Tầm Tần Ký

Chương 194: Thái Hậu Dời Cung

/289


Hạng Thiếu Long vừa vào đến cửa thành thì nhận được lệnh của tiểu Bàn nên lập tức vào cung.

Tiểu Bàn đang nghị sự cùng với các đại thần như Lã Bất Vi, Xương Bình quân trong nội chính sảnh.

Hạng Thiếu Long phải đợi trong thư trai cả nửa canh giờ rồi tiểu Bàn mới ra gặp gã.

Ngồi xuống, tiểu Bàn mỉm cười nói, „Sư phụ có quen biết một người tên gọi là Phùng Kiếp hay không, y là đại phu quản luật pháp của đại Tần ta."

Hạng Thiếu Long cũng mỉm cười trả lời, „Vì chuyện gì mà bị quân đặc biệt nhắc đến người này?"

Tiểu Bàn nói, „Kẻ này rất có cốt cách, lại không sợ quyền thế, gặp quả nhân y cũng dám buông lời chống đối. Không biết có phải vì y bị ảnh hưởng của Lã thị Xuân Thu hay không, mà đột nhiên phê phán pháp luật của đại Tần ta quá hà khắc, không đúng với giáo hóa của thánh nhân."

Hạng Thiếu Long ngạc nhiên nói, „Nói vậy bị quân theo lý là không vui mới đúng, tại sao cứ nhắc đến người này, ngược lại có ý vui mừng?"

Tiểu Bàn cười ha ha nói, „Sư phụ hiểu ta nhất. Chỉ vì kẻ này khi nói đến chuyện khác thì không phải hoàn toàn vô lý Ví dụ như y chỉ ra kẻ làm vua ở các nước khác, căn cứ vào sự thay đổi của tình thế để có những cải cách mới, sớm ban ra thì tối thay đổi, khiến cho người ta không biết đâu mà lần, phải thống nhất với nhau, không làm được điều này thì nước không thể mạnh lên được."

Hạng Thiếu Long ngẩn người ra nhìn vị Tần Thủy Hoàng chưa đến mười tám tuổi này, trong lòng dâng lên sự tôn kính. Đó không phải là vì tiểu Bàn hiểu rõ được rằng pháp chế phải sáng tỏ mà là lòng dạ rộng rãi của y đối với những lời can gián và phê bình.

Tiểu Bàn lại hạ giọng nói, „Ta lúc đầu cứ tưởng rằng y đã quay sang Lã Bất Vi, nhưng khi ta thấy y dáng vẻ rất hiên ngang giống với sư phụ, sau đó lại chất vấn Lã Bất Vi về chuyện mục trường của sư phụ bị đánh cướp, mới biết y không sợ chết như sư phụ. Kẻ này tuy không tiện nắm giữ luật pháp, nhưng là con cờ tốt để trở thành ngự sử đại phu."

Hạng Thiếu Long giật mình, lẽ nào giấc mộng của Lý Tư tan vỡ? Vội vàng nói, „Bị quân tốt nhất nên suy nghĩ lại, Lý trưởng sử mới là nhân tuyển thích hợp."

Tiểu Bàn lắc đầu nói, „Nếu nói thích hợp, thì người tốt nhất phải là sư phụ. Sư phụ có bao giờ thấy Lý Tư đối đầu với một kẻ nào chưa? Luận về kiến thức, Lý Tư hơn Phùng Kiếm gấp mười lần, còn về pháp luật thì hơn cả Thương ưởng chứ không thua. Cho nên ta thấy Lý Tư hợp với chức đình úy hơn, chủ yếu nắm về luật pháp. Còn quả nhân thì có thể mượn tài học của y, để thống nhất luật pháp cả nước, đặt nền móng vững chắc cho việc thống nhất thiên hạ sau này."

Hạng Thiếu Long cứng họng, nói đến việc trị nước, gã nào dám tranh biện với nhân vật trác tuyệt trong lịch sử Trung Quốc sau này.

