Tháng Bảy, những ngày hè oi ả đã rút cạn sức sống của tất cả chúng tôi. Lớp 11 vừa kết thúc, cả lớp lao vào những buổi học ôn để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp vào năm sau.
Đó chỉ có khối 12 đi học nên trường học vô cùng im ắng chỉ có tiếng giảng bài và bầu không khí căng thẳng của từng ánh mắt dõi lên chiếc bảng đen ngập tràn những nét phấn mang tri thức.
Sáng hôm ấy, cô Lệ bất ngờ bảo cả lớp viết một điều ước và dán lên tấm bảng cuối lớp. Cô nói rằng, mỗi điều ước sẽ là lời nhắn gửi đến chính bản thân, là động lực để bước tiếp trong quãng đường còn lại. (T
Tôi liếc qua Ánh Dương. Cô ấy ngồi đó, tay chống cằm, mắt nhìn chằm chằm vào tờ giấy note nhỏ bé nhưng mãi vẫn chưa viết gì. Ánh mắt của cô ấy như bị níu lại bởi một suy nghĩ nặng trĩu nào đó.
"Dương sao thế? Chưa nghĩ ra điều gì à?" – Tôi cúi xuống khẽ hỏi.
Cô ấy giật mình, ánh mắt thoáng qua chút mơ hồ rồi nở một nụ cười nhạt:
"Không... tớ viết xong rồi."
Tôi không hỏi thêm, cúi xuống viết điều ước của mình: "Chúc tôi và em luôn vui vẻ bên nhau ." (1
Khi tôi đứng dậy bước đến bảng dán tờ giấy lên, ánh mắt bất giác liếc qua một dòng chữ.
"Ước gì bố đừng rời khỏi mình."
Tôi đứng lặng người. Từng nét chữ nắn nót thân quen đó như lưỡi dao cứa sâu vào tim tôi. Dương luôn giấu đi mọi thứ sau nụ cười dịu dàng ấy, nhưng hóa ra trong lòng cô ấy lại chất chứa những nỗi đau tôi không thể hiểu hết.
Dòng chữ này.. có ý gì?
Rút
Tôi quay lại, định hỏi Dương xem chuyện gì đã xảy ra. Nhưng lại thấy cô ấy đang lặng lẽ thu dọn sách vở. Từng cử chỉ của cô đều chậm rãi, cẩn thận như thể đang cố kéo dài thời gian thêm một chút.
"Dương, cậu ổn chứ? Có chuyện gì sao?" – Tôi lo lắng.
Cô nhìn tôi, đôi mắt trong veo nhưng ẩn chứa sự mệt mỏi:
"Tớ ổn mà. Giờ tớ phải về trước, vài ngày tới sẽ ở nhà nội."
Nói xong, Dương xoay người rời đi.
Cô ấy đi rất nhanh như muốn chạy vụt khỏi tầm mắt tôi.
Tôi đứng nhìn bóng lưng cô ấy khuất sau cánh cửa, lòng nặng trĩu bởi cảm giác bất an không thể lý giải.
Nghe tin bố đang trong tình trạng nguy kịch tôi lập tức xin cô Lệ về sớm và rời khỏi lớp học. Tôi không nhớ rõ mình đã đến bệnh viện bằng cách nào, trong đầu khi này chỉ nghĩ đến hình ảnh bố nằm chiến đấu với bệnh tật. (1
Dù cho có vội vã như thế nào nhưng khi đến nơi, mọi thứ đã quá muộn. Bố tôi nằm đó, xung quanh là những người thân vây quanh đang nghẹn ngào khóc.
Tôi đứng ở cửa sổ nhìn vào bên trong đôi mắt đã cay xè. Những giọt nước mắt cứ thế lăn dài, không sao ngăn được.
"Muộn rồi sao.." – Tôi thều thào nói dường như vẫn chưa thể tin nổi.
Không thể nào... Bố ơi, bố nói sẽ chờ con mà...
Cánh cửa phòng bệnh mở ra, chị Lan bước tới và ôm tôi thật chặt. Nước mắt chị rơi ướt đẫm vai áo tôi, bàn tay chị vuốt nhẹ lưng tôi như muốn an ủi dù chính chị cũng đang khóc.
Tôi cắn chặt môi để không bật ra tiếng nấc, nhưng tất cả đã không thể kiểm soát được. Mọi cảm xúc dồn nén bấy lâu nay vỡ òa như dòng nước lũ.
