Thanh Cung Mười Ba Triều

Chương 64: NHỮNG CÁI ÁN VĂN TỰ

/172


Lại nói ông thầy Vương Hàm Xuân đem cậu nhỏ Miên Thành, con thứ ba Miên Canh Nghiêu, ngày đêm gấp rút đăng trình. Trên đường về, ông được tin Nghiêu bị giáng xuống chức tướng quân Hàng Châu. Vài hôm sau, ông lại nghe luôn một lúc mười tám đạo thánh chỉ, giáng Nghiêu mười tám cấp, làm một tên quan giữ cổng thành. Rồi khi về tới nhà, ông lại được tin Nghiêu đã chết và nhị công tử đã bị chính pháp. Tiểu công tử được hung tin của cha, nhưng không dám khóc, không dám mặc hiếu phục. Ông Xuân đổi họ tên cho nó, gọi là Hoàng Tồn Niên.

Gia đình Vương Hàm Xuân ngụ tại một phố nhỏ thành Dương Châu. Khi về tới nhà, Xuân không còn thấy ba căn phố trệt xưa kia nữa mà lại là một toà nhà rộng lớn có lầu cao mái dài, còn trong nhà thì Vương phu nhân mặc toàn lụa là gấm góc, con ăn đứa ở từng lũ, ngựa nhốt đầy cả chuồng.

Thấy lạ, Xuân hỏi vợ mới biết rằng ba năm về trước, đại tướng quân Miên Canh Nghiêu đã cho người tới làm nhà cho ông, lại còn cho vợ ông một món tiền lớn là hai mươi vạn lạng bạc tuỳ ý sử dụng. Nay đã đem tiểu công tử họ Miên về nhà riêng cũng đem tất cả nhà cửa, tiền bạc giao lại cho y. Nhưng Hoàng Tồn Niên nhất định không chịu nhận. Ông không biết làm cách nào nữa. Về sau Vương phu nhân nghĩ ra một cách là đem gả cô con gái Bích Vân cho Tồn Niên, đồng thời để Niên ở rể luôn.

Lúc này, ông Vương Hàm Xuân còn được tin Quốc cữu Long Khoa Đa đã bị giam giữ. Trương Đinh Ngọc xin lui về hưởng già, ông thở dài nói:

- Chim bay hết thì cung bị gác. Thỏ khôn chết thì chó bị thịt! Đó chính là sự đáp ứng xứng đáng cho các công thần. Quả thực là quá ác độc!

Lại nói Ung Chính hoàng đế thấy những kẻ đối đầu với mình đã chết hết, những tay công thần đã bị diệt sạch rồi thì ngài hẳn được thư thái trong lòng, tha hồ gối cao ngủ kỹ mới phải chứ? Chưa, bởi vì ngài vẫn còn một điều đáng ngại là con trai của thái tử Dân Nhung tên gọi Hoằng Triết, đem theo vợ con hiện cư ngụ tại Trịnh gia trang ngoài thành Bắc Kinh. Ngài sợ Triết rắp tâm báo thù cho cha, bởi vậy thường sai bọn tay chân tới nhà Triết để dò xét. Dân Nhung trước đây bị giam ở trong lao, sau đó lại bị Ung Chính sai người đánh thuốc độc chết thử hỏi Hoằng Triết là con sao không ôm hận phục thù, tất nhiên nhiều khi không khỏi buột miệng oán trách. Vợ của Hoằng Triết là phu nhân Qua Nhĩ Giai người rất hiền. Bà thường hay khuyên chồng ăn nói nên giữ gìn cẩn thận, kẻo khó thoát nguy.

Không ngờ những lời oán hận của Hoằng Triết, Ung Chính hoàng đế đều đã biết rõ cả. Một hôm, bỗng có hai tên nội giám mang theo năm, sáu chục lính xông vào phủ, bắt hai vợ chồng Triết điệu về kinh, và đưa vào trong cung. Ung Chính hoàng đế thăng điện, đem hai vợ chồng Triết ra, đích thân thẩm vấn. Ngài vừa nhìn thấy Triết, vụt nhớ lại những lời chửi bới oán hận, bất giác cơn giận bốc cao đến mấy trượng.

Định hạ lệnh xử ngay, bỗng ngài liếc thấy cô cháu dâu, tức là phu nhân Qua Nhĩ Giai, quỳ bên cạnh Triết có một sắc đẹp quả là tuyệt, da ngà mặt hoa, duyên dáng, quyến rũ, thân dài mà đầy đặn. Ung Chính gần đây nghe lời bọn hoà thượng Lạt ma chơi gái, đã có một sự từng trải đặc biệt về đàn bà.