Song đình úy là một trong cửu khanh, Lý Tư chắc cũng thỏa mãn. Ðồng thời cũng có thể thấy được ảnh hưởng của mình đối với tiểu Bàn rất lớn. Tiểu Bàn chỉ vì thần thái lời nói của Phùng Khiếp giống với mình, mà có thể phán đoán được y chỉ vì là kẻ ngay thẳng.

Thành công không phải là may mắn, chính vì tiểu Bàn có thể biết dùng người, cho nên thiên hạ ngày sau mới lọt vào tay y.

Tiểu Bàn đột nhiên hớn hở, hạ giọng nói, „Tiểu Tuấn đã kể tường tận cuộc chiến ở mục trường cho quả nhân nghe, quả thực rất tuyệt vời, sư phụ có thể lợi hạ hơn cả Bạch Khởi. Sau này nếu như sư phụ dẫn quân xuất chinh thì chắc chắn sẽ chiến thắng."

Hạng Thiếu Long trong lòng cười khổ, đó chính là chuyện mà mình sợ nhất, tiểu Bàn có ý nghĩ này, mình chắc chắn sẽ chạy không thoát, may mà chuyện đó không xảy ra ngay, lảng sang chuyện khác nói, „Lã Bất Vi đã chối tội như thế nào?"

Tiểu Bàn trong mắt hiện lên tia sát cơ, trầm giọng nói, „Ðương nhiên không cần tra hỏi mà đã thả tất cả, lại tìm vài người giết chết rồi chặt đầu cho đủ số, nếu không phải có chuyện hắc long sẽ xuất hiện, nói không chừng ta sẽ gọi y lại, tự tay hạ thủ. Hừ! Mông Ngao này cũng tội đáng muôn chết, may mà y còn có hai thằng con tốt."

Rồi quay sang Hạng Thiếu Long nói, „Chắc hắc long cũng chế tạo xong!"

Hạng Thiếu Long kể ra tường tận sự tình.

Tiểu Bàn than, „May mà sư phụ đã nghĩ ra kế sách tuyệt diệu, nếu không sẽ không biết cách nào để áp chế được Lã Bất Vi. Chao ôi! Doanh Chính này sở dĩ có ngày hôm nay...“ Hạng Thiếu Long ngắt lời y, „Ðừng nói những lời ấy. Bị quân là nhân vật trời định thống nhất thiên hạ, hạ thần chỉ có thể tận sức giúp đỡ mà thôi!“ Tiểu Bàn lộ ra vẻ cảm động, một lát sau thở dài nữa, „Thái hậu ngày hôm qua đã dời đến cung Tam Tuyền!"

Cung Tam Tuyền là một hành cung nằm ở phía bắc trong thành đối diện với cung Hàm Dương, Chu Cơ dọn đến đó, tránh xa đứa con mình, cũng chỉ vì mối quan hệ giữa hai người ngày càng xấu đi.

Hạng Thiếu Long nhíu mày nói, „Phải chăng bị quân đã tranh cãi với bà ta?"

Tiểu Bàn lộ vẻ oan ức, lắc đầu, „Chuyện này thì ngược lại, mấy ngày nay quả nhân đã nghe theo lời căn dặn của suphụ, tỏ ý giảng hòa với thái hậu, bà ta bảo muốn dời đến cung Tam Tuyền, ta đã cố giữ, nhưng bà ta đã không hề chấp nhận, bảo dời là dời. Thật là kỳ lạ! Hừ, thật ra bà ta dời cung càng tốt, để tránh khuất mắt quả nhân."

Hạng Thiếu Long biết y muốn nói đến mối gian tình giữa Chu Cơ và Lao ái. Trong lòng ngạc nhiên, theo lý Chu Cơ nếu muốn giữ sự ảnh hưởng của mình đối với triều chính, thì phải năng đi lại trong cung mới phải. Nhưng tại sao nàng lại dời khỏi cung Hàm Dương? Rồi chợt nhớ đến Cầm Thanh, nghĩ bụng phải nhờ nàng điều tra mới được.

