Trôi thẳng một đường vào sâu trong hẻm núi, hai bên bờ càng ngày càng xuất hiện nhiều rào trại làng bản, nhưng không hiểu sao, suốt dọc đường không thấy một ai. Chỉ có tiếng tù và trầm đục đi theo. Điều này không khỏi làm tôi cảm thấy, toàn bộ thung lũng này có một vẻ thù địch. Không biết có phải bây giờ đã có các loại cung nỏ đang âm thầm bí mật nhắm ngay vào đám người chúng tôi.
Nhưng việc này có chút không hợp lý, dù sao thì tranh chấp giữa các bộ tộc cũng không đến mức căng thẳng như thế. Chúng tôi chỉ có lèo tèo vài ba người mà cả bản làng phải phòng bị đến mức này, có hơi không hợp lẽ thường.
Yên lặng xuôi dòng một khoảng thời gian, phía trước xuất hiện một cửa ải Hắc hổ trên sông, đó là những tảng đá to tướng được chạm khắc thành hình đầu hổ chất thành đống ở dưới đáy nước, cao thấp lộn xộn, trông như đá ngầm. Khu vực này dài khoảng hơn một dặm, chỉ có duy nhất có một con đường có thể đi qua, cần phải có dân bản xứ dẫn đi. Đây là để đề phòng thuyền của bộ tộc khác tiến đánh thẳng đến mà dễ dàng vào được khu vực trung tâm của bản làng.
Phía trước cửa ải có một lũy phòng thủ, dựng trên nước, kề sát vào một bên hẻm núi. Có thể thấy, dưới nước toàn là đá tảng lộn xộn, chắc là từ vách núi sụt lở xuống, chất đống dưới đáy. Các chân cột của đồn lũy cắm trong đống đá, lũy cao hơn mặt nước khoảng hai mét, có chiếc bè đậu ở dưới chân lũy, trên các cột gỗ dưới chân lũy treo đầy những giỏ mây, chắc là đặc sản ở nơi này. Cứ đến mỗi dịp chợ phiên, những giỏ mây này sẽ được đem đến chợ trên thị trấn để đổi thuốc súng và thuốc phiện sống với người Hán. Núi đá phía trước lũy có một tảng đá màu đen, được chạm khắc thành hình đầu hổ rất đáng sợ, một nửa chìm dưới nước, một nửa nổi trên nước, có lẽ đây là totem hổ đen của người Di đen bản địa. Chủ yếu là để đe dọa người ngoài đến.
Đi lên đồn lũy, các căn nhà trải dài liên tiếp, dựa vào những bậc thang đá khai tạc men theo vách núi cùng với những con đường nhỏ phía trước các ngôi nhà sàn. Cả thảy đồn lũy có khoảng bốn năm mươi ngôi nhà sàn san sát nhau, sắp xếp lộn xộn, bám trụ trên vách đá cheo leo. Sợi thừng mây thứ hai nối liền lũy phòng thủ này với khu nhà cũng đông đúc không kém ở vách núi đối diện.
Vẫn không thấy bất cứ người nào như cũ, đối với người dân miền núi mặt trời mọc thì làm mặt trời lặn thì nghỉ mà nói, điều này thật là khó tin.
Ở nơi tầm mắt nhìn thấy được, tôi thấy cuối hẻm núi có một bến đò, đó là điểm chủ chốt của cả đồn lũy. Chúng tôi là người ngoài, muốn đi vào trung tâm bản này hẳn là phải có người bản địa dẫn đường, còn đồn lũy trên sông này chắc là dùng làm trạm kiểm soát vậy. Người đàn ông vạm vỡ dùng sào chống thuyền vững như núi, dừng bè lại, cập bến rồi, vẫn không có ý bảo chúng tôi lên bờ.
Cậu thanh niên người Di với tất cả mọi người liếc mắt nhìn nhau trao đổi một chút, sau đó cậu ta bắt đầu kêu to bằng tiếng địa phương. Không hiểu cậu ta nói cái gì, chắc đại khái là thương lái đến thu mua thảo dược cây thuốc gì đó.
Khi vừa kêu xong, vẫn không có bất kỳ phản ứng nào, toàn bộ đồn lũy vô cùng tĩnh lặng.
"Chuyện gì thế?" Công Tử Bột khẽ giọng nói: "Người đi đâu hết rồi? Bình thường làng các cậu đều thế này à?"
Lúc này, cậu thanh niên Di mới bắt đầu nhận thấy có gì không ổn, cậu ta nhìn khắp chung quanh, lại dùng tiếng địa phương kêu to mấy câu nữa.
Tiếng tù và vẫn tiếp tục vang lên, nhưng ngoại trừ âm thanh này, chúng tôi không nhận được bất kỳ hồi đáp nào. Cậu thanh niên Di nói: "Không thể nào, trong lũy này có chừng trăm người. Mà sao tù và vẫn còn đang thổi, người trong lũy đi đâu hết rồi?"
Mọi người nhìn nhau, Tẩu Thuốc bèn chậc một tiếng, hiển nhiên tình huống này gã không hề ngờ tới.
