Phu Thê Nhà Nghèo

Chương 14 - Tiệm Thêu

/185




****tiêu đề chương 13 là phường thêu, nghĩa là nơi sản xuất hàng thêu, đại khái chính là công xưởng, nhưng ở cổ đại đều là hàng thủ công, thêu tay. Còn tiệm thêu chính là cửa hàng bán đồ thêu, là những mặt hàng đã thành phẩm. Phường thêu vẫn có thể mua bán đồ thêu chứ ko phải chỉ sản xuất thôi. Phường thêu là tiệm thêu nhưng quy mô lớn hơn.

**** Xin mọi người dành chút thời gian đọc những lời này trước khi đọc truyện tiếp:

_Bắt đầu từ chương này Sa xin phép sửa lại một số cách xưng hô như sau:

1: giữa Tần phụ và Tần mẫu, khi hai vợ chồng nói chuyện bình thường tôn trọng nhau thì sẽ xưng hô tôi_ông, tôi_bà. Những lúc Tần phụ, Tần mẫu tức giận thì là Ta_ ông, ta_bà.

2. Xưng hô giữa các nhân vật trẻ đồng trang lứa trong trường hợp lịch sự, hoặc bạn bè thân thiết lúc vui vẻ hoặc bình thường: tôi_cô, ta_cô, ta_huynh. Lúc giận hay quan hệ mâu thuẫn: ta_ngươi.

3. Xưng hô giữa người lớn tuổi và người trẻ tuổi lúc bình thường: ta_con, ta_cháu... Lúc giận: ta_ngươi.

4. Xưng hô giữa người trẻ với người già có quan hệ thân thiết hoặc tôn trọng bình thường: con, cháu, tôi_ ông, bà, thúc, bá...

Lúc giận: ta_ông, bà, thúc, bá......

5. Xưng hô giữa kẻ thù: ta_ngươi.

6. Những cách xưng hô trên chỉ dùng trong lời thoại của nhân vật.

_Nhiều bạn sẽ cảm thấy cổ đại mà sử dụng từ cô, tôi là không hợp, về chuyện này thì Sa xin giải thích là không có gì mà không hợp cả. Rất nhiều bạn editor cũng có sử dụng cách xưng hô này. Sa cũng đọc 1 bài viết tổng hợp cách xưng hô trong truyện cổ đại ở trang web bách gia trang để tham khảo, ngoài ra Sa cũng có đọc một số tác phẩm nổi tiếng được chuyển của các tác giả như Kim Dung và Quỳnh Dao để tham khảo thêm, trong những bộ truyện ấy, các nhà văn chuyển thể cũng có sử dụng cách xưng hô tôi, cô,... Tất cả bộ phim cổ trang lồng tiếng hoặc vietsub cũng dùng từ cô và tôi rất nhiều.

_So ra thì từ nàng mà các bạn đọc luôn cho rằng hợp với cổ đại lại ít được dùng tới trong những cái mà Sa mới liệt kê ở trên nhất.

_ Lý do Sa quyết định đổi lại thành như vậy 1 là để tránh lạm dụng quá nhiều từ ta và ngươi, từ nàng sẽ đi đôi với từ chàng dùng cho phu thê ân ái và trong lời dẫn truyện. Sa không thích cái gì cũng dùng từ nàng, như một số trường hợp cha nhắc tới con gái mình mà cũng dùng từ nàng, ông già xem một cô nương như con cháu mà cũng gọi là nàng.

_Tùy theo trường hợp, hoàn cảnh và diễn biến trong truyện mà cách xưng hô sẽ được điều chỉnh.

_Nếu bạn nào không chấp nhận được cách edit của Sa thì có thể drop trước khi lún hố, ai tình nguyện nhảy hố thì xin đừng comment là dùng từ cô không hợp với cổ đại nữa nha, cám ơn mọi người đã dành thời gian đọc những lời này!!!!!!

________________________________

Lý Hầu La nói xong thì đi thẳng lên lầu hai, tiểu nhị cũng bám theo sát gót: Phu nhân, phu nhân.....

Tần Chung thấy thế, cũng chỉ đành cất bước đi theo.

