Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 243 - Vẻ Đẹp Của Ánh Bình Minh.

/345


Mục Kính Nham đưa lại lồng chim cho tiểu đồng, cười nói:

- Đây không phải là vẹt mà lại nói được, thật kỳ quái.

Trương Ngạc hỏi tiểu đồng:

- Vi Cô nhà ngươi ở đâu?

Tiểu đồng đáp:

- Vi Cô đã ngủ rồi ạ.

Trương Ngạc nói:

- Đêm đẹp như thế này mà đi ngủ thì thật đáng tiếc, mau gọi nàng dậy uống rượu thưởng nguyệt với huynh đệ ta.

Trương Đại đỡ say hơn Trương Ngạc một chút, nói:

- Tam đệ, đêm nay là ba mươi tháng năm, không có trăng.

Trương Ngạc lắc lắc cổ, ngửa mặt nhìn trời, nói:

- Không có trăng thì ngắm sao.

Nói rồi gã kêu lên:

- Vương Vi cô, ra ngắm sao nào!

Lớn tiếng gọi Vương Vi cô như vậy thật không ra làm sao, Trương Nguyên biết tam huynh đã uống say là thích hát, liền nói:

- Tam huynh, hát bài <Đơn đao hội> đi.

- Không.

Trương Ngạc từ chối, nói:

- Hôm nay không hát <Đơn đao hội>, phải hát

Nói rồi gã ngồi ngay mui thuyền, tay vỗ vào mạn thuyền, hát rống lên:

“Mắt đói nhìn xuyên thấu hết, miệng thèm tứa nước miếng không buồn nuốt, bệnh tương tư thấu cả vào xương tủy ta, ánh mắt đẹp kia khẽ liếc, đừng nói là tiểu sinh, chứ ngay cả người sắt đá cũng phải lụy tình. Gần hiên đình, hoa liễu tranh nhau khoe sắc. Cảnh xuân ngay trước mắt, sao người ngọc không màng, tòa Phạm Hoàng cung cứ ngỡ là Vũ Lăng nguyên…”

Trương Đại cũng hứng trí hát:

“Rồi sau này đóa hoa đẹp đơn côi, trái anh đào dần nhạt phai hương sắc, mối tương tư này có từ khi nào nhỉ? Mê đắm chìm sâu như biển đen, trắng xóa mênh mang như mặt đất, xanh thăm thẳm như bầu trời; ngước lên nhìn cao như Thái Hành sơn, tâm tư sâu thẳm như biển Đông, độc hại đến thế này sao…”

Trương Nguyên đứng bên cạnh không nhịn được cười, đại huynh và tam huynh đang kể ra nỗi khổ tương tư đây mà. Vương Vi ở cùng thuyền khiến cho hai tộc huynh của ta mê đến thất điên bát đảo, phiền phức rồi, hồng nhan gây họa sao?

Chợt nghe thấy Trương Ngạc kêu lên:

- Giới Tử, ta không đánh cược Lý Tuyết Y với đệ, chỉ đánh cược Vương Vi cô với đệ thôi.

Trương Nguyên vội nói:

- Tam huynh say rồi, mau đi ngủ đi.

Trương Ngạc nói:

- Ta có say đâu. Phạm huynh, Văn Nhược huynh, huynh nói xem đệ đã say chưa?

Thuyền bên cạnh truyền đến tiếng ngáy mơ hồ, Phạm Văn Nhược đã chìm vào giấc ngủ.

Đầu tháng sáu, tiểu thử.

Khi trời tờ mờ sáng, Mục Chân Chân đã dậy, dậy sớm là thói quen của nàng, ngủ trên thuyền thì nàng càng phải dậy sớm hơn, nếu không bị các gã đàn ông nhìn thấy bộ dạng khi đang ngủ thì thật xấu hổ lắm.

Trong khoang có một bức bình phong bằng trúc cao bốn thước, dùng để ngăn khoang ra làm đôi, bên này bình phong là Mục Chân Chân và Trương Nguyên, có hai chiếc chiếu và một án thư, ngoài ra còn có mười rương gỗ xếp chồng lên nhau và hai cây treo quần áo. Bên kia bình phong là chỗ ngủ của Tông Dực Thiện, Vũ Lăng, Lai Phúc và Mục Kính Nham. Con thuyền đu này tuy rộng nhưng khoang thuyền cũng chỉ có bốn buồng