Nửa năm trước, tôi phát hiện tờ giấy chẩn đoán bệnh của bố. Nhìn sáu chữ "Ung thư gan giai đoạn ba" đầu tôi lập tức nổ tung. Tầm nhìn trước mắt mờ đi, đầu óc trống rỗng không thể tin vào tờ giấy vô tri vô giác này.
Buổi tối khi bố đi làm về, tôi lập tức đem tờ bệnh án đó ra trước mặt ông tức giận chấp vấn.
"Bố! Đây là cái gì? Bố giải thích đi!"
Bố nhìn tờ giấy ấy im lặng rất lâu rồi cuối cùng cũng thở dài nói với giọng rất thản nhiên: "Con biết rồi à?"
Tôi ngã khuỵu xuống, bốn chữ "Con biết rồi à?" đấy cứ văng vẳng mãi trong tâm trí tôi.
"Sao lại giấu con?"
"Bố không muốn làm con lo lắng"
Không muốn để con lo lắng?
Tôi cười nhạt nghĩ: Nếu như hôm nay tôi không thấy tờ bệnh án này, bố sẽ giấu tôi đến khi lúc ông ấy không thể nói nổi nữa sao? (T
Tôi khẽ lau nước mắt, khịt khịt mũi để không nghẹn nữa, nhìn về phía bố nở nụ cười nói: "Mai con được nghỉ, con đưa bố đi khám bệnh nhé?"
Bố tôi nhìn tôi trầm ngâm rất lâu rồi gật đầu.
Từ hôm đó, cứ vào mỗi cuối tuần tôi đều đưa bố đi kiểm tra, lấy thuốc uống.
Bác sĩ khuyên bố nằm viện điều trị luôn như vậy sẽ cầm cự được hơn một năm nữa nhưng bố không chịu, ông ấy muốn đi làm việc thêm một tháng nữa.
Các bác trong dòng họ biết chuyện này họ phải khuyên bố rất nhiều ông ấy mới nghỉ việc để tiếp nhận điều trị.
Tôi hiểu lý do bố không muốn nghỉ việc luôn, ông ấy muốn nhận lương của tháng này rồi mới dám nghỉ.
Sau khi bố nghỉ làm ông ấy nhập viện điều trị luôn, các khoản thuốc thang viện phí đều được các bác trong dòng họ cùng nhau giúp đỡ. Tôi rất biết ơn họ, tôi nói với họ cứ ghi sổ nợ đi, sau này chắc chắn tôi sẽ trả lại cho họ đầy đủ.
Khi đó bác cả chỉ nhìn tôi rồi phẩy phẩy tay nói: "Không cần trả, anh em giúp đỡ nhau là chuyện đương nhiên. Học tập cho tốt để năm sau thi đại học. Bố ở đây có các bác các bá lo." (1)
Dù bác ấy không quá bài xích như mọi khi nhưng tôi vẫn nhìn ra ánh mắt chán ghét của bác ấy dành cho mình.
Bác hai không hề điềm tĩnh như bác cả, bác ấy nhìn tôi với sự khinh miệt chán ghét hiện rõ rồi gắn giọng nói với tôi: "Bọn tao chỉ giúp em trai tạo, còn mày muốn sống thế nào thì sống, đừng mở mồm ra xin xỏ bất cứ cái gì. Tốt nhất đừng làm em trai tao phải lo lắng" (T)
Tôi cúi gằm mặt xuống khẽ gật đầu. Tôi biết khoảng thời gian tiếp theo tôi chỉ có thể tự dựa vào chính mình mà sống thôi. Bản thân mình cũng không phải kiểu thích đi ăn bám người khác, ấy vậy mà bác hai lại nói những câu kiểu như thế.
Khoảng thời gian đó, tôi vừa đi học, vừa đi làm thêm ở tiệm tạp hóa để kiếm tiền tự trang trải cuộc sống. Dù cho mỗi lần đến thăm bố ông ấy đều lén cho vào cặp tôi mấy đồng nhưng tôi đều phát hiện ra. Tất cả những số tiền bố đưa tôi đều giữ lại chứ không hề đụng đến.
Mỗi ngày sau khi đi học về tôi đều dành bốn năm tiếng để đi làm thêm, đi làm về lại ngồi vào bàn để làm bài tập, cứ như vậy cho đến khi cuối tuần tôi đều xin nghỉ để đi vào bệnh viện ở với bố. Cứ liên tục chạy đi chạy về như vậy suốt bốn tháng.