Ngài liền hỏi cô cháu dâu bao nhiêu tuổi thì được biết tuổi mới ba mươi. Tuổi ba mươi là cái tuổi lửa tình đang vượng.

Đứng trước sắc đẹp của mỹ nhân, ngài chẳng còn để ý tới việc khác Ngài không thèm hỏi tội Hoằng Triết nữa, vội bước xuống bảo toạ, đích thân giơ tay nâng bà Qua Nhĩ Giai đứng dậy. Ngài quên luôn đó là cô cháu dâu của ngài, dắt tay chạy tuốt vào thâm cung…

Qua ngày hôm sau, một đạo thánh chỉ ban xuống, tha cho Hoằng Triết trở về Trịnh gia trang, đã thế lại còn phong cho Triết làm quân vương nữa. Hoằng Triết nghĩ rằng, cha thì bị người giết, vợ thì bị người cưỡng đoạt, mình còn mặt mũi nào sống trên đời nữa. Bởi vậy nhân lúc vắng người, Triết lấy cây bảo kiếm kề vào cổ và chỉ với một nhát, vong hồn đã theo cha về suối, vàng.

Ung Chính hoàng đế từ khi cướp được cô cháu dâu, ngày đêm vui thú mây mưa chẳng thiết gì tới việc khác. Ngài cao hứng đến mức đem bà Qua Nhĩ Gia và quý phi tới cung Ung Hoà để xem ngày "Phật mừng" (Hoan hỉ phật). Hôm đó vị quốc sư của ngài cũng đem bọn sư Lạt ma tới cung Ung Hoà để "nhảy phật" (khiêu phật), thành thử ngài được một bữa vui thoả thích. Nhảy phật là gì vậy? Đây là một nghi lễ của bọn sư Lạt ma Tây Tạng thời đó. Cứ mỗi tháng họ chọn một ngày đại cát để đưa một số đông nữ đệ tử vào cung Ung Hoà, trước hết cởi bỏ hết quần áo ở phòng ngoài rồi vào cung bắt đôi mà giao cấu dưới tượng phật. Bọn nữ đệ tử này quá nửa đều thuộc con nhà quan, cô nào cũng xinh đẹp cả. Vả lại, nếu không đẹp thì đâu có được vào.

Từ đó trở về sau, Ung Chinh hoàng đế cứ khi nào rảnh lại đến Ung Hoà cung để du hí, quên phứt chương trình huỷ diệt công thần của ngài.

Cách sau đó ít hôm, bỗng có viên tổng đốc Chiết Giang tên là Lý Vệ bí mật dâng sớ nói Giang Tây học chính là Tra Tự Đình ra đề thi trong có bốn chữ "Duy dân sở chỉ" quả là có dấu hiệu phản nghịch. Lần này Đình ra đề thi hai chữ "Duy chỉ" (rút ngắn bốn chữ Duy dân sớ chỉ) lây hai chữ "Ung Chính", niênhiệu của hoàng đế mà bỏ mất cái đầu, là để trù ếm hoàng đế, rõ là một kẻ đại nghịch bất đạo.

Ung Chính hoàng đế đọc xong tờ sớ, đột nhiên nổi giận đùng đùng, tức khắc hạ dụ cách chức Tra Tự Đình, bắt giải cho Hình bộ giam xét hỏi, Một đạo chỉ ban xuống cho Lý Vệ như sau:

"Tra Tự Đình vốn là viên đại thần hành tẩu trong nội đình, về sau được giữ chức nội các học sĩ. Nhận thấy Đình ăn nói dối trá, lại có tướng ác dữ khiến ai thấy cũng phải cho rằng tâm thuật của y không ngay. Triều đình nhân khuyết chỗ, bất đắc dĩ phái y đi Giang Tây, nay xét lại đề thi có bốn chữ "Duy dân sở chỉ" thì đúng là y có ý oán hận. Đình đã có ý xấu đó tất nên bình nhật phải có bút tích ghi chép, cần phải tới nơi tra xét. Việc tra xét này giao cho Chiết Giang tổng đốc Lý Vệ cấp tốc thi hành!"

Lý Vệ được chỉ ý, liền đem mấy chục tên thân binh, hùng hùng hổ hổ kéo tới nhà Tra Tự Đình khám xét. Bà Tra lão thái thái, tức là mẹ Đình, sợ quá ngất đi. Vợ Đình là bà Chúc phu nhân thấy thế vội quát mắng bọn thân binh không được hỗn, rồi đưa tất cả gia đình lớn nhỏ ra ngoài.