Thuận miệng hỏi, „Bà ta có tham gia tảo triều và nghị sự không?"

Tiểu Bàn cười khổ nói, „Chuyện này làm sao bà ta chịu bỏ qua, tuy không thường lên triều, nhưng chuyện lớn nhỏ đều do bà ta trước tiên phê duyệt, so với trước đây càng khó ứng phó hơn. Ðiều đáng ghét nhất vẫn là tên Lao ái ấy, tên gian tặc này ngày càng nghênh ngang, ỷ thế vào thái hậu, không những đã nói nhiều, mà còn không ngừng xàm tấu với thái hậu, ta chỉ hận không đem y ra chém bay đầu."

Hạng Thiếu Long trầm mặt một lát rồi mỉm cười, „Ðã là như thế, chúng ta cứ thuận nước đẩy thuyền, biến Lao ái trở thành người phát ngôn cho thái hậu. Với một kẻ có dã tâm như tên này, tất sẽ tranh quyền đoạt lợi với Lã Bất Vi, lúc ấy chúng ta có thể ngồi mà xem hai hổ đấu nhau."

Tiểu Bàn bực dọc nói, „Nhưng mỗi lần ta thấy tên Lao ái ấy thì lại nổi giận..."

Hạng Thiếu Long mỉm cười, ngắt lời y, „Nếu muốn thành chuyện lớn, tất phải rộng lượng và có thủ đoạn, làm những chuyện mà người khác không thể làm được. Nói cho cùng, Lao ái chỉ là một vai trò nhỏ, nhiều nhất cũng chỉ kết bè kết đảng để giành lấy mối lợi riêng tư, không nguy hiểm bằng Lã Bất Vi. Chỉ có thái hậu là chống lưng cho y, nên mới có thể kêu mưa gió. Chỉ vì trong mắt của kẻ khác y là người của Lã Bất Vi, nếu y khiến cho ai nấy đều chán ghét, đối với Lã Bất Vi cũng chẳng có điều gì lợi lộc. Bị quân hãy cứ chịu đựng y vài năm nữa."

Tiều Bàn buồn bã nói, „Sư phụ nói đúng, Một ngày ta chưa chính thức ngồi lên vương vị, vậy thì phải nể mặt thái hậu. Chao ôi! Trước khi rời cung, thái hậu còn bảo ta phong hầu cho Lao ái, lúc ấy ta đã khéo léo từ chối. Nào ngờ tù ngày ấy đến nay, thái hậu không chịu đóng ngọc tỉ lên tấu chương cho ta, xem ra chỉ đành đáp ứng cho bà ta mà thôi."

Hạng Thiếu Long nói, „Cái đó gọi là kẻ biết thời thế, là trang tuấn kiệt. bị quân cứ cho thái hậu biết rằng, đợi sau này lễ tế mùa xuân, mọi vật đều được đổi mới, thì mới phong hầu thưởng tước cho Lao ái."

Tiểu Bàn khổ não nói, „Chuyện này không hể đơn giản như thế, thái hậu lại còn đòi thăng chức cho mấy tên giản đảng của Lao ái. Ví như chức nội sử, Lao ái đòi cho người trong tộc của y là Lao Tứ tiếp nhận. Ngoài ra còn có hai người là Lệnh Tề, Hàn Kiệt, một văn một võ, đều là vây cánh của Lao ái, thái hậu đòi ta phải cho bọn chúng nắm giũ những chức vụ quan trọng, thật khiến cho người ta đau đầu."