Vừa lên lầu hai, hai mắt Lý Hầu La liền phát sáng, so với lầu một, thì các món đồ thêu ở lầu hai quả là tinh phẩm* (*hàng chất lượng cao). Bình phong*, tranh thêu, phụ kiện,.... Đều rất tinh xảo và xinh đẹp, được phân loại đàng hoàng. Hơn nữa, tiệm thêu Cẩm Tú Phô còn thiết kế một khu vực riêng, chuyên trưng bày những hàng thêu đặc biệt tinh xảo, đẹp.

(*bình phong: một tấm vách ngăn rời, có thể gấp lại, thường làm bằng gỗ, hoặc khung gỗ bên ngoài, bên trong là tranh thêu.)

Lý Hầu La đi đến trước một tấm bình phong lớn nhất, đây là một bức bình phong thêu đồ án tranh sơn thủy*, theo đánh giá của Lý Hầu La thì tay nghề này cũng được xem là tàm tạm. Cách giấu chỉ thừa* điêu luyện, bố cục cây cối um tùm, suối nước róc rách linh động cũng ra hình ra dáng vài phần.

(*tranh sơn thủy: tranh vẽ phong cảnh.

*cách giấu chỉ: khi thêu hay may đồ, mọi người thường gút 1 đầu chỉ trước rồi mới bắt đầu may, nhưng thơ thêu chuyên nghiệp sẽ không gút chỉ mà sẽ có phương pháp giấu chỉ để chỉ không bị tuột, và không làm xấu tác phẩm.)

Tiểu nhị thấy Lý Hầu La cứ đứng ngẩn người một hồi lâu không có phản ứng trước bức bình phong kia, thì trên mặt liền xuất hiện vài phần đắc ý: Đây là món đồ thêu tinh mỹ nhất của cửa hàng chúng tôi, là do tú nương có tay nghề tốt nhất ở phường thêu thêu nên, tốn hết một năm thời gian để hoàn thành. Trước đó, phu nhân của huyện lệnh cũng nhìn trúng món đồ này, ra giá hai trăm lượng bạc để mua nó. Phu nhân, người cứ việc xem thử, món đồ này rất nhanh sẽ được đưa đến phủ của huyện thái gia.

Ý tứ của tiểu nhị đã rất rõ ràng, cứ việc ngắm, dù sao cũng mua không nổi.

Lý Hầu La càng nghe tiểu nhị nói thì hai mắt càng phát sáng, nàng nhìn về phía tiểu nhị: Tiểu nhị ca, thường thì có nhiều người mua những kiện đồ thêu lớn như thế này không?

Tiểu nhị thấy hai mắt Lý Hầu La phát sáng đến dọa người, liền lui về sau hai bước theo bản năng: Tất nhiên là nhiều, chỉ cần thêu đẹp, thì sẽ có nhiều người mua. Cửa hàng ở kinh thành của chúng tôi ở kinh thành buôn bán rất tốt, không chỉ riêng gì các vị lão gia, thái thái* của Đại Việt, mà ngay cả những quỷ Tây Dương* ở hải ngoại cũng cực kỳ thích. Cùng một kiện đồ thêu, nhưng khi mang ra hải ngoại bán thì sẽ bán được giá rất cao. Tính cách của tiểu nhị thích khoe khoang, Lý Hầu La chỉ mới hỏi một câu, thì tiểu nhị đã tuôn ra một tràng.

(*thái thái: một cách gọi khác của từ phu nhân.

*quỷ Tây Dương: chỉ người phương tây, đây là cách gọi của người dân TQ đối với người phương tây thời phong kiến.)

Có thể bán được ở cả hải ngoại?

Trong lòng Lý Hầu La thấy rất kích động.

Thời cổ đại ở thế giới của nàng, hải mậu* không được phát triển, tuy rằng Trịnh Hòa* cũng từng đến Tây Dương, nhưng mục đích của chuyến đi đó là để truyền bá quốc uy của Thiên Triều*, thế nhưng trong chuyến đi ấy, tiền không kiếm được đã đành, mà thể diện còn bị mất đi không ít. Về sau, triều Minh diệt vong, hải vận hoàn toàn bị cấm, triệt để ngăn cách cùng thế giới bên ngoài. Không ngờ ở thế giới này, hải vận lại phát triển đến như thế.

(*hải mậu: mậu là thương mậu, hải mậu là buôn bán bằng đường biển, đồng nghĩa từ hải vận.

