Khi lịch sử đã trao cho một gia tộc vô số vinh quang hiển hách, thì đồng thời, cũng định trước gia tộc đó phải gánh trên lưng trọng trách lớn lao.
Trải qua một loạt những cuộc chinh chiến thảo phạt, Trường An sắp sửa rơi vào tay giặc rồi, thì Lý gia đã được định trước phải tiến vào trung tâm vũ đài chính trị đó. Tuy nhiên, điều khiến mọi người đàm luận nhiều nhất lại không phải Đường Quốc Công Lý Uyên tài năng điều binh khiển tướng cùng công lao hiển hách, mà lại là hai nhi tử xuất chúng của ông – Đại công tử Lý Kiến Thành cùng nhị công tử Lý Thế Dân. Không rõ nguyên nhân tại sao, chỉ là, mọi người đều cho là như vậy, hai người họ sánh đôi với nhau, trăm nghìn năm qua, thật sự khó gặp.
Lý Kiến Thành rất dễ lay động lòng người, đây là ấn tượng đầu tiên mà bất cứ ai mới gặp qua y sẽ đều nghĩ tới, mà sau khi thật sự quen biết y, hiểu rõ con người của y, sẽ hiểu thêm rằng, y có một khuôn mặt thanh lệ thoát tục, tĩnh như nhược thủy, nhưng cũng có toàn bộ khí phách cùng trí tuệ của một đại nam nhân. Y rất uy nghiêm, nhưng khi mỉm cười lại vô cùng mỹ lệ; y rất chân thành, nhưng tại thời điểm y cởi mở nhất cũng khó ai nhìn thấu được nội tâm; y rất ngang tàng, nhưng mỗi lời nói ra đều không tìm được bất cứ từ ngữ nào bén nhọn; y trầm tĩnh như nước, nhưng cũng hàm chứa khí phách như lửa; chỉ là, rất ít người có cơ hội nhìn thấy y uy nghiêm, y ngang tàng, bởi vì, tại Lý gia, hoàn toàn không có gì khiến y phải nổi cơn thịnh nộ.
Lý Thế Dân cùng với huynh trưởng hoàn toàn bất đồng, đại ca là thủy, mà hắn, chính là hỏa. Hắn là đại bàng trên trời, giao long dưới nước, toàn thân phát ra một loại khí chất khiến người khuất phục, hắn là mâu là khiên, là công là thủ của Lý gia. Người ta thường nói, Lý Thế Dân trời sinh có khí chất của vương giả, có lão luyện của binh gia, có trầm ổn của nhà chính trị, nhưng hắn luôn luôn mỉm cười lắc đầu, khiếm tốn từ chối. Trên người nam nhân ấy có toàn bộ dũng khí cùng sức mạnh, quân đội của hắn không ai cản nổi, binh sĩ của hắn lấy một địch trăm, đoàn hỏa diễm quanh người hắn chính là toàn bộ hào quang của Lý gia trong thời gian tới.
Nghĩa quân của Lý Uyên có hai vị tướng soái tả hữu như vậy, có thể nào không khiến người nghị luận?
Trải qua một loạt những cuộc chinh chiến thảo phạt, Trường An sắp sửa rơi vào tay giặc rồi, thì Lý gia đã được định trước phải tiến vào trung tâm vũ đài chính trị đó. Tuy nhiên, điều khiến mọi người đàm luận nhiều nhất lại không phải Đường Quốc Công Lý Uyên tài năng điều binh khiển tướng cùng công lao hiển hách, mà lại là hai nhi tử xuất chúng của ông – Đại công tử Lý Kiến Thành cùng nhị công tử Lý Thế Dân. Không rõ nguyên nhân tại sao, chỉ là, mọi người đều cho là như vậy, hai người họ sánh đôi với nhau, trăm nghìn năm qua, thật sự khó gặp.
Lý Kiến Thành rất dễ lay động lòng người, đây là ấn tượng đầu tiên mà bất cứ ai mới gặp qua y sẽ đều nghĩ tới, mà sau khi thật sự quen biết y, hiểu rõ con người của y, sẽ hiểu thêm rằng, y có một khuôn mặt thanh lệ thoát tục, tĩnh như nhược thủy, nhưng cũng có toàn bộ khí phách cùng trí tuệ của một đại nam nhân. Y rất uy nghiêm, nhưng khi mỉm cười lại vô cùng mỹ lệ; y rất chân thành, nhưng tại thời điểm y cởi mở nhất cũng khó ai nhìn thấu được nội tâm; y rất ngang tàng, nhưng mỗi lời nói ra đều không tìm được bất cứ từ ngữ nào bén nhọn; y trầm tĩnh như nước, nhưng cũng hàm chứa khí phách như lửa; chỉ là, rất ít người có cơ hội nhìn thấy y uy nghiêm, y ngang tàng, bởi vì, tại Lý gia, hoàn toàn không có gì khiến y phải nổi cơn thịnh nộ.
Lý Thế Dân cùng với huynh trưởng hoàn toàn bất đồng, đại ca là thủy, mà hắn, chính là hỏa. Hắn là đại bàng trên trời, giao long dưới nước, toàn thân phát ra một loại khí chất khiến người khuất phục, hắn là mâu là khiên, là công là thủ của Lý gia. Người ta thường nói, Lý Thế Dân trời sinh có khí chất của vương giả, có lão luyện của binh gia, có trầm ổn của nhà chính trị, nhưng hắn luôn luôn mỉm cười lắc đầu, khiếm tốn từ chối. Trên người nam nhân ấy có toàn bộ dũng khí cùng sức mạnh, quân đội của hắn không ai cản nổi, binh sĩ của hắn lấy một địch trăm, đoàn hỏa diễm quanh người hắn chính là toàn bộ hào quang của Lý gia trong thời gian tới.
Nghĩa quân của Lý Uyên có hai vị tướng soái tả hữu như vậy, có thể nào không khiến người nghị luận?
/28
|