Hạng Thiếu Long sớm biết sự việc sẽ như thế, mà nếu không như thế, sau này Lao ái cũng chẳng có sức để mà tạo phản. Y liền nói lời an ủi, „Dù y có khuếch trương thế lực thế nào, rốt cuộc cũng chẳng làm nên trò trống gì, Ðể được hái hậu ủng hộ, bị quân chỉ đành nén cái giận nhất thời. Huống chi, Lã Bất Vi còn khiến bị quân đau đầu hơn."

Tiều Bàn nghĩ ngợi một lát, cười nói, „Không biết vì sao, chuyện gì lọt vào tai của sư phụ, đều trở nên nhẹ nhàng.

Lời của sư phụ, ta đương nhiên phải nghe theo."

Hai người lại thương lượng hồi lâu nữa, Hạng Thiếu Long mới rời khỏi hành cung đi tìm Cầm Thanh.

Cầm Thanh thấy chia tay không lâu thì Hạng Thiếu Long đã đến tìm nàng, dáng vẻ vui mừng, gặp gã trong nội hiên.

Hai người từ ngày ăn nằm với nhau, vì Hạng Thiếu Long phải chuyên tâm luyện đao, nên không hề có chuyện mây mưa. Lúc này gặp lại Cầm Thanh trong phủ, không khỏi có cảm giác vừa thân thiết, vừa xa lạ, đồng thời cũng có cảm giác mới lạ.

Hạng Thiếu Long kéo tay nàng, bước ra hậu đình hỏi, „Chuyện thái hậu dời đến cung Cam Tuyền, Cầm thái phó có nghe chưa?"

Cầm Thanh nhíu mày, hạ giọng nói, „Thiếp vừa về phủ đã biết, nhưng những người theo thái hậu đến cung Cam Tuyền lần này, đều là thân tín của bà ta, cho nên Thiếu Long nếu muốn người ta đi điều tra, e rằng Thiếu Long sẽ thất vọng Hạng Thiếu Long kéo nàng đến chiếc cầu nhỏ, ngồi xuống lan can cầu, một tay ôm eo nàng, buồn rầu nói, „Thái hậu rời khỏi hoàng cung tất có nguyên nhân, thật khiến cho người ta khó hiểu."

Cầm Thanh nửa người trên dựa vào vai gã, nửa vui nửa giận nói, „Hạng đại nhân sao làm thể? Bọn hạ nhân sẽ thấy đấy Hạng Thiếu Long cười ha ha, kéo nàng ngồi lên đùi mình. Cẩm Thanh hoảng hồn kêu lên, mất thăng bằng, khi ngửa người ra, môi đã bị dán chặt.

Một lát sau Hạng Thiếu Long mới nói, „Ðây là phạt nàng lại gọi ta là Hạng đại nhân, Cầm thái phó có cam tâm chịu phạt không?"

Cầm Thanh e thẹn lườm gã rồi nói, „Thật ngang ngược!"

Hạng Thiếu Long ngây ngất trước vẻ đẹp của nàng. Thầm nghĩ chỉ tiếc rằng mình đến được thời đại này, không biết thế nào lại mất đi khả năng sinh con, nếu không, họ có thể mang thai với mình, thì mọi chuyện sẽ càng tròn vẹn hơn, nghĩ đến đây thì giật mình.

Cầm Thanh thấy mặt gã biến sắc thì ngạc nhiên nói, „Chuyện gì?"

Hạng Thiếu Long mắt nhìn về phía trước, run giọng nói, „Nguy to! Ta nghĩ thái hậu đã có mang."

Vừa bước vào cửa phủ, thì nghe được Trâu Diễn quay về, Hạng Thiếu Long cả mừng, hỏi ra mới biết Trâu Diễn đang ở trong nội đường với Kỷ tài nữ, vội vàng chạy vào gặp mặt.

Dáng vẻ Trâu Diễn vẫn như trước, thấy Hạng Tiểu Long thì rất vui mừng.