Vào ngày nhận được lương, tôi luôn tìm mua cho bố một món đồ nào đấy, lúc là cái áo, xong rồi cái quần, có khi là một cuốn sách.
Cho đến một buổi tối hôm thứ bảy, tôi đang ngồi cạnh bố vừa xoa bóp chân
vừa nói chuyện với ông ấy, thì bất chợt có một dòng chất lỏng màu đỏ nhỏ giọt xuống tay tôi. (1)
"Dương, con sao vậy?"
Tôi đưa tay lên lau mũi rồi quay mặt ra chỗ khác.
"Dạ không sao đâu ạ"
"Con chảy máu cam đúng không? Quay mặt qua đây cho bố." Bố tôi nghiêm giọng nói, ánh mắt không giấu được vẻ lo lắng.
Tôi miễn cưỡng xoay mặt lại. Máu đã ngừng chảy, nhưng vệt đỏ vẫn còn vương trên tay áo.
Bố nhìn tôi chằm chằm, ánh mắt đầy xót xa.
"Bình thường đến đây, con luôn tươi cười, kể cho bố nghe bao nhiêu chuyện vui. Nhưng thật ra bố thấy con chỉ thấy con đang gồng mình quá sức."
Tôi vội cười trừ, cố giấu đi sự yếu đuối: "Con không sao đâu bố. Chỉ cần bố nhanh khỏe lại là được."
Bố im lặng một lúc, ánh mắt đượm buồn. Ông ấy khế đặt tay lên đầu tôi, bàn tay gầy guộc nhưng vẫn ấm áp.
"Con đừng làm thêm nữa, tập trung vào học đi. Còn về tiền nong, con lấy ở phòng bố trong quyển album màu đỏ, bố để lại cho con rồi."
"Bố biết bác hai bác ba chèn ép con, nhưng sợ gì, bố chuẩn bị sẵn cho con gái rồi mà." Nói đến đây ông ấy cười khạnh khách rất khoái chí.
Lời nói của bố làm tôi cay sống mũi. Tôi hít một hơi sâu, cố ép nước mắt lại.
"Dạ vâng, con sẽ nghe theo bố."
"Con bướng lắm, để bố nhắc thắng Lê Bảo trông chừng con."
Tôi cố gắng giữ nụ cười trên môi, nhưng trái tim như thắt lại. Bố luôn quan tâm tôi, luôn nhìn ra những điều tôi không bao giờ dám nói. Nhưng lúc này, tất cả những gì tôi có thể làm chỉ là tiếp tục mạnh mẽ để bố không phải lo lắng thêm.
Thật ra Lê Bảo cũng nhắc tôi đừng đi làm thêm nữa, vừa ảnh hưởng đến việc học vừa ảnh hưởng đến sức khỏe. Ban đầu khi biết tôi đi làm thêm vào mỗi buổi chiều hoặc tối, cậu ấy đã hỏi tôi vài lần, nhưng tôi chỉ cười nói rằng mình cần tiền tiêu vặt.Tôi không hề nói chuyện bố bị ung thư cho cậu ấy biết, cậu ấy đang mệt mỏi về việc mẹ cậu ấy liên tục làm phiền nên là sợ rằng khi nói ra cậu ấy lại nghĩ nhiều.
Từ hôm đó, ngày nào Bảo cũng chuyển cho tôi 100.000đ vào tài khoản kèm theo lời nhắn. (7
"Cho bé yêu."
Tôi xấu hổ muốn trả lại nhưng cậu ấy kiên quyết không nhận xong còn nói: "Dương phải nghỉ không đi làm thêm nữa tớ mới dừng chuyển"
"Tớ nghỉ rồi.”
Đúng vậy, sau khi từ bệnh viện về tôi cũng gặp chị chủ nói qua về việc đấy rồi.
Sau ngày hôm đó, Lê Bảo vẫn cứ đều đặn chuyển tiền vào tài khoản của tôi, đến mức tôi nổi cáu cậu ấy mới dừng lại.
Cuộc sống của tôi vẫn cứ thế mà trôi qua, vòng lặp mỗi tuần của tôi vẫn là đầu tuần đi học, cuối tuần đến bệnh viện ở với bố. Nhưng mỗi lần đến tôi thấy bố tôi càng yếu hơn, dù cho đã cố hết sức để điều trị.
