Nói xong, toàn bộ người trên bè đều lập tức im lặng. Mỗi người tay cầm vũ khí của mình, mắt nhìn về phía những chòi gác treo ở hai bên vách đá hẻm núi. Đó là những chòi canh bằng gỗ đá giản đơn xây dựng giữa lưng chừng vách núi, từ trên cao nhìn xuống, khiến những kẻ xuôi theo giữa dòng bên dưới hẻm núi là bọn tôi có cảm giác vô cùng uy hiếp. Tiếng tù và trầm bỗng dần dần ngừng lại, chúng tôi cũng biết, tin tức bọn tôi tiến vào thung lũng đã không còn là điều gì bí ẩn nữa.
Sau khi tiến vào khu vực này, dòng chảy của sông trở nên chậm lại, mặt nước dần khoan thai, tôi nhận thấy trên vách đá dựng đá có mọc đầy một loại cây leo rễ chùm, quấn quanh các bụi cây và các tảng đá, có một số mọc men theo góc nhô ra của vách đá (chính là phần đỉnh vách đá nhô ra ngoài so với phần chân vách đá, giống như một mái hiên vậy.), treo lơ lửng xuống dưới, xù xì như cành cây đa, to như rễ khí, từng sợi dây leo mọc xen lẫn với những thực vật kí sinh khác nhỏ hơn.
Đây là nguyên liệu mà các dân tộc thiểu số dùng để chế tạo giáp mây thời cổ đại đây mà, dùng nó để bện dây thừng thì bền chắc cực kỳ, tôi biết dân bản xứ gọi nó là dây leo rết(*).
Chẳng mấy chốc, tôi liền nhìn thấy một sợi thừng bện từ loại dây leo này vắt ngang không trung giữa hai vách đá, đây là cây cầu đi lại duy nhất nối liền hẻm núi của dân bản địa suốt mấy trăm năm qua – một sợi thừng to bằng cái cánh tay. Nơi đây là một bản làng lớn rồi, tôi có thể nhìn thấy ở phía xa xa còn có ba cây leo già cao thấp khác nhau.
Để bện một sợi thừng mây, cứ mười thước lại mất đến ba tháng, mỗi thừng mây ở đây gần như phải mấy đến mấy năm để bện từng tầng một, ngâm ngập trong mỡ bò, rồi bọc một lớp da trống lên. Rắn chắc hơn cả dây sắt.
Ánh mắt mọi người không ngừng quét qua quét lại hai đầu sợi thừng, ngay cả Muộn Du Bình cũng mở to mắt, đều là người từng trải, biết lúc này quan sát kỹ chút, lúc sau có thể cứu được cái mạng.
Tôi nhân cơ hội này, nhìn xem quần áo và hai tay mình.
Đây là ký ức của ai, tôi phải làm rõ.
Tôi thấy hành lý của mình, đó là một cái gùi mây, bên hông còn đeo một khẩu súng Tây, là loại súng kíp, nặng trình trịch, đã nạp đầy thuốc súng và đạn chì. Gùi mây cao đến tận đầu gối, tôi nhận ra mình là một người đàn ông, như thế thì cái gùi này cũng đã đủ rồi.
Đôi ủng tương đối cao, cũng là kiểu Tây, trên có miếng vá, xà cạp buộc giầy rất chặt. Tôi nghĩ thầm, chẳng lẽ mình là một người Tây à, bèn ngẩng đầu nhìn thấy ngón tay cái của mình có đeo một cái ban chỉ bằng mã não. Kẽ ngón tay đen sì, ngâm đầy một thứ dầu mỡ nào đó, nhìn màu sắc bàn tay, tôi yên tâm lại – vẫn là một gã da vàng. Nhìn kẽ ngón tay chắc là có liên quan với công việc của tôi, độ dài ngón tay rất bình thường. Điều này ít nhiều làm tôi có chút thất vọng.
Bè đi qua sợi thừng đầu tiên, anh bạn dùng móc câu kia bèn hỏi: "Mấy bộ rồi?"
"Từ khi vào hẻm núi, nghe tiếng tù và kia, đến đoạn giữa cây cầu khỉ đầu tiên này là tổng cộng hai ngàn tư bộ, cầu khỉ đầu tiên là bảy trăm bộ." Gã thanh niên trí thức áo trắng kia nói.
"Cầu khỉ này qua thế nào?"
"Treo mình mà trượt như thoi, trên thừng mây bôi toàn mỡ, đến khỉ còn chẳng đứng được." Cậu bé người Di có vẻ căng thẳng vô cùng, kéo búi tóc mình xuống. "Thừng đầu tiên này gọi là thừng treo đầu, bình thường không dùng, bao giờ trong bộ tộc có chiến tranh, hoặc là trong tộc có kẻ phạm tội nặng, sẽ chặt đầu treo ở trên thừng này, người ra vào thung lũng đều có thể nhìn thấy. Chúng ta nếu việc không thành, vậy thì cứ gặp nhau trên thừng treo đầu rồi."