Lúc này Kỷ Yên Nhiên đã nói rõ nguyên do tại sao phải mời ông ta quay về. Sau bữa cơm tối, Trâu Diễn kéo Hạng Tiểu Long ra ngoài tiểu đình nói truyện, dĩ nhiên Kỷ Yên Nhiên cũng đi theo.

Hạng Thiếu Long trước tiên ái ngại mà rằng, „Chỉ vì những truyện tầm thường của chúng con, mà phải làm phiền đến nghĩa phụ, bọn chúng con thật là."

Trâu Diễn mỉm cười, ngắt lời gã, „Thiếu Long có gì khách sáo đến thế, đừng ái ngại trong lòng, ta ở chốn yên tĩnh đã lâu chính là đang muốn quay về, để thăm lại những người bạn cũ."

Hạng Thiếu Long nhớ lại Thiện Nhu, đang định lên tiếng, Kỷ Yên Nhiên đã nói, „Chàng không cần phải nói nữa, Yên Nhiên đã nhờ nghĩa phụ tìm Nhu tỉ giúp chúng ta, nghĩa phụ rất thân thiết với người Tề, chắc truyện này cũng dễ thôi Hạng Thiếu Long đang lo lắng về Thiện Nhu, nghe thế thì vui mừng ra mặt, nghĩ bụng kiếm thuật của Thiện Nhu cũng thuộc loại xuất chúng, Trâu Diễn muốn tìm nàng cũng rất dễ dàng.

Trâu Diễn ngồi xuống ghế đá, hai mắt sáng ngời, trầm giọng nói, „Không ngờ trong những năm cuối đời của Trâu Diễn này lại có thể tạo ra được một tân thánh nhân, chuyện lạ trên đời này, chẳng qua đến thế mà thôi."

Kỳ Yên Nhiên nhìn Hạng Tiểu Long nói, „Nghĩa phụ đã hoàn thành kiệt tác Ngũ đức thư, lại còn tặng cho thiếp nữa!"

Hạng Tiểu Long trong lòng dâng lên một cảm giác rất kì lạ, đã nhận ra rằng Trâu Diễn đã nhìn được tương lai, biết được sau này thiên hạ sẽ do tiểu Bàn thông nhất, nên đã để lại tâm huyết của mình ở nước Tần. Nếu không, nói không chừng sẽ bị thiêu thành tro. Một ý nghĩ thoáng qua, nói, „Nghĩa phụ muốn xử lý Ngũ đức thư như thế nào, xin hãy cú căn dặn."

Trâu Diễn hai mắt lộ vẻ vui mừng, mỉm cười nói, „Khi con hắc long xuất hiện, Thiếu Long hãy hiến sách này cho bị quân Chính, còn hiệu quả hơn gấp trăm lần lời của lão phu."

Kỷ Yên Nhiên ngạc nhiên nói, „Nghĩa phụ không đợi hắc long xuất hiện rồi hãy đi ư?"

Trâu Diễn lắc đầu than, „Số trời đã định, nghĩa phụ e rằng không thể chờ quá lâu như vậy. Lần này dù cho các con không đến tìm ta, ta cũng sẽ quay về thăm các con, rồi sau đó quay về Tề."

Kỷ Yên Nhiên mặt biến sắc, lo lắng nhìn Hạng Thiếu Long rồi mới nói, „Nghĩa phụ!“ Trâu Diễn cười ha hả, nói, „Xuân đi hạ đến, là quy luật của đất trời, đời người vô thường, nhưng vẫn chỉ là hiện tượng tự nhiên, Yên Nhiên chẳng lẽ không thấu hiểu sao?"

Kỷ Yên Nhiên quả là người phi thường, cố gắng nở nụ cười, nói, „Nghĩa phụ trách phải! Yên Nhiên xin nghe theo."

Hang Thiếu Long gật đầu, buột miệng dẫn ra hai câu thơ nổi tiếng của nhà thơ đời Tống là Tô Thức, „Người có lúc vui buồn tan hợp, trăng có lúc mở tỏ tròn khuyết. Nghĩa phụ nói phải."