Và điều tôi không mong muốn nhất cũng đến. Vào những ngày cuối đời, bố không còn đi lại được nữa chỉ có thể ngồi xe lăn, cơn đau đớn ngày càng dai dẳng, thuốc thang cũng vô dụng. Nói thẳng ra là bây giờ chỉ có nằm đấy mà chờ chết thôi. (
Vào một buổi chiều tháng bảy nắng đẹp, trong lúc bố đang ngồi trước cửa sổ ngắm nhìn khung cảnh ngoài cửa sổ, rồi bất chợt ông ấy gọi tôi.
"Dương, đi với bố ra chỗ này."
"Đi đâu thế ạ?" Tôi đang gấp lại quần áo vừa mới giặt xong của bố, nghe như vậy liền ngước lên hỏi.
Bố bảo tôi đi với ông ra khu nghĩa trang. Tôi đẩy xe lăn đến nơi mà bố đã chỉ.
Thật không ngờ nơi ông muốn đến là mộ của mẹ.
Tôi nhìn về phía tấm bia đá trên đó có khắc tên Phạm An Nguyên mà tâm trạng lẫn lộn. Mất một lúc lâu tôi mới ngập ngừng hỏi: "Bố có muốn ở cạnh mẹ không?"
Tôi nghĩ bố muốn được ở bên mẹ nên mới đưa tôi đến đây, hi vọng tôi có thể thực hiện mong muốn cuối cùng của ông ấy.
Vậy mà lại không phải.
Bố tôi không muốn.
"Con biết không? Thật ra yêu không nhất thiết cứ phải là mãi mãi không rời, yêu có thể là rời đi nhưng trái tim vẫn luôn hướng đến người ấy." Người đàn ông ngồi trên xe lăn, ánh mắt dịu dàng hướng về phía mặt trời dần lặn ở phía xa. (1)
Tôi hiểu lời ông ấy bàn tay vô thức siết chặt, hít một hơi thật sâu như để cố bình tĩnh.
"Vậy là bố không muốn ở cạnh mẹ sao?"
Ông ấy khế ừ một tiếng như đã rất chắc chắn với điều này.
Hai bố con chìm vào im lặng. Lúc này không gian rất yên bình, có gió thổi nhẹ nhàng mát lạnh, có ánh hoàng hôn đỏ rực khắp chỗ. Tôi đưa tay lên lau nước mắt, giọng khàn khàn lên tiếng gọi:
"Bố.."
Tôi muốn hỏi "Bố còn mong muốn gì nữa không?" nhưng chưa kịp hỏi gì ông ấy đã lên tiếng trước.
"Còn điều này muốn nói với con."
"Dạ."
"Cảm ơn con đã đến bên bố. Mong là kiếp sau.. con vẫn là con gái bố, đến lúc đấy bố sẽ cho con một cuộc sống thật hạnh phúc."
Ngày tiễn bố về nơi an nghỉ, tôi đứng trước mộ ông rất lâu, nhìn di ảnh của ông mà không nói một lời. Chỉ khi hoàng hôn buông xuống, tôi mới bước tới mộ mẹ. Từ chỗ bố qua chỗ mẹ không quá xa, cách khoảng hai mươi mét đứng từ phía chỗ của bố vẫn có thể nhìn sang đây.
Tôi nhớ bố từng nói là: "Có lẽ từ trước đến giờ, bố chưa bao giờ hợp với việc ở bên cạnh mẹ con. Cũng như lúc còn trẻ, bố yêu thầm mẹ con gần ba năm, cưới nhau hai năm. Cuối cùng bố nhận ra bản thân sẽ chẳng bao giờ khiến cho trái tim mẹ hướng đến bố, bố chỉ có thể nhìn mẹ con hạnh phúc bên người khác mà thôi."
Tôi ngồi ở đó rất lâu đến khi trời trở nên âm u, gió mạnh bắt đầu kéo đến mới chịu đứng dậy.
"Con về đây. Lần sau con lại đến thăm mẹ."
Trước đây tôi chưa ra mộ của mẹ bao giờ, trong thâm tâm tôi vẫn rất hận người phụ nữ đã đem đến mọi bất hạnh cho mình. Sau khi nghe rõ mọi chuyện từ bố, tôi cũng suy nghĩ dưới nhiều góc độ khác nhau mới có thể hiểu được nỗi khổ của mẹ. Dù cho người sai chính là bà ấy.
Năm 2 tuổi mẹ mất. Năm 17 tuổi bố cũng đi cùng bà ấy, bản thân tôi đã chẳng còn người thân để nương tựa nữa rồi. (1)
Khi quay đi, một cơn gió nhẹ thổi qua, văng vẳng bên tai là tiếng thì thầm:
"Mẹ xin lỗi."