*Trịnh Hòa: tên một vị thái giám thời nhà Minh. Ông là người dẫn đầu các chuyến đi đến phương tây vào thời đó, người đời sau thường gọi các chuyến đi đến phương tây của ông là: Trịnh Hòa hạ Tây Dương, hoặc Tam Bảo thái giám hạ Tây Dương. Bạn nào muốn biết chi tiết thì search Google với từ khóa Trịnh Hòa.

*Thiên Triều: người thời xưa của TQ gọi chung các triều đại của họ là Thiên Triều. Triều là triều đại, Thiên là trời. Bởi vì hoàng đế của TQ tự xưng là Thiên Tử tức là con của trời.)

Hơn nữa, theo như lời tiểu nhị nói, thì Đại Việt chẳng những mở ra hải mậu, mà còn phát triển rất tốt.

Hầu La.... Tần Chung nhìn bộ dáng kích động của Lý Hầu La, thầm thấy khó hiểu mà gọi một tiếng.

Lý Hầu La hồi thần lại, ho khan một tiếng: Tướng công, không ngờ đồ thêu đẹp lại bán được giá như vậy, về sau ta cũng có thể bán đồ thêu.

Lý Hầu La nói thật lòng, nhưng tiểu nhị lại nhịn không được mà phì cười: Vị phu nhân này, người cho rằng ai cũng có thể thêu ra được những món đồ thêu đẹp như thế này sao? Mấy vị tú nương kia ở phường thêu của chúng tôi, từ nhỏ thì đã được theo các vị sư phụ học tập, không có công lực mười năm, hai mươi năm thì không thể nào thêu ra được những món đồ thêu này!

Lời nói này của tiểu nhị rất được Lý Hầu La tán đồng, việc thêu thùa phải nhìn vào tư chất, ở thế giới kia của nàng, phần lớn các thợ thêu thùa đều là nữ, nhưng theo sự phát triển của thời đại, nam giới cũng từ từ bước chân vào lĩnh vực thêu thùa, hơn nữa, còn có rất nhiều gia tộc, bởi vì châm pháp đặc thù mà nam càng dễ dàng học tốt hơn nữ.

Đồng dạng là tú nương, nhưng cấp bậc phân chia trong đó rất khắc khe. Tú nương sơ cấp, hay còn gọi là Thêu Muội, là danh hiệu của thợ thêu từ hai năm trở lên, yêu cầu phải nắm vững các loại châm pháp*, sản phẩm thêu ra phải hoàn chỉnh.

(*các loại châm pháp: VN mình thì gọi là các loại mũi thêu, ví dụ như mũi cành cây, mũi xương cá, mũi đâm xô, mũi dây chuyền,.v..v...)

Càng về sau, yêu cầu của các danh hiệu sẽ càng khó hơn nhiều, lại càng khỏi phải nói đến tú nương cao cấp. Tú nương cao cấp còn được gọi là Phượng Nương, yêu cầu căn bản ngoài nắm vững các loại châm pháp và kỹ xảo thêu, thì tác phẩm thêu ra phải là tác phẩm tinh mỹ được tán dương. Nếu nói tú nương sơ cấp và trung cấp là dựa vào nỗ lực để đạt được, thì Phượng Nương ngoại trừ nỗ lực còn cần có thêm thiên phú.

(*thiên phú: năng khiếu trời sinh.)

Tiểu nhị thấy bản thân mình rõ ràng là đang cười nhạo Lý Hầu La, vậy mà Lý Hầu La còn gật đầu tán thành, vì vậy mà cảm thấy không còn gì thú vị, liền nói: Được rồi, những kiện đồ thêu này phu nhân đều đã xem qua, nếu không có ý định mua thì xin mời phu nhân dời bước.

Cần xem đã xem, Lý Hầu La cũng không thích bị người ta xem thường, cho nên kéo tay Tần Chung đi xuống lầu.

Tần Chung thấy Lý Hầu La lại vô thức* nắm tay mình, trong lòng thở dài bất đắc dĩ, cũng chẳng còn tâm tư rút tay ra, để mặc cho Lý Hầu La nắm lấy.

(*vô thức: làm một hành động gì đó trong vô tình, không có hoặc không kịp suy nghĩ.)

Sau khi hai người Lý Hầu La đi rồi, có một nữ tử mặc một bộ y phục màu đỏ nhạt bước ra từ sau bức bình phong khác, diện mạo rất xinh đẹp, nàng ta đi đến bên cạnh cửa sổ, đúng lúc nhìn thấy Lý Hầu La kéo tay Tần Chung rời khỏi tiệm thêu.

