huống hồ so với chuyện xảy ra với Dung tần, bị cấm túc hãy còn nhẹ lắm.
Cẩn phi không cho phép ta nhắc đến Dung tần và Thục phi. Các cung nữ thái giám trong cung lúc nào cũng vội vàng, miệng kín như bưng, ta thấy chắc chắn là do chuyện của Dung tần.
Ta hỏi Mịch Nhi, tại sao Dung tần có chuyện thì trên dưới lục cung lại nặng nề như vậy. Ta cũng rất xót cho cô ấy, nhưng cũng không đến nỗi vì cô ấy mà không nói gì cả.
Mịch Nhi nghĩ một lúc rồi đáp, chuyện này chúng ta chỉ đứng ngoài nhìn, nên không biết bên trong khúc mắc thế nào.
Ta gật đầu, nghĩ cũng phải, lòng Dung tần ấm lạnh thế nào không phải chuyện người ngoài như ta hiểu được.
Nhưng ta lại ngờ ngợ cảm thấy chuyện này không đơn giản như vậy.
Ngày mồng năm tháng năm là Đoan Ngọ, các cung được thưởng bánh chưng. Có bánh nhân đậu đỏ, nhân táo, nhân ngọt mà ta chưa ăn bao giờ, thấy rất ngon. Ta bảo Mịch Nhi mang hai túi cỏ ngải đã phơi khô đến tặng hai người ở điện Y Lan.
Lúc vết đứt tay lành hẳn thì đã quá tiết Măng chủng rồi (2), trời nóng dần lên lại không nhiều gió như mùa xuân, diều chưa làm xong chỉ đành cất đi.
Mùa hè nắng nóng thưa người, bên ngoài cũng không có gì vui để chơi, Cẩn phi gọi ta đến cung nàng ấy hóng mát.
Trong cung của phi vị mỗi ngày đều được phủ Nội vụ phát một chậu đá lạnh để làm mát, còn có thể dùng để ướp trái cây lạnh. Ta không quan tâm phòng có mát hay không, nhưng dưa hấu lạnh mỗi ngày có thể ăn hai miếng.
Có một ngày, Cẩn phi nương nương hỏi ta. Từ thường tại, muội có nhớ cha mẹ không?
Ta đang ăn dưa hấu ngẩng đầu lên, đáp rằng rất nhiên là nhớ chứ. Như lúc này muội rất muốn cha mẹ được ăn thử dưa hấu. Dưa hấu trong cung ngọt hơn ở nhà nhiều.
Cẩn phi nương nương khẽ cười, ta rất thích nàng ấy khi cười. Tao nhã ôn hòa, dễ gần hơn bình thường nhiều. Tuổi nàng không lớn lắm nhưng làm ta nhớ đến mẹ.
Sau khi trở về, ta thấy hơi buồn phiền. Xa nhà, xa cha mẹ hơn ba tháng rồi, tuy trong cung nhiều đồ ăn ngon, nhưng ngày tháng trôi qua thật chậm chạp buồn tẻ. Người quen của ta có thể đếm được trên đầu ngón tay, Cẩn phi nương nương này, Gia quý nhân này, Di thường tại này, gần đây có thêm một Lương quý nhân nữa.
Vào hè, Giang Ninh, Từ Châu gặp lũ lụt, kéo theo đó là ôn dịch và loạn dân. Hoàng thượng cũng bận rộn hơn nhiều.
À, ta đã được gặp bệ hạ trong cung Cẩn phi rồi. Bệ hạ ngồi trên cao nhìn ta một cái rồi cho ta lui.
Ở trong cung ngắm trời mây cũng chỉ thấy một khối vuông nho nhỏ bị lầu gác ngói xanh lấn át, so với bầu trời rộng lớn bên ngoài thì nhỏ lắm thay.
Ta nằm nhoài trên bàn trà chơi cờ, nói với Mịch Nhi rằng ta nhớ nhà, nhớ cha mẹ quá, lúc nào ta mới được về nhà?
Mịch Nhi không nói lời nào.
Ta cũng biết mình đang nói linh tinh. Mẹ cũng từng nói với ta rằng, cửa cung sâu như biển, có thể sống bình an cả đời đã may mắn lắm rồi. Đoàn viên, tự do, tình thân bây giờ quá đỗi xa xôi.
Ta ngẩng đầu lên nhìn cung Đường Lê này, lần đầu biết viết hai chữ cô đơn.
Ngày tháng lại lặng lẽ trôi qua.
Tháng bảy, lễ Khất xảo (3), trong cung mở yến tiệc. Các phi tần cấp thấp cũng được thưởng điểm tâm. Ta nhìn bánh hoa mai, như ý cao, bánh cát tường thơm nức trước mặt lại thấy buồn phiền.
Trong cung có nhiều điểm tâm ngon nhưng đồ trên yến hội lại nhạt nhẽo đến chán. Ta nói với Mịch Nhi rằng ta rất nhớ bánh bách quả mật ong, bánh bàn hương ở quê nhà. Đến kẹo hồ lô và hạt dẻ rang bán trên đường phố kinh thành cũng ngon hơn mấy món điểm tâm nhạt thếch này.
Trong cung không có kẹo hồ lô và hạt dẻ rang.
Gia quý nhân và Di thường tại lúc nghe ta tả kẹo hồ lô chua chua ngọt ngọt, ngon lành thế nào, trong mắt cũng đầy hiếu kỳ và khát khao, nhưng vẫn phải tỏ ra không thèm.
Ta biết không phải hai cô ấy khinh người gì đâu, chỉ là hai cô nương bị thân phận hạn chế thôi.
Phụ thân của Gia quý nhân là trọng thần nhị phẩm, tuy ở kinh thành nhưng từ nhỏ đã không ra phố phường. Hạ thường tại là con gái Tuần phủ Sơn Đông, được nuôi bằng cẩm y ngọc thực. Hai cô ấy đương nhiên không biết mấy món bình dân kia rồi.
Ta thì khác, ta chỉ là con gái của một Tri huyện nhỏ, cha mẹ ta chỉ mong ta được bình an tự tại.
(1) Kiền tây tứ sở: Kiền tây tứ sở nằm thứ tư trong Kiền tây ngũ chi, về sau được sửa thành cung Kiến Phúc.
(2) Tiết Măng chủng: hoặc Mang chủng là một trong hai tư khí tiết theo lịch Á Đông.
(3) Lễ Khất xảo: ngày thất tịch tức 7/7 âm lịch.
/28
|