"Điềm xấu quá, nếu không thì để bà cô mày nhân nửa đêm trèo lên đốt trụi sợi thừng này đi." Trong nhóm người có một giọng nữ vang lên. Tôi theo tiếng nhìn lại, thấy một phụ nữ tóc ngắn mặc trang phục người Di ngồi ở cuối bè. Người phụ nữ da hơi ngăm đen, nhưng đôi mắt cực kỳ lẳng lơ, tuổi không trẻ nữa, khoảng chừng ba bảy ba tám rồi. Nhưng vẻ mặt thì vẫn là của một cô gái trẻ. Nói là xấu thì không hẳn, nhưng chỉ là một phụ nữ trưởng thành lại có vẻ mặt ngây thơ, nhìn trông yêu quái quá.
Cô ta không phải người Di, ngũ quan rõ ràng là người Hán điển hình, bộ quần áo này chắc chỉ là mặc vào thôi. Tôi chú ý đến tay cô ta, cực kỳ mềm mại, không giống người làm việc nặng.
"Con điếm thối, thừng trong đũng quần tao cũng trơn nhẵn lắm, đêm nay mày cứ đốt sợi thừng này trước đi." Anh bạn Móc Câu cười ha hả. Người đàn bà kia không chút để tâm, mà lại giơ chân cọ lên tráp đựng dao trên người Muộn Du Bình: "Cọng rễ già quắt kia cứ để dành cho mẹ mày đốt, bà đây chỉ khoái chồi non mơn mởn cứng cáp thôi."
Muộn Du Bình liếc nhìn cô ả một cái rồi lơ luôn, gã thanh niên trí thức áo trắng bên cạnh liền bật cười âm hiểm. Sau đó, tôi liền cảm thấy bàn tay phụ nữ từ phía sau vói vào trong đũng quần tôi. "Chỉ cần là chồi non cứng cáp, bao nhiêu cũng được, bà đây phục vụ tất. Chàng trai trẻ này, đũng quần sao mà lạnh thế, không phải nghe chị đây nói mấy câu liền bắn ra rồi đấy chứ." Vừa nói xong, cô ả liền hét lên một tiếng, rút phắt tay về. "Rắn!"
Tôi liền cảm thấy dưới đũng quần có cái gì uốn lượn động đậy, từ eo của tôi trườn lên chui vào tay áo tôi, rồi từ trong tay áo trườn ra ngoài, đó là một con rắn nhỏ màu đỏ tươi như máu, cuộn tròn trên tay tôi. Tôi lần đầu tiên mở miệng nói, nghe được giọng nói chính mình: "Đừng chạm vào tôi."
———–
(*) dây leo rết, thực ra là hoa tiêu nhiều lá, chi Sẻn, họ Cam quýt, tên khoa học là Zanthoxylum multijugum Franch.
Sau khi tiến vào khu vực này, dòng chảy của sông trở nên chậm lại, mặt nước dần khoan thai, tôi nhận thấy trên vách đá dựng đá có mọc đầy một loại cây leo rễ chùm, quấn quanh các bụi cây và các tảng đá, có một số mọc men theo góc nhô ra của vách đá (chính là phần đỉnh vách đá nhô ra ngoài so với phần chân vách đá, giống như một mái hiên vậy.), treo lơ lửng xuống dưới, xù xì như cành cây đa, to như rễ khí, từng sợi dây leo mọc xen lẫn với những thực vật kí sinh khác nhỏ hơn.
Đây là nguyên liệu mà các dân tộc thiểu số dùng để chế tạo giáp mây thời cổ đại đây mà, dùng nó để bện dây thừng thì bền chắc cực kỳ, tôi biết dân bản xứ gọi nó là dây leo rết(*).
Chẳng mấy chốc, tôi liền nhìn thấy một sợi thừng bện từ loại dây leo này vắt ngang không trung giữa hai vách đá, đây là cây cầu đi lại duy nhất nối liền hẻm núi của dân bản địa suốt mấy trăm năm qua – một sợi thừng to bằng cái cánh tay. Nơi đây là một bản làng lớn rồi, tôi có thể nhìn thấy ở phía xa xa còn có ba cây leo già cao thấp khác nhau.
Để bện một sợi thừng mây, cứ mười thước lại mất đến ba tháng, mỗi thừng mây ở đây gần như phải mấy đến mấy năm để bện từng tầng một, ngâm ngập trong mỡ bò, rồi bọc một lớp da trống lên. Rắn chắc hơn cả dây sắt.
Ánh mắt mọi người không ngừng quét qua quét lại hai đầu sợi thừng, ngay cả Muộn Du Bình cũng mở to mắt, đều là người từng trải, biết lúc này quan sát kỹ chút, lúc sau có thể cứu được cái mạng.
Tôi nhân cơ hội này, nhìn xem quần áo và hai tay mình.
Đây là ký ức của ai, tôi phải làm rõ.