Lý Vệ lục lọi tra xét mãi, suốt cả buổi mà chẳng thấy giấy má, thư từ, chữ nghĩa, trước tác gì tỏ ý phản nghịch cả. Mãi sau, Vệ tìm được một cuốn nhật ký cất trong rương sách. Vệ cầm về nha môn, bắt chước kiểu chữ của Đình viết thêm vào nhiều chuyện hoang đường nguy hại cho Đình rồi gởi về Kinh.

Thế là một đạo thánh chỉ hạ xuống ghép Tra Tự Đình vào tội phản nghịch, tức khắc đem chính pháp. Người con trai cả Tra Tự Đình cũng bị xử chém. Còn gia thuộc của Đình thì bị sung quân lên mãi Hắc Long Giang, khiến một dòng họ quan sai đang yên ấm, đang sung sướng bỗng chốc tan tành.

Tại sao Lý Vệ lại thù hận Tra Tự Đình đến thế? Câu chuyện chỉ do cô tiểu thư mà ra. Đình có đứa con gái tên gọi Thiếu Vân, năm đó mười bảy tuổi, dung mạo tuyệt đẹp, lại phải cái hết sức đa tình. Ngoài ra Đình còn nuôi một đứa trẻ mồ côi, con của một người bạn, tên gọi Từ Ngọc Thành… Ngọc Thành lớn lên cũng hết sức bảnh trai, chơi rất thân với Thiếu Vân. Thế rồi hai cô cậu đã ngầm ước việc chung thân với nhau.

Việc này, bà mẹ của Vân cũng đã biết. Càng lớn, Thành càng khôi ngô tuấn tú lại chịu khó chăm học, mới mười sáu tuổi đã đỗ tú tài. Còn Vân, sắc đẹp đồn dậy trong ngoài, ai biết cũng trầm trồ khen ngợi.

Hồi đó, Lý Vệ với Tra Tự Đình là bạn thân với nhau. Vệ nhờ người đánh tiếng cầu hôn Thiếu Vân cho con trai mình.

Đình về nhà bàn tính với vợ, Chúc thị mới đem nỗi niềm tâm sự của con gái nói cho chồng biết. Đình vốn cưng con gái, không muốn gây đau khổ cho con, bèn cứ nói thực ra và cự tuyệt bên họ Lý. Không ngờ, Vệ bèn đem lòng thù oán, lúc nào cũng chỉ tìm sơ hở của Đình để trả hận. Đình là người có tính cao ngạo, không chịu chiều đời thì làm sao bảo ông ta chịu khuất được. Rồi cũng từ đó, đôi bên nhạt nhau, và từ nhạt đến thù kể cũng chẳng bao xa. Trước đó vài năm, chính Đình đã dâng sớ tố cáo Vệ nhưng vì mả nhà Vệ còn vượng nên chẳng thể lay chuyển được y. Lần này, đến lượt Vệ báo thù. Đình bị giam trong lao Hình bộ, chỉ còn đợi có thánh chỉ xuống là chính pháp. Uất ức quá, Đình tắt thở ngay trong lao.

Ấy thế mà Ung Chính hoàng đế cũng chẳng tha, vẫn bắt mang Đình ra băm xác để thị chúng. Tiểu thư Thiếu Vân theo mẹ là bà Chúc thị bị sung quân lên miền Hắc Long Giang, dọc đường chịu không biết bao nhiêu là đói rét khổ cực, may nhờ được Từ Ngọc Thành chung tình, lo liệu giúp đỡ, hai mẹ con nàng mới được yên ổn tới nơi. Thành đem sở học ra để dạy học nuôi thân, đồng thời nuôi sống cả hai mẹ con Thiếu Vân.

Sau khi án văn tự xảy ra, Ung Chính hoàng đế rất lưu ý tới trước tác của bọn văn thân. Ngài dặn dò đám đại thần tâm phúc sục sạo tra xét khắp nơi… Thế rồi, chỉ ít hôm sau, một án văn tự khác lại đến. Đó lấ cái án Lục Mai Sinh. Sinh vốn là một nhân viên cung sự của bộ Lễ. Nhân vì xét tâm lý của các vị vương thỉnh cầu phong vương kiến địa, Sinh bèn sáng tác mười bảy Thiên "Thông giám luận", nội dung nói chế độ phong kiến hữu ích như thế nào! Chế độ quân quyền tệ hại ra sao? Có kẻ muốn thủ lợi bèn đem văn bản của Sinh đến mật cáo với Thuận thừa quân vương Tiểu Bảo.

