Khách quan mà nói, ngoại hình như thế dùng duy nhất một chữ để hình dung thì là: đẹp. Còn dùng nhiều hơn thế nữa ngôn từ thì lại thật khó. Vì quá dông dài, mà trước mắt là một khuôn mặt chỉ nhìn một lần là đọng sâu như một vết mực tàu trên giấy đỏ. Chiều cao, dáng hình, mái tóc, khuôn mặt… Tóc gọn gàng, hai bên tai cạo hơi sát. Khuôn mặt vừa vặn, không quá nhọn, không vuông chằn chặn, cảm giác thật sự là vừa vặn. Mắt và miệng hoàn hảo, không phải miệng đào hoa, mắt cũng không kiểu “mị hoặc” lúng liếng gì đó. Chỉ là đôi mắt đen ấy quá sâu, giấu sau gọng kính vẫn không thể nhạt nhòa. Chỉ là đôi môi kia, khiến người ta nhớ tới một nghiên cứu nói rằng: trong nụ cười bí ẩn của người, có 83% hạnh phúc, 9% khinh bỉ, 6% sợ hãi và 2% giận dữ. Tôi không chắc anh ta có tới 83% hạnh phúc không, nhưng tôi có cảm giác đôi môi ấy còn nhiều điều chưa nói, chờ đợi một sự thám hiểm, khám phá, vừa chờ đợi vừa khiêu khích những con người trót đắm chìm hãy điên cuồng giong buồm ra khơi khiêu chiến với đại dương vừa dịu dàng vừa mãnh liệt để chinh phục kho báu cấm. Tỉ lệ ngũ quan thực sự cân xứng, nhưng người mang một tỉ lệ cân xứng đến như vậy lại mang cho người ta cảm giác không thực. Sạch sẽ, gọn gàng, tinh tế, nhưng không thực. Cái đẹp của người này... “Mona Lisa” - tôi thốt lên khe khẽ, không ai nghe thấy, nhưng sao người đứng trên bục giảng kia lại mỉm cười như biết tôi nói gì?
Bất giác lạnh người vì suy nghĩ của mình, tôi cụp đôi mắt sỗ sàng đang nhìn chằm chằm lại, cúi đầu hí hoáy ghi chép. Tôi ghi bài, lại ngẩn người khi nhìn trang giấy chỉ vỏn vẹn ba cái tên: Phạm Mai Ngọc Anh, Nguyễn Ngọc Thanh Hiên, Văn Thanh Hiên. Phải, Thanh Hiên là tên người kia.
Sở dĩ tôi biết đó là thầy giáo dạy thay đôi ba buổi, là người từ H68 xuống để trực tiếp kiểm tra chất lượng và chọn lựa thực tập viên cho công ty họ, là người sẽ ra quyết định về ba người được mời (Ngọc Anh đã không còn, tôi không hồi đáp, và họ cử người xuống tận đây. Vừa điều tra, vừa kiểm tra, vừa có đội ngũ mới xuất sắc, một công ba việc) không phải vì tôi thân thiết với ai trong lớp, mà vì tôi chỉ lắng nghe, chắt lọc thông tin giữa những thán từ và tính từ hoa mĩ dành cho H68 và thầy giáo, chủ yếu là thầy giáo. Tôi cười buồn, Ngọc Anh vừa mới ra đi chiều hôm kia, cô gái chói ngời ấy, họ vừa rỏ nước mắt xót thương đoản mệnh, giờ đã bị chìm vào quên lãng mất rồi. Thầy giáo kia, người như vậy, có thể chạm tới sao?
Ngọc Anh, tôi mê man nhìn sang bên kia lớp, cùng hàng với tôi, là chỗ ngồi của Ngọc Anh. Nơi ấy sát cửa sổ, luôn ngập nắng những ngày này. Và trong bóng nắng chói nhưng không gắt, phía ngoài sân trường đang tiến lại gần lớp học kia, tôi nhìn thấy bóng hình quen thuộc. Áo đồng phục kia tự tay tôi là, váy xếp li muốn là phẳng phải cẩn thận từng nếp, thắt lưng là hai đứa đi chợ đêm hí hửng mua. Sững sờ. Nhưng sao sáng quá, sáng tới nỗi tôi muốn nhìn lên rõ hơn cũng không được. Không thể nhìn rõ khuôn mặt.
- Ngọc Anh! - Tôi hét lên, đứng bật dậy. Mắt tôi nhòe đi, sống mũi cay xè, cổ họng đắng ngắt nghẹn ứ không có gì đó không nuốt xuống được. Tôi liều mạng một tay dụi mắt, một tay đẩy bàn ghế vướng víu lao về bên đó - Ngọc Anh!
Rầm.
Rầm.