Tôi mỉm cười nhưng không ngoảnh lại.
Đó chỉ có khối 12 đi học nên trường học vô cùng im ắng chỉ có tiếng giảng bài và bầu không khí căng thẳng của từng ánh mắt dõi lên chiếc bảng đen ngập tràn những nét phấn mang tri thức.
Sáng hôm ấy, cô Lệ bất ngờ bảo cả lớp viết một điều ước và dán lên tấm bảng cuối lớp. Cô nói rằng, mỗi điều ước sẽ là lời nhắn gửi đến chính bản thân, là động lực để bước tiếp trong quãng đường còn lại. (T
Tôi liếc qua Ánh Dương. Cô ấy ngồi đó, tay chống cằm, mắt nhìn chằm chằm vào tờ giấy note nhỏ bé nhưng mãi vẫn chưa viết gì. Ánh mắt của cô ấy như bị níu lại bởi một suy nghĩ nặng trĩu nào đó.
"Dương sao thế? Chưa nghĩ ra điều gì à?" – Tôi cúi xuống khẽ hỏi.
Cô ấy giật mình, ánh mắt thoáng qua chút mơ hồ rồi nở một nụ cười nhạt:
"Không... tớ viết xong rồi."
Tôi không hỏi thêm, cúi xuống viết điều ước của mình: "Chúc tôi và em luôn vui vẻ bên nhau ." (1
Khi tôi đứng dậy bước đến bảng dán tờ giấy lên, ánh mắt bất giác liếc qua một dòng chữ.
"Ước gì bố đừng rời khỏi mình."
Tôi đứng lặng người. Từng nét chữ nắn nót thân quen đó như lưỡi dao cứa sâu vào tim tôi. Dương luôn giấu đi mọi thứ sau nụ cười dịu dàng ấy, nhưng hóa ra trong lòng cô ấy lại chất chứa những nỗi đau tôi không thể hiểu hết.
Dòng chữ này.. có ý gì?
Rút
Tôi quay lại, định hỏi Dương xem chuyện gì đã xảy ra. Nhưng lại thấy cô ấy đang lặng lẽ thu dọn sách vở. Từng cử chỉ của cô đều chậm rãi, cẩn thận như thể đang cố kéo dài thời gian thêm một chút.
"Dương, cậu ổn chứ? Có chuyện gì sao?" – Tôi lo lắng.
Cô nhìn tôi, đôi mắt trong veo nhưng ẩn chứa sự mệt mỏi:
"Tớ ổn mà. Giờ tớ phải về trước, vài ngày tới sẽ ở nhà nội."
Nói xong, Dương xoay người rời đi.
Cô ấy đi rất nhanh như muốn chạy vụt khỏi tầm mắt tôi.
Tôi đứng nhìn bóng lưng cô ấy khuất sau cánh cửa, lòng nặng trĩu bởi cảm giác bất an không thể lý giải.
Nghe tin bố đang trong tình trạng nguy kịch tôi lập tức xin cô Lệ về sớm và rời khỏi lớp học. Tôi không nhớ rõ mình đã đến bệnh viện bằng cách nào, trong đầu khi này chỉ nghĩ đến hình ảnh bố nằm chiến đấu với bệnh tật. (1
Dù cho có vội vã như thế nào nhưng khi đến nơi, mọi thứ đã quá muộn. Bố tôi nằm đó, xung quanh là những người thân vây quanh đang nghẹn ngào khóc.
Tôi đứng ở cửa sổ nhìn vào bên trong đôi mắt đã cay xè. Những giọt nước mắt cứ thế lăn dài, không sao ngăn được.
"Muộn rồi sao.." – Tôi thều thào nói dường như vẫn chưa thể tin nổi.
Không thể nào... Bố ơi, bố nói sẽ chờ con mà...
Cánh cửa phòng bệnh mở ra, chị Lan bước tới và ôm tôi thật chặt. Nước mắt chị rơi ướt đẫm vai áo tôi, bàn tay chị vuốt nhẹ lưng tôi như muốn an ủi dù chính chị cũng đang khóc.
Tôi cắn chặt môi để không bật ra tiếng nấc, nhưng tất cả đã không thể kiểm soát được. Mọi cảm xúc dồn nén bấy lâu nay vỡ òa như dòng nước lũ.