Thuận thừa quân vương được uỷ thác của Ung Chính hoàng đế nhưng chưa tìm ra được vụ nào, nay vớ được bản văn "Thông giám luận" này chẳng khác gì vớ được vàng. Nắm được bằng chứng chắc chắn, Vương quan trọng hoá vấn đề lên, rồi viết sớ tâu:

"Thông giám luận" chỉ là những lời lẽ của kẻ bất bình. Những lý lẽ trình bày về cái hay cái lợi của triều đình đều láo xược tỏ ý mỉa mai rõ rệt tội thật khó dung
".

Ung Chính xem tờ sớ, nổi giận đùng đủng, lập tức hạ chỉ kết án Lục Mai Sinh tà thuyết loạn chính, chém đầu tức thì.

Lục Mai Sinh vừa bị giết xong, chẳng ngờ hai vụ án văn tự khác lại xảy ra, gây náo loạn cả trong ngoài. Vụ thứ nhất tại Chiết Giang, do bộ sách "Tây chinh tuỳ bút" của Uổng Cảnh Kỳ. Nội dung của bộ sách này có nhiều lời lẽ phỉ báng triều đình hoàng thượng, ca tụng Miên Canh Nghiêu. Viên địa phương quan tra ra, vội báo lên triều đình. Một đạo thánh chi ban xuống hạ lệnh chém đầu Uổng Cảnh Kỳ, đồng thời phát vãng vợ con Kỳ lên Hắc Long Giang sung quân. Thứ nhì là vụ thị lang Tiền Danh Thế, vốn là tri gia của Miên Canh Nghiêu. Nghiêu còn sống, Thế sáng tác rất nhiều thơ văn ca tụng. Những bài này sau cũng bị quan địa phương phát giác và cấp báo về kinh. Lại một đạo thánh chỉ ban xuống kết tội. Thế là xuẩn nịnh quyền quý, lập tức cách tuột chức tước, may mà thoát khỏi tội chết.

Ung Chính hoàng đế dùng những thủ đoạn độc ác như vậy, tưởng rằng sẽ đàn áp được lòng người. Ai ngờ, hoàng đế càng hung ác bao nhiêu thì nhân tâm càng phẫn nộ bấy nhiêu, khiến ngài lại càng ăn ngủ không yên bấy nhiêu.

Nhân một hôm nhàn rảnh, Ung Chính hoàng đế chợt nhớ tới tên đại đạo Ngư Xác vẫn chưa trừ được. Đây là một mối lo lớn lúc nào cũng nơm nớp trong đầu. Ngài được tin Ngư Xác thường xuất hiện tại Hổ Vi Sơn, vùng Hoài Bắc, đánh cướp bọn khách thương qua lại, bèn hạ một mật chỉ cho tổng đốc Lưỡng Giang là Vũ Thành Thuỵ tới truy nã và nếu bắt được lập tức chính pháp Ngư Xác.

Vũ Thành Thuỵ vốn là một tay cừ khôi trong việc dẹp cướp. Thuỵ nhận thánh chi, lập tức cho tay chân bí mật dò thám và được tin Xác ở ngay trong Hổ Vi Sơn, cũng lại biết Xác chỉ đánh cướp của bọn tham quan ô lại, gian thương, ác bá mà thôi. Lúc trước Xác được Khang Hi hoàng đế mời về triều để bảo vệ thái tử Dân Nhung. Về sau, khi thái tử bị phế, Ung Chính hoàng đế đã có lần mời Xác về giúp, nhưng vì cảm, kích ân đức của thái tử, Xác không chịu, đem người con gái tên gọi Ngư Nhương vào ở trong Hổ Vi Sơn chuyên ra tay nghĩa hiệp giúp dân chúng địa phương dẹp bỏ những chuyện bất bình. Do đó dân tình thảy đều cảm kích và hàm ơn Xác.

Nay được tin triều đình ban lệnh truy lùng Xác, ai nấy đều vội đi báo tin ngay, Xác nghe xong chẳng đổi sắc mặt, chỉ đem Ngư Nhương tới gửi một người bạn tên gọi Cầu Nhiêm Công.

Cách vài hôm tổng đốc Lưỡng Giang đích thân tới gặp Xác. Gặp Thuỵ, Xác chẳng thèm úp mở gì, kể toạc ra Ung Chính là người tàn bạo ra sao và mình một đời hành hiệp thế nào cho Thuỵ nghe. Thuỵ cho Xác biết về vụ thánh chỉ ban xuống. Xác tuyệt nhiên không chút sợ hãi, tự mình chạy tới nhà lao Giang Minh chịu giam cầm. Thế rồi vài ngày sau, trên giới giang hồ đồn rầm lên rằng tên đại đạo Ngư Xác đã bị Lưỡng Giang tổng đốc điệu từ lao ra chính pháp rồi.