Tôi va mạng vào bàn bên cạnh, bàn bên cạnh. Tới được bàn của cô ấy, bụng bị va đập mạnh đã quặn lại, cảm giác nôn mửa trào lên. Tôi không ngất. Tôi gượng mình đứng thẳng, mở to mắt nhìn.Trống không
Bàn ấy ghế ấy, mới hai hôm đã bụi phủ, cũ như ngàn xưa đọng lại
Mặc kệ bẩn thỉu tôi sờ lên ghế
Lạnh
Tôi nheo mắt nhìn ra ngoài cửa sổ. Cả người vươn dần, vươn dần, khuôn mặt chạm vào khung sắt, cảm nhận cái lành lạnh thấm vào da thịt. Đầu óc quay cuồng.
- Cậu phải đi - Giọng nói quen thuộc vang vang. Tôi giật phắt mình, ngẩng lên. Khuôn mặt be bét máu của Ngọc Anh phóng đại. Đồng tử mở rộng, chiếc quạt treo tường bổ thẳng xuống.
Sau đó, là tối om.
Bất giác lạnh người vì suy nghĩ của mình, tôi cụp đôi mắt sỗ sàng đang nhìn chằm chằm lại, cúi đầu hí hoáy ghi chép. Tôi ghi bài, lại ngẩn người khi nhìn trang giấy chỉ vỏn vẹn ba cái tên: Phạm Mai Ngọc Anh, Nguyễn Ngọc Thanh Hiên, Văn Thanh Hiên. Phải, Thanh Hiên là tên người kia.
Sở dĩ tôi biết đó là thầy giáo dạy thay đôi ba buổi, là người từ H68 xuống để trực tiếp kiểm tra chất lượng và chọn lựa thực tập viên cho công ty họ, là người sẽ ra quyết định về ba người được mời (Ngọc Anh đã không còn, tôi không hồi đáp, và họ cử người xuống tận đây. Vừa điều tra, vừa kiểm tra, vừa có đội ngũ mới xuất sắc, một công ba việc) không phải vì tôi thân thiết với ai trong lớp, mà vì tôi chỉ lắng nghe, chắt lọc thông tin giữa những thán từ và tính từ hoa mĩ dành cho H68 và thầy giáo, chủ yếu là thầy giáo. Tôi cười buồn, Ngọc Anh vừa mới ra đi chiều hôm kia, cô gái chói ngời ấy, họ vừa rỏ nước mắt xót thương đoản mệnh, giờ đã bị chìm vào quên lãng mất rồi. Thầy giáo kia, người như vậy, có thể chạm tới sao?
Ngọc Anh, tôi mê man nhìn sang bên kia lớp, cùng hàng với tôi, là chỗ ngồi của Ngọc Anh. Nơi ấy sát cửa sổ, luôn ngập nắng những ngày này. Và trong bóng nắng chói nhưng không gắt, phía ngoài sân trường đang tiến lại gần lớp học kia, tôi nhìn thấy bóng hình quen thuộc. Áo đồng phục kia tự tay tôi là, váy xếp li muốn là phẳng phải cẩn thận từng nếp, thắt lưng là hai đứa đi chợ đêm hí hửng mua. Sững sờ. Nhưng sao sáng quá, sáng tới nỗi tôi muốn nhìn lên rõ hơn cũng không được. Không thể nhìn rõ khuôn mặt.
- Ngọc Anh! - Tôi hét lên, đứng bật dậy. Mắt tôi nhòe đi, sống mũi cay xè, cổ họng đắng ngắt nghẹn ứ không có gì đó không nuốt xuống được. Tôi liều mạng một tay dụi mắt, một tay đẩy bàn ghế vướng víu lao về bên đó - Ngọc Anh!
Rầm.
Rầm.
Tôi va mạng vào bàn bên cạnh, bàn bên cạnh. Tới được bàn của cô ấy, bụng bị va đập mạnh đã quặn lại, cảm giác nôn mửa trào lên. Tôi không ngất. Tôi gượng mình đứng thẳng, mở to mắt nhìn.Trống không
Bàn ấy ghế ấy, mới hai hôm đã bụi phủ, cũ như ngàn xưa đọng lại
Mặc kệ bẩn thỉu tôi sờ lên ghế
Lạnh
Tôi nheo mắt nhìn ra ngoài cửa sổ. Cả người vươn dần, vươn dần, khuôn mặt chạm vào khung sắt, cảm nhận cái lành lạnh thấm vào da thịt. Đầu óc quay cuồng.
- Cậu phải đi - Giọng nói quen thuộc vang vang. Tôi giật phắt mình, ngẩng lên. Khuôn mặt be bét máu của Ngọc Anh phóng đại. Đồng tử mở rộng, chiếc quạt treo tường bổ thẳng xuống.
Sau đó, là tối om.
/33
|