Tiểu thư, thật đúng là nhị tiểu thư! Lời này là do một nha hoàn có khuôn mặt tròn trịa đứng bên cạnh nữ tử kia nói.

Nữ tử có diện mạo xinh đẹp này là đích nữ của Lý chủ bộ, đích tỷ của Lý Hầu La, Lý Nguyệt Nga. Nàng ta thấy Lý Hầu La kéo tay Tần Chung đi trên đường nhưng ánh mắt lại không hề dao động.

Ngược lại, tiểu nha hoàn bên cạnh Lý Nguyệt Nga thì lại tức giận bất bình: Tiểu thư, tên Tần Chung kia sao lại có thể như vậy được chứ? Người trao đổi tín vật đính ước với hắn là tiểu thư, sao hắn ta lại có thể thân mật với nhị tiểu thư như vậy được?

Câm miệng! Đó là nhị cô gia trong phủ, hắn và nhị muội là thanh mai trúc mã, hiện giờ chuyện tốt đã thành, là hỉ sự của Lý gia, nhớ kỹ chưa? Lý Nguyệt Nga bình tĩnh nhìn thoáng qua tiểu nha hoàn, giọng điệu thản nhiên nhưng lại dọa tiểu nha hoàn sợ đến cứng đờ cả người, run run đáp: Nhớ kỹ rồi, thưa tiểu thư!

Nhìn thấy Lý Hầu La và Tần Chung như vậy, tuy rằng trên mặt Lý Nguyệt Nga không có cảm xúc gì, nhưng trong lòng lại thầm thấy bực bội, cũng không còn hứng thú dạo chơi trong tiệm nữa, mà lập tức hồi phủ.

Chức chủ bộ ở Đại Việt chẳng qua là một chức quan thấp hèn, công việc là quản lý sự vụ, phụ tá huyện lệnh phân công quản lý những sự vật, sự việc cụ thể. Dù vậy, thì cơ hội đục nước béo cò trong đó cũng không ít, Lý chủ bộ cũng chẳng phải là loại thanh quan hai bàn tay trắng, vì vậy trong nhà hiển nhiên là có không ít của cải.

Lý gia ở thành nam của Vân Dương huyện, các khu nhà ở đây liền kề nhau, có thể xem như là khu giàu có trong huyện. Lý Nguyệt Nga hồi phủ, vừa vào phòng liền cho nha hoàn lui xuống. Nha hoàn vừa ra ngoài thì Lý phu nhân cũng lập tức bước vào.

Mẹ! Lý Nguyệt Nga không nhanh không chậm gọi.

Nguyệt Nga, con thấy kiện đồ thêu mà huyện lệnh phu nhân xem trọng thế nào? Lý phu nhân vẫy vẫy tay gọi Lý Nguyệt Nga.

Lý Nguyệt Nga gật gật đầu: Quả thật là bất phàm.

Đã vậy thì chúng ta lập tức mua nó, tặng cho huyện lệnh phu nhân. Con cũng tặng thêm một vài món đồ thêu do con đích thân thêu, chắc chắn là huyện lệnh phu nhân sẽ phải rửa mắt mà nhìn với con! Lý phu nhân cười nói.

(*rửa mắt mà nhìn = lau mắt mà nhìn = nhìn bằng con mắt khác: bất ngờ vì sự thay đổi của một người hay vật nào đó so với sự nhận định trước kia. Câu này tùy theo trường hợp mà có thể dùng để khen hoặc cười chê, nhạo báng.)

Chuyện này thì con biết. Mà mẹ nè, hôm nay con ở tiệm thêu có nhìn thấy Tần Chung và nhị muội. Lý Nguyệt Nga khẽ nhíu mày.

Lý phu nhân nghe vậy liền thu lại ý cười: Làm sao? Bọn nó gây sự?

Lý Nguyệt Nga lắc đầu: Cái này thì không, nhìn quan hệ giữa nhị muội và Tần... Và muội phu hình như rất tốt.

Lý phu nhân nghe xong thì cả người thả lỏng, cười vui vẻ: Như vậy không phải là rất tốt hay sao? Nhan sắc của nha đầu Hầu La kia cũng xem như là có thể nhìn, dù là thứ nữ, nhưng so sánh với gia đình sa cơ thất thế như Tần gia thì vẫn còn dư dả. Chỉ cần bọn họ không gây sự, chúng ta cũng đừng quản họ làm gì! Tần gia cũng xem như là biết thức thời, không làm lớn chuyện gả thế này.