"Trảo Tử, mày đi với A Tát lên đó xem." Tẩu Thuốc sai bảo. Cái người vừa nãy dùng móc câu đáp một tiếng, loáng cái đã lên đến bến đò. Tẩu Thuốc lại bảo A Tát: "Nếu mày giở trò quỷ gì với tao, bọn tao ở ngoài sẽ san phẳng cái bản này của mày."
Thanh niên người Di cười khẩy một tiếng. Chúng tôi cập bến gần chân trụ gỗ, cậu ta trèo một loáng đã lên đến nơi. Trảo Tử cũng theo sát phía sau, hai người nhảy lên trên lũy, Trảo Tử nhổ toẹt một bãi đờm, hai người cùng kêu gọi mấy tiếng, nhảy vào trong nhà sàn từ cửa sổ.
Tẩu Thuốc quay đầu nháy mắt với ông vạm vỡ chèo thuyền, ông ta chầm chậm chèo bè ngược dòng lùi về phía sau. Từ từ giữ một khoảng cách với đồn lũy trên sông này. Gã khẽ giọng nói: "Phượng Hoàng, mày với anh Đại Trương, cả Xà Tổ nữa, xuống nước, lẻn vào đi. Cái lũy này không ổn, không thể tin thằng ranh kia được. Bọn mày đi trước, phục kích ở đấy. Mình cứ ở trên bè này thì bị động quá."
Tôi không biết anh Đại Trương và Phượng Hoàng là ai nữa, chỉ thấy người đàn bà kia chậc một tiếng "Đáng ghét". Bên cạnh, Muộn Du Bình đã lục hành lý của mình, lấy ra một thứ gì đó trông na ná như áo phao, không biết có phải là cái "thủy kháo"(*) trong truyền thuyết đó không.
Chúng tôi tiếp tục ngược dòng mà lùi ra xa khỏi đồn lũy, người đàn bà kia lại cởi sạch quần áo, chỉ chừa lại một bộ đồ ngắn bó sát, nhẹ nhàng lộn mình xuống nước, một tay phất ra hiệu. Tôi cũng cử động, mở gùi mây ra, tôi nhìn thấy trong đó là một con rắn to tướng màu xanh đen, to bằng cánh tay vậy. Tôi chầm chậm thả con rắn xuống nước. Sau đó, cởi áo khoác, vác "thủy kháo" trên lưng, cũng chìm xuống nước. Gần như là cùng lúc, Muộn Du Bình cũng xuống nước. Con rắn uốn éo trong nước, rồi quấn quanh người tôi.
Xà Tổ, hẳn đó là ngoại hiệu của tôi.
—————–
(*) Đồ lặn của người cổ đại, chế bằng da cá, da hải giao hoặc da cá mập. Đến nay đã gần như thất truyền.
Nhưng việc này có chút không hợp lý, dù sao thì tranh chấp giữa các bộ tộc cũng không đến mức căng thẳng như thế. Chúng tôi chỉ có lèo tèo vài ba người mà cả bản làng phải phòng bị đến mức này, có hơi không hợp lẽ thường.
Yên lặng xuôi dòng một khoảng thời gian, phía trước xuất hiện một cửa ải Hắc hổ trên sông, đó là những tảng đá to tướng được chạm khắc thành hình đầu hổ chất thành đống ở dưới đáy nước, cao thấp lộn xộn, trông như đá ngầm. Khu vực này dài khoảng hơn một dặm, chỉ có duy nhất có một con đường có thể đi qua, cần phải có dân bản xứ dẫn đi. Đây là để đề phòng thuyền của bộ tộc khác tiến đánh thẳng đến mà dễ dàng vào được khu vực trung tâm của bản làng.
Phía trước cửa ải có một lũy phòng thủ, dựng trên nước, kề sát vào một bên hẻm núi. Có thể thấy, dưới nước toàn là đá tảng lộn xộn, chắc là từ vách núi sụt lở xuống, chất đống dưới đáy. Các chân cột của đồn lũy cắm trong đống đá, lũy cao hơn mặt nước khoảng hai mét, có chiếc bè đậu ở dưới chân lũy, trên các cột gỗ dưới chân lũy treo đầy những giỏ mây, chắc là đặc sản ở nơi này. Cứ đến mỗi dịp chợ phiên, những giỏ mây này sẽ được đem đến chợ trên thị trấn để đổi thuốc súng và thuốc phiện sống với người Hán. Núi đá phía trước lũy có một tảng đá màu đen, được chạm khắc thành hình đầu hổ rất đáng sợ, một nửa chìm dưới nước, một nửa nổi trên nước, có lẽ đây là totem hổ đen của người Di đen bản địa. Chủ yếu là để đe dọa người ngoài đến.
Đi lên đồn lũy, các căn nhà trải dài liên tiếp, dựa vào những bậc thang đá khai tạc men theo vách núi cùng với những con đường nhỏ phía trước các ngôi nhà sàn. Cả thảy đồn lũy có khoảng bốn năm mươi ngôi nhà sàn san sát nhau, sắp xếp lộn xộn, bám trụ trên vách đá cheo leo. Sợi thừng mây thứ hai nối liền lũy phòng thủ này với khu nhà cũng đông đúc không kém ở vách núi đối diện.