Nửa năm trước, tôi phát hiện tờ giấy chẩn đoán bệnh của bố. Nhìn sáu chữ "Ung thư gan giai đoạn ba" đầu tôi lập tức nổ tung. Tầm nhìn trước mắt mờ đi, đầu óc trống rỗng không thể tin vào tờ giấy vô tri vô giác này.
Buổi tối khi bố đi làm về, tôi lập tức đem tờ bệnh án đó ra trước mặt ông tức giận chấp vấn.
"Bố! Đây là cái gì? Bố giải thích đi!"
Bố nhìn tờ giấy ấy im lặng rất lâu rồi cuối cùng cũng thở dài nói với giọng rất thản nhiên: "Con biết rồi à?"
Tôi ngã khuỵu xuống, bốn chữ "Con biết rồi à?" đấy cứ văng vẳng mãi trong tâm trí tôi.
"Sao lại giấu con?"
"Bố không muốn làm con lo lắng"
Không muốn để con lo lắng?
Tôi cười nhạt nghĩ: Nếu như hôm nay tôi không thấy tờ bệnh án này, bố sẽ giấu tôi đến khi lúc ông ấy không thể nói nổi nữa sao? (T
Tôi khẽ lau nước mắt, khịt khịt mũi để không nghẹn nữa, nhìn về phía bố nở nụ cười nói: "Mai con được nghỉ, con đưa bố đi khám bệnh nhé?"
Bố tôi nhìn tôi trầm ngâm rất lâu rồi gật đầu.
Từ hôm đó, cứ vào mỗi cuối tuần tôi đều đưa bố đi kiểm tra, lấy thuốc uống.
Bác sĩ khuyên bố nằm viện điều trị luôn như vậy sẽ cầm cự được hơn một năm nữa nhưng bố không chịu, ông ấy muốn đi làm việc thêm một tháng nữa.
Các bác trong dòng họ biết chuyện này họ phải khuyên bố rất nhiều ông ấy mới nghỉ việc để tiếp nhận điều trị.
Tôi hiểu lý do bố không muốn nghỉ việc luôn, ông ấy muốn nhận lương của tháng này rồi mới dám nghỉ.
Sau khi bố nghỉ làm ông ấy nhập viện điều trị luôn, các khoản thuốc thang viện phí đều được các bác trong dòng họ cùng nhau giúp đỡ. Tôi rất biết ơn họ, tôi nói với họ cứ ghi sổ nợ đi, sau này chắc chắn tôi sẽ trả lại cho họ đầy đủ.
Khi đó bác cả chỉ nhìn tôi rồi phẩy phẩy tay nói: "Không cần trả, anh em giúp đỡ nhau là chuyện đương nhiên. Học tập cho tốt để năm sau thi đại học. Bố ở đây có các bác các bá lo." (1)
Dù bác ấy không quá bài xích như mọi khi nhưng tôi vẫn nhìn ra ánh mắt chán ghét của bác ấy dành cho mình.
Bác hai không hề điềm tĩnh như bác cả, bác ấy nhìn tôi với sự khinh miệt chán ghét hiện rõ rồi gắn giọng nói với tôi: "Bọn tao chỉ giúp em trai tạo, còn mày muốn sống thế nào thì sống, đừng mở mồm ra xin xỏ bất cứ cái gì. Tốt nhất đừng làm em trai tao phải lo lắng" (T)
Tôi cúi gằm mặt xuống khẽ gật đầu. Tôi biết khoảng thời gian tiếp theo tôi chỉ có thể tự dựa vào chính mình mà sống thôi. Bản thân mình cũng không phải kiểu thích đi ăn bám người khác, ấy vậy mà bác hai lại nói những câu kiểu như thế.
Khoảng thời gian đó, tôi vừa đi học, vừa đi làm thêm ở tiệm tạp hóa để kiếm tiền tự trang trải cuộc sống. Dù cho mỗi lần đến thăm bố ông ấy đều lén cho vào cặp tôi mấy đồng nhưng tôi đều phát hiện ra. Tất cả những số tiền bố đưa tôi đều giữ lại chứ không hề đụng đến.
Mỗi ngày sau khi đi học về tôi đều dành bốn năm tiếng để đi làm thêm, đi làm về lại ngồi vào bàn để làm bài tập, cứ như vậy cho đến khi cuối tuần tôi đều xin nghỉ để đi vào bệnh viện ở với bố. Cứ liên tục chạy đi chạy về như vậy suốt bốn tháng.
Vào ngày nhận được lương, tôi luôn tìm mua cho bố một món đồ nào đấy, lúc là cái áo, xong rồi cái quần, có khi là một cuốn sách.