Trong nháy mắt, Lý Nguyệt Nga bỗng có chút hoảng hốt, trước mắt dường như đang hiện ra khuôn mặt tinh xảo của thiếu niên, còn có một tiếng gọi ôn nhu Lý cô nương.

Lý phu nhân thấy thế, bèn vỗ vỗ tay Lý Nguyệt Nga: Con à, tục ngữ nói nhà cao cửa rộng gả con gái, cửa thấp cưới phụ*, cũng không phải là lời nói suông, hiện tại, Tần gia không trèo cao nổi với con. Sức khỏe tên Tần Chung kia không tốt, dù có thể đọc sách, nhưng e là khảo thí* xong cũng mất nửa cái mạng, như vậy thì có ích gì chứ? Hơn nữa, chỉ sợ hiện giờ ngay cả tiền nhập học Tần gia cũng không có, Tần Chung kia đã được định sẵn là không có tiền đồ. Con thì mặt nào cũng xuất sắc, lại đẹp như thế, chẳng lẽ thật sự phải bị gả đến Tần gia? Đi theo bọn họ làm ruộng cày bừa, suốt ngày dãi nắng dầm mưa?

(*nhà cao cửa rộng gả con gái, cửa thấp cưới phụ: trước kia Sa từng giải thích câu này nhưng chưa chính xác, giờ Sa xin giải thích lại:

_nhà cao cửa rộng gả con gái: con gái ở đây là chỉ cô gái còn trong trắng.

_cửa thấp cưới phụ: cửa thấp là nhà nghèo; phụ là phụ nhân, đàn bà.

_nghĩa đại khái câu này là nhà giàu thì gả con gái cho nhà giàu, nhà nghèo thì chỉ có thể cưới những người con gái nghèo hoặc là phụ nữ tái giá. Tương tự như câu môn đăng hộ đối.

*Khảo thí: khoa thi.)

Lý Nguyệt Nga lắc lắc đầu, đạo lý này Lý Nguyệt Nga tất nhiên hiểu rõ, cho nên sau khi biết Tần Chung lâm trọng bệnh, đại phu nói sức khỏe hắn suy yếu rất nhiều, không thể quá lao tâm lao lực, nàng liền đoạn tuyệt ý niệm gả đến Tần gia.

Người đi lên cao, nước chảy xuống thấp, trong lòng Lý Nguyệt Nga nói thầm: Tần Chung, huynh đừng trách ta!

Lý Hầu La hiển nhiên là không biết một màn gặp thoáng qua giữa mình và đích tỷ, sau khi tham quan cửa hàng Cẩm Tú Phô, nàng lại kéo tay Tần Chung đến cửa hàng Như Ý Phô.

So sánh đại khái thì cả hai cửa hàng đều không có khác biệt gì lớn, nhưng xét về mặt hàng tinh phẩm thì Cẩm Tú Phô tốt hơn một chút.

Lý Hầu La còn dò hỏi thêm hai cửa hàng thêu khác, được biết tiệm thêu không mua hàng ở ngoài, nếu có thì giá cả cũng sẽ bị chèn ép rất thấp. Suy cho cùng thì phường thêu của bọn họ đều đào tạo tú nương riêng của mình, nên làm sao có chuyện để cho người ngoài chiếm lợi từ bọn họ.

(*Chiếm lợi ở đây là ám chỉ danh tiếng, bởi vì mua đi bán lại thì tiệm thêu vẫn có lời, nhưng hàng bán ra còn nhờ vào danh tiếng, danh tiếng càng lớn thì hàng bán ra giá càng cao, đồ thêu do tú nương của họ thêu bán ra tạo danh tiếng cho tú nương của bọn họ là đương nhiên. Nhưng khi họ mua của người ngoài, đồ của người ngoài bán ra với danh tiếng của cửa hàng, sau này người ngoài kia có tiếng tăm không bán đồ cho cửa hàng nữa mà tự mở cửa hàng riêng cạnh tranh thì bọn họ sẽ lỗ.)