Vẫn không thấy bất cứ người nào như cũ, đối với người dân miền núi mặt trời mọc thì làm mặt trời lặn thì nghỉ mà nói, điều này thật là khó tin.
Ở nơi tầm mắt nhìn thấy được, tôi thấy cuối hẻm núi có một bến đò, đó là điểm chủ chốt của cả đồn lũy. Chúng tôi là người ngoài, muốn đi vào trung tâm bản này hẳn là phải có người bản địa dẫn đường, còn đồn lũy trên sông này chắc là dùng làm trạm kiểm soát vậy. Người đàn ông vạm vỡ dùng sào chống thuyền vững như núi, dừng bè lại, cập bến rồi, vẫn không có ý bảo chúng tôi lên bờ.
Cậu thanh niên người Di với tất cả mọi người liếc mắt nhìn nhau trao đổi một chút, sau đó cậu ta bắt đầu kêu to bằng tiếng địa phương. Không hiểu cậu ta nói cái gì, chắc đại khái là thương lái đến thu mua thảo dược cây thuốc gì đó.
Khi vừa kêu xong, vẫn không có bất kỳ phản ứng nào, toàn bộ đồn lũy vô cùng tĩnh lặng.
"Chuyện gì thế?" Công Tử Bột khẽ giọng nói: "Người đi đâu hết rồi? Bình thường làng các cậu đều thế này à?"
Lúc này, cậu thanh niên Di mới bắt đầu nhận thấy có gì không ổn, cậu ta nhìn khắp chung quanh, lại dùng tiếng địa phương kêu to mấy câu nữa.
Tiếng tù và vẫn tiếp tục vang lên, nhưng ngoại trừ âm thanh này, chúng tôi không nhận được bất kỳ hồi đáp nào. Cậu thanh niên Di nói: "Không thể nào, trong lũy này có chừng trăm người. Mà sao tù và vẫn còn đang thổi, người trong lũy đi đâu hết rồi?"
Mọi người nhìn nhau, Tẩu Thuốc bèn chậc một tiếng, hiển nhiên tình huống này gã không hề ngờ tới.
"Trảo Tử, mày đi với A Tát lên đó xem." Tẩu Thuốc sai bảo. Cái người vừa nãy dùng móc câu đáp một tiếng, loáng cái đã lên đến bến đò. Tẩu Thuốc lại bảo A Tát: "Nếu mày giở trò quỷ gì với tao, bọn tao ở ngoài sẽ san phẳng cái bản này của mày."
Thanh niên người Di cười khẩy một tiếng. Chúng tôi cập bến gần chân trụ gỗ, cậu ta trèo một loáng đã lên đến nơi. Trảo Tử cũng theo sát phía sau, hai người nhảy lên trên lũy, Trảo Tử nhổ toẹt một bãi đờm, hai người cùng kêu gọi mấy tiếng, nhảy vào trong nhà sàn từ cửa sổ.
Tẩu Thuốc quay đầu nháy mắt với ông vạm vỡ chèo thuyền, ông ta chầm chậm chèo bè ngược dòng lùi về phía sau. Từ từ giữ một khoảng cách với đồn lũy trên sông này. Gã khẽ giọng nói: "Phượng Hoàng, mày với anh Đại Trương, cả Xà Tổ nữa, xuống nước, lẻn vào đi. Cái lũy này không ổn, không thể tin thằng ranh kia được. Bọn mày đi trước, phục kích ở đấy. Mình cứ ở trên bè này thì bị động quá."
Tôi không biết anh Đại Trương và Phượng Hoàng là ai nữa, chỉ thấy người đàn bà kia chậc một tiếng "Đáng ghét". Bên cạnh, Muộn Du Bình đã lục hành lý của mình, lấy ra một thứ gì đó trông na ná như áo phao, không biết có phải là cái "thủy kháo"(*) trong truyền thuyết đó không.
Chúng tôi tiếp tục ngược dòng mà lùi ra xa khỏi đồn lũy, người đàn bà kia lại cởi sạch quần áo, chỉ chừa lại một bộ đồ ngắn bó sát, nhẹ nhàng lộn mình xuống nước, một tay phất ra hiệu. Tôi cũng cử động, mở gùi mây ra, tôi nhìn thấy trong đó là một con rắn to tướng màu xanh đen, to bằng cánh tay vậy. Tôi chầm chậm thả con rắn xuống nước. Sau đó, cởi áo khoác, vác "thủy kháo" trên lưng, cũng chìm xuống nước. Gần như là cùng lúc, Muộn Du Bình cũng xuống nước. Con rắn uốn éo trong nước, rồi quấn quanh người tôi.
Xà Tổ, hẳn đó là ngoại hiệu của tôi.
—————–
(*) Đồ lặn của người cổ đại, chế bằng da cá, da hải giao hoặc da cá mập. Đến nay đã gần như thất truyền.
/31
|