Tin tức này loan đi, truyền đến tai cô con gái Ngư Nhương khiến nàng khóc đến chết đi sống lại mấy lần. Và cũng từ đó, nàng quyết chí báo thù cho cha, theo Cầu Nhiêm Công luyện tập võ nghệ để chờ dịp hạ thủ. Đó là việc trong tương lai, ta hãy nán lại ít lâu.

Lại nói Ung Chính hoàng đế sau khi đã giết được Ngư Xác thì trong thiên hạ coi như không còn ai là đối thủ nữa.

Lòng ngài vô cùng khoan khoái. Nào ngờ chẳng được mấy hôm, Tứ Xuyên tổng đốc Nhạc Chung Kỳ mật tấu Tăng Tính người Hồ Nam kết đảng mưu phản. Ung Chính hoàng đế nghĩ uy vũ của mình đến thế mà vẫn còn có tên Tăng Tính nào đó còn dám mưu đồ nọ kia thì lạ thật. Phải dùng hắn làm tấm gương cho kẻ khác mới xong. Ngài bèn phái ngay hai viên đại thần, một Mãn một Hán, tới Tứ Xuyên hợp lực với Nhạc Chung Kỳ để tra xét và dẹp bỏ vụ này.

Tăng Tính là ai mà dám đối đầu với Ung Chính hoàng đế như vậy? Xin thưa: Tăng Tính hiệu là Bô Trạch, vốn là một kẻ sĩ có sở học uyên bác của tỉnh Hồ Nam. Tính thấy các vua quan nhà Thanh áp bức dân Hán quá đáng, trong lòng phẫn hận, thường có ý nghĩ tập hợp bạn bè cùng chí hướng khởi nghĩa, đuổi người Mãn, khôi phục lại Trung nguyên.

Một hôm, Tính gặp Trương Hy cũng ngụ trong xóm. Hy vừa mượn được cuốn sách bình luận về thời cuộc do Lã Văn Thôn sáng tác, nội dung quá nửa nói về sự khác biệt giữa Hoa và Di (Hoa là Trung Hoa, Di là những quốc gia nhỏ chung quanh Trung Quốc như Mông, Mãn v.v…); cũng nói cả về sự giao tỉnh giữa vua tôi phải như bạn hữu; lại nói cả đến việc dọn dẹp bọn ngoại bang để cứu Trung Quốc, đó là sứ mệnh của người quân tử. Tóm lại suốt cuốn sách, chỗ nào cũng có lời lẽ bài xích người Mãn. Tính xem xong, không khỏi vỗ bàn khen tuyệt.

Lã Văn Thôn hiệu là Lưu Lương, vốn một văn nhân nổi tiếng đất Hồ Nam. Học trò của Thôn rất đông, đều là những người thành đạt cả. Khang Hi hoàng đế biết danh tiếng của Thôn, bèn phái người tiến cử Thôn ứng thí vào Bác học hồng tư khoa. Thôn trong lòng ghét cay ghét đắng người Mãn, bảo Thôn làm quan nhà Thanh sao được. Thôn liền cắt tóc đi tu, rồi trốn biệt vào rừng sâu làm hoà thượng. Con trai Thôn là Lã Nghi Trung, cũng người có chí khí. Trung nối chí cha, bèn cùng bọn môn sinh của cha mình như Nghiêm Hồng Lục, Thám Tại Khoan, kết thành hội nhóm rồi đem tác phẩm của cha sao chép thành nhiều bản để phân phát cho cả hội cùng đọc.

Trương Hy vì thế cũng sao được một bản cất trong nhà. Khéo thay hôm đó Tăng Tính bắt gặp, xem xong lấy làm khoái, bèn hỏi Lã Nghi Trung hiện ở đâu thì được Hy cho biết đang ở ngay trong thành. Thế là ngay đêm đó, Tính bắt Hy đưa tới gặp Trung cho bằng được. Sau đó Trung cũng mời Tính đến gặp một số anh em của mình. Từ đó, hai bên hợp một thành một đảng lớn.

Tính một hôm nói với mọi người là có biết Tứ Xuyên tổng đốc Nhạc Chung Kỳ và kế hoạch của mình là dùng ba tấc lưỡi thuyết Kỳ dấy binh ở Tứ Xuyên, trong khi bọn Tính nổi đậy ở Hồ Nam để hưởng ứng. Tất cả nghe xong vỗ tay cho là diệu sách và sửa soạn lên đường đi Tứ Xuyên dụ thuyết…

/172

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status