Cho đến một buổi tối hôm thứ bảy, tôi đang ngồi cạnh bố vừa xoa bóp chân
vừa nói chuyện với ông ấy, thì bất chợt có một dòng chất lỏng màu đỏ nhỏ giọt xuống tay tôi. (1)
"Dương, con sao vậy?"
Tôi đưa tay lên lau mũi rồi quay mặt ra chỗ khác.
"Dạ không sao đâu ạ"
"Con chảy máu cam đúng không? Quay mặt qua đây cho bố." Bố tôi nghiêm giọng nói, ánh mắt không giấu được vẻ lo lắng.
Tôi miễn cưỡng xoay mặt lại. Máu đã ngừng chảy, nhưng vệt đỏ vẫn còn vương trên tay áo.
Bố nhìn tôi chằm chằm, ánh mắt đầy xót xa.
"Bình thường đến đây, con luôn tươi cười, kể cho bố nghe bao nhiêu chuyện vui. Nhưng thật ra bố thấy con chỉ thấy con đang gồng mình quá sức."
Tôi vội cười trừ, cố giấu đi sự yếu đuối: "Con không sao đâu bố. Chỉ cần bố nhanh khỏe lại là được."
Bố im lặng một lúc, ánh mắt đượm buồn. Ông ấy khế đặt tay lên đầu tôi, bàn tay gầy guộc nhưng vẫn ấm áp.
"Con đừng làm thêm nữa, tập trung vào học đi. Còn về tiền nong, con lấy ở phòng bố trong quyển album màu đỏ, bố để lại cho con rồi."
"Bố biết bác hai bác ba chèn ép con, nhưng sợ gì, bố chuẩn bị sẵn cho con gái rồi mà." Nói đến đây ông ấy cười khạnh khách rất khoái chí.
Lời nói của bố làm tôi cay sống mũi. Tôi hít một hơi sâu, cố ép nước mắt lại.
"Dạ vâng, con sẽ nghe theo bố."
"Con bướng lắm, để bố nhắc thắng Lê Bảo trông chừng con."
Tôi cố gắng giữ nụ cười trên môi, nhưng trái tim như thắt lại. Bố luôn quan tâm tôi, luôn nhìn ra những điều tôi không bao giờ dám nói. Nhưng lúc này, tất cả những gì tôi có thể làm chỉ là tiếp tục mạnh mẽ để bố không phải lo lắng thêm.
Thật ra Lê Bảo cũng nhắc tôi đừng đi làm thêm nữa, vừa ảnh hưởng đến việc học vừa ảnh hưởng đến sức khỏe. Ban đầu khi biết tôi đi làm thêm vào mỗi buổi chiều hoặc tối, cậu ấy đã hỏi tôi vài lần, nhưng tôi chỉ cười nói rằng mình cần tiền tiêu vặt.Tôi không hề nói chuyện bố bị ung thư cho cậu ấy biết, cậu ấy đang mệt mỏi về việc mẹ cậu ấy liên tục làm phiền nên là sợ rằng khi nói ra cậu ấy lại nghĩ nhiều.
Từ hôm đó, ngày nào Bảo cũng chuyển cho tôi 100.000đ vào tài khoản kèm theo lời nhắn. (7
"Cho bé yêu."
Tôi xấu hổ muốn trả lại nhưng cậu ấy kiên quyết không nhận xong còn nói: "Dương phải nghỉ không đi làm thêm nữa tớ mới dừng chuyển"
"Tớ nghỉ rồi.”
Đúng vậy, sau khi từ bệnh viện về tôi cũng gặp chị chủ nói qua về việc đấy rồi.
Sau ngày hôm đó, Lê Bảo vẫn cứ đều đặn chuyển tiền vào tài khoản của tôi, đến mức tôi nổi cáu cậu ấy mới dừng lại.
Cuộc sống của tôi vẫn cứ thế mà trôi qua, vòng lặp mỗi tuần của tôi vẫn là đầu tuần đi học, cuối tuần đến bệnh viện ở với bố. Nhưng mỗi lần đến tôi thấy bố tôi càng yếu hơn, dù cho đã cố hết sức để điều trị.
Và điều tôi không mong muốn nhất cũng đến. Vào những ngày cuối đời, bố không còn đi lại được nữa chỉ có thể ngồi xe lăn, cơn đau đớn ngày càng dai dẳng, thuốc thang cũng vô dụng. Nói thẳng ra là bây giờ chỉ có nằm đấy mà chờ chết thôi. (
Vào một buổi chiều tháng bảy nắng đẹp, trong lúc bố đang ngồi trước cửa sổ ngắm nhìn khung cảnh ngoài cửa sổ, rồi bất chợt ông ấy gọi tôi.