Trâu Diên ngạc nhiên, nhìn ga một hồi, rồi mới khen, „Thiếu Long còn hiểu thấu hơn cả lão phu nữa." Ngừng một lát rồi nói, „Lã Bất Vi vẫn còn phẫn khí, trước ngày bị quân đội mũ. Thiếu Long hãy nhẫn nhịn, tránh giao phong chính diện với y, vậy thì lão phu đã yên tâm."

Hạng Thiếu Long lộ ra vẻ tôn kính, Trâu Diễn có thể nói là người sáng suốt nhất thời đại này. Nhưng cũng chỉ có Hạng Thiếu Long mới hiểu rõ được con người này. Chả trách nào thuyết Ngũ đức của ông ta lại có ảnh hưởng sâu rộng đến thế, Kỷ Yên Nhiên dịu dàng nói, „Nghĩa phụ! Bọn chúng con đã chế tạo được một con hắc long, phải chăng đã giống như lừa gạt trời đất?"

Trâu Diễn mỉm cười, „Quả có chút như vậy, nhưng mệnh trời đã rõ, tân thánh nhân chính là bị quân Chính mà Thiếu Long đã một tay bồi dưỡng nên. Giờ đây sáu nước phía đông vẫn còn có chút thanh thế, nhưng lại chỉ biết đấu tranh lẫn nhau, sau này chỉ cần bị quân Chính nắm đại quyền trong tay, ngày sáu nước bị diệt cũng có thể đếm được."

Hạng Thiếu Long ngạc nhiên, „Nói cho cùng nghĩa phụ là người Tề, tại sao không lo lắng cho mệnh của nước mình?"

Trâu Diễn ung dung, „Nước Tề là nơi lão phu xuất thân, điều lão phu không nghĩ đến chỉ là thiên hạ sau khi thống nhất, lại thêm giờ đây Tề vương ngu dốt, chỉ cần nghĩ đến lão phu đã bực bội."

Kỷ Yên Nhiên tiếp lời, „Nghĩa phụ và Yên Nhiên đều có ý nghĩ như vậy, chỉ có thiên hạ quy về một mối, nhân dân mới có được đời sống an bình. Song lại chỉ cần nghĩ đến câu nói của Thiếu Long, quyền lực tuyệt đối khiến cho người ta sa đọa tuyệt đối, thì e rằng bị quân Chính sẽ biến chất, sẽ không còn sáng suốt như hiện nay."

Hạng Thiếu Long nén không được, đã tiết lộ thiên cơ, „Chỉ đến sau khi chế độ bầu cử lãnh tụ xuất hiện, thì tình hình mới có thể cải thiện, song đó còn là chuyện của hai ngàn năm sau."

Trâu Diễn và Kỷ Yên Nhiên nhìn nhau, Kỷ Yên Nhiên ngạc nhiên nói, „Phu quân đại nhân sao lại khẳng định đó là chuyện của hai ngàn năm sau?"

Hạng Thiếu Long trong lòng thầm mắng mình, gãi đầu lúng túng nói, „Ta đoán thế thôi."

Trâu Diễn mỉm cười, „Thiếu Long thường có những lời khiến cho người ta ngạc nhiên, cũng bởi vì con không phải là người bình thường. Nếu không, đứa con gái yêu của ta làm sao chịu theo con."

Rồi lại nhìn lên trời, chỉ thấy tuyết bay mù mịt, lời nói buồn bã, „Ðêm đã khuya! Ta cũng muốn nghỉ sớm, ngày mai ta sẽ lên đường về nước Tề."

Hạng Thiếu Long và Kỷ Yên Nhiên nhìn nhau, đều hiểu rằng ông ta đã biết dương thọ của mình sắp tận.

Lần này là lần cuối cùng họ gặp nhau.


/289

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status