Mọi chuyện trong thiên hạ, lấy lợi làm đầu, người khác suy nghĩ cho lợi ích của chính mình cũng là điều dễ hiểu. Lý Hầu La cũng không cảm thấy có gì không đúng, nếu giá cả hợp lí, nàng cũng sẽ bán đồ thêu của mình cho hai tiệm thêu. Tuy nhiên, sau khi dò hỏi xong mới biết giá cả bị bọn họ ép xuống đến phân nửa, mua bán lỗ nặng như thế Lý Hầu La tất nhiên là không làm.

Tham quan tiệm thêu xong, Lý Hầu La lại dạo tới dạo lui trong huyện.

Tần Chung bệnh nặng vừa khỏi, bị xoay vòng vòng lâu như thế, dù sức chịu đựng có lớn đến đâu cũng không chống đỡ nổi, hắn không nhịn được nữa mà hỏi: Hầu La, rốt cuộc cô còn muốn đi đâu?

Lý Hầu La thấy sắc mặt Tần Chung đã hơi tái nhợt, lúc này mới sực nhớ người ta là người bệnh nặng mới khỏi, vội vàng nói: Xin lỗi, xin lỗi! Lý Hầu La đảo mắt, trông thấy một tiệm bánh bao gần đó.

Chúng ta đến đó đi! Dứt lời liền kéo tay Tần Chung đến tiệm bánh bao ngồi xuống: Tiểu nhị, cho năm cái, không không, cho mười cái bánh bao thịt.

Hai mày Tần Chung nhíu chặt, nhưng thấy bộ dáng nhìn chằm chằm vào lồng hấp bánh bao mà nuốt nước miếng của Lý Hầu La thì lại thả lỏng mày, không nói gì cả, lẳng lặng ngồi yên ở đó.

Hai văn tiền một cái bánh bao vỏ mỏng thịt nhiều, nguyên liệu thuần tự nhiên, mặc dù không đủ gia vị, nhưng cắn vào miệng một cái vẫn lưu hương đầy miệng.

Ưm, thật ngon.... Huynh cũng ăn đi! Lý Hầu La nhét đầy miệng, thấy Tần Chung ngồi yên bất động ở một bên, nghĩ Tần Chung đang thẹn thùng nên trực tiếp cầm một cái bánh bao nhét vào tay Tần Chung.

Tần Chung nhìn đôi mắt hạnh của Lý Hầu La, bởi vì trợn to mà càng thêm tròn xoe. Hai bên má lúc này căng phồng, dường như da mặt cũng bị căng đến mỏng dính. Sau khi Tần Chung nhận được bánh bao, không nhịn được mà chọt chọt cái má căng phồng vì nhét đầy bánh bao của Lý Hầu La: Ăn từ từ, còn chừng căng đến vỡ ra luôn đấy!

Đúng lúc Lý Hầu La nuốt xong hết bánh bao trong miệng, nghe vậy cũng không thèm để ý mà xua xua tay: Yên tâm, ta vẫn còn ăn được!

Tần Chung cúi đầu cắn một miếng bánh bao: ta đang nói mặt của cô, đâu phải nói cái bụng.

Mười cái bánh bao, Lý Hầu La ăn hết tám cái, Tần Chung chỉ ăn có hai cái. Sau khi ăn xong, Lý Hầu La thỏa mãn cảm thán một tiếng: Rốt cuộc cũng sống lại. Có trời mới biết, mấy ngày nay nàng thèm thịt đến sắp phát điên rồi! Trải qua thời mạt thế nghĩ đến mà kinh, sự chấp nhất đối với đồ ăn của Lý Hầu La đã xâm nhập vào linh hồn, ăn sâu vào xương tủy.

Tần Chung thấy Lý Hầu La đang chuẩn bị vỗ vỗ bụng, liền kéo tay Lý Hầu La lại, nhẹ nhàng lắc đầu: Bất nhã!

Trong lòng Lý Hầu La thầm cho Tần Chung một cái liếc mắt xem thường, nhưng bên ngoài thì lại ngoan ngoãn gật đầu. Lúc này Tần Chung mới đứng dậy, lấy tiền vừa nhận được từ việc chép sách đi tính tiền.

Lý Hầu La vội ngăn cản: Đừng đừng, chỗ ta có tiền! Lý Hầu La giành tính tiền trước, vội móc hầu bao* ra, nàng đếm đếm, bên trong có năm trăm văn, đây là bao đỏ lì xì của Tần mẫu cho nàng.

/185

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status