"Dương, đi với bố ra chỗ này."
"Đi đâu thế ạ?" Tôi đang gấp lại quần áo vừa mới giặt xong của bố, nghe như vậy liền ngước lên hỏi.
Bố bảo tôi đi với ông ra khu nghĩa trang. Tôi đẩy xe lăn đến nơi mà bố đã chỉ.
Thật không ngờ nơi ông muốn đến là mộ của mẹ.
Tôi nhìn về phía tấm bia đá trên đó có khắc tên Phạm An Nguyên mà tâm trạng lẫn lộn. Mất một lúc lâu tôi mới ngập ngừng hỏi: "Bố có muốn ở cạnh mẹ không?"
Tôi nghĩ bố muốn được ở bên mẹ nên mới đưa tôi đến đây, hi vọng tôi có thể thực hiện mong muốn cuối cùng của ông ấy.
Vậy mà lại không phải.
Bố tôi không muốn.
"Con biết không? Thật ra yêu không nhất thiết cứ phải là mãi mãi không rời, yêu có thể là rời đi nhưng trái tim vẫn luôn hướng đến người ấy." Người đàn ông ngồi trên xe lăn, ánh mắt dịu dàng hướng về phía mặt trời dần lặn ở phía xa. (1)
Tôi hiểu lời ông ấy bàn tay vô thức siết chặt, hít một hơi thật sâu như để cố bình tĩnh.
"Vậy là bố không muốn ở cạnh mẹ sao?"
Ông ấy khế ừ một tiếng như đã rất chắc chắn với điều này.
Hai bố con chìm vào im lặng. Lúc này không gian rất yên bình, có gió thổi nhẹ nhàng mát lạnh, có ánh hoàng hôn đỏ rực khắp chỗ. Tôi đưa tay lên lau nước mắt, giọng khàn khàn lên tiếng gọi:
"Bố.."
Tôi muốn hỏi "Bố còn mong muốn gì nữa không?" nhưng chưa kịp hỏi gì ông ấy đã lên tiếng trước.
"Còn điều này muốn nói với con."
"Dạ."
"Cảm ơn con đã đến bên bố. Mong là kiếp sau.. con vẫn là con gái bố, đến lúc đấy bố sẽ cho con một cuộc sống thật hạnh phúc."
Ngày tiễn bố về nơi an nghỉ, tôi đứng trước mộ ông rất lâu, nhìn di ảnh của ông mà không nói một lời. Chỉ khi hoàng hôn buông xuống, tôi mới bước tới mộ mẹ. Từ chỗ bố qua chỗ mẹ không quá xa, cách khoảng hai mươi mét đứng từ phía chỗ của bố vẫn có thể nhìn sang đây.
Tôi nhớ bố từng nói là: "Có lẽ từ trước đến giờ, bố chưa bao giờ hợp với việc ở bên cạnh mẹ con. Cũng như lúc còn trẻ, bố yêu thầm mẹ con gần ba năm, cưới nhau hai năm. Cuối cùng bố nhận ra bản thân sẽ chẳng bao giờ khiến cho trái tim mẹ hướng đến bố, bố chỉ có thể nhìn mẹ con hạnh phúc bên người khác mà thôi."
Tôi ngồi ở đó rất lâu đến khi trời trở nên âm u, gió mạnh bắt đầu kéo đến mới chịu đứng dậy.
"Con về đây. Lần sau con lại đến thăm mẹ."
Trước đây tôi chưa ra mộ của mẹ bao giờ, trong thâm tâm tôi vẫn rất hận người phụ nữ đã đem đến mọi bất hạnh cho mình. Sau khi nghe rõ mọi chuyện từ bố, tôi cũng suy nghĩ dưới nhiều góc độ khác nhau mới có thể hiểu được nỗi khổ của mẹ. Dù cho người sai chính là bà ấy.
Năm 2 tuổi mẹ mất. Năm 17 tuổi bố cũng đi cùng bà ấy, bản thân tôi đã chẳng còn người thân để nương tựa nữa rồi. (1)
Khi quay đi, một cơn gió nhẹ thổi qua, văng vẳng bên tai là tiếng thì thầm:
"Mẹ xin lỗi."
Tôi mỉm cười nhưng không ngoảnh lại.
/42
|