Tôi thấy hành lý của mình, đó là một cái gùi mây, bên hông còn đeo một khẩu súng Tây, là loại súng kíp, nặng trình trịch, đã nạp đầy thuốc súng và đạn chì. Gùi mây cao đến tận đầu gối, tôi nhận ra mình là một người đàn ông, như thế thì cái gùi này cũng đã đủ rồi.
Đôi ủng tương đối cao, cũng là kiểu Tây, trên có miếng vá, xà cạp buộc giầy rất chặt. Tôi nghĩ thầm, chẳng lẽ mình là một người Tây à, bèn ngẩng đầu nhìn thấy ngón tay cái của mình có đeo một cái ban chỉ bằng mã não. Kẽ ngón tay đen sì, ngâm đầy một thứ dầu mỡ nào đó, nhìn màu sắc bàn tay, tôi yên tâm lại – vẫn là một gã da vàng. Nhìn kẽ ngón tay chắc là có liên quan với công việc của tôi, độ dài ngón tay rất bình thường. Điều này ít nhiều làm tôi có chút thất vọng.
Bè đi qua sợi thừng đầu tiên, anh bạn dùng móc câu kia bèn hỏi: "Mấy bộ rồi?"
"Từ khi vào hẻm núi, nghe tiếng tù và kia, đến đoạn giữa cây cầu khỉ đầu tiên này là tổng cộng hai ngàn tư bộ, cầu khỉ đầu tiên là bảy trăm bộ." Gã thanh niên trí thức áo trắng kia nói.
"Cầu khỉ này qua thế nào?"
"Treo mình mà trượt như thoi, trên thừng mây bôi toàn mỡ, đến khỉ còn chẳng đứng được." Cậu bé người Di có vẻ căng thẳng vô cùng, kéo búi tóc mình xuống. "Thừng đầu tiên này gọi là thừng treo đầu, bình thường không dùng, bao giờ trong bộ tộc có chiến tranh, hoặc là trong tộc có kẻ phạm tội nặng, sẽ chặt đầu treo ở trên thừng này, người ra vào thung lũng đều có thể nhìn thấy. Chúng ta nếu việc không thành, vậy thì cứ gặp nhau trên thừng treo đầu rồi."
"Điềm xấu quá, nếu không thì để bà cô mày nhân nửa đêm trèo lên đốt trụi sợi thừng này đi." Trong nhóm người có một giọng nữ vang lên. Tôi theo tiếng nhìn lại, thấy một phụ nữ tóc ngắn mặc trang phục người Di ngồi ở cuối bè. Người phụ nữ da hơi ngăm đen, nhưng đôi mắt cực kỳ lẳng lơ, tuổi không trẻ nữa, khoảng chừng ba bảy ba tám rồi. Nhưng vẻ mặt thì vẫn là của một cô gái trẻ. Nói là xấu thì không hẳn, nhưng chỉ là một phụ nữ trưởng thành lại có vẻ mặt ngây thơ, nhìn trông yêu quái quá.
Cô ta không phải người Di, ngũ quan rõ ràng là người Hán điển hình, bộ quần áo này chắc chỉ là mặc vào thôi. Tôi chú ý đến tay cô ta, cực kỳ mềm mại, không giống người làm việc nặng.
"Con điếm thối, thừng trong đũng quần tao cũng trơn nhẵn lắm, đêm nay mày cứ đốt sợi thừng này trước đi." Anh bạn Móc Câu cười ha hả. Người đàn bà kia không chút để tâm, mà lại giơ chân cọ lên tráp đựng dao trên người Muộn Du Bình: "Cọng rễ già quắt kia cứ để dành cho mẹ mày đốt, bà đây chỉ khoái chồi non mơn mởn cứng cáp thôi."
Muộn Du Bình liếc nhìn cô ả một cái rồi lơ luôn, gã thanh niên trí thức áo trắng bên cạnh liền bật cười âm hiểm. Sau đó, tôi liền cảm thấy bàn tay phụ nữ từ phía sau vói vào trong đũng quần tôi. "Chỉ cần là chồi non cứng cáp, bao nhiêu cũng được, bà đây phục vụ tất. Chàng trai trẻ này, đũng quần sao mà lạnh thế, không phải nghe chị đây nói mấy câu liền bắn ra rồi đấy chứ." Vừa nói xong, cô ả liền hét lên một tiếng, rút phắt tay về. "Rắn!"
Tôi liền cảm thấy dưới đũng quần có cái gì uốn lượn động đậy, từ eo của tôi trườn lên chui vào tay áo tôi, rồi từ trong tay áo trườn ra ngoài, đó là một con rắn nhỏ màu đỏ tươi như máu, cuộn tròn trên tay tôi. Tôi lần đầu tiên mở miệng nói, nghe được giọng nói chính mình: "Đừng chạm vào tôi."
———–
(*) dây leo rết, thực ra là hoa tiêu nhiều lá, chi Sẻn, họ Cam quýt, tên khoa học là Zanthoxylum multijugum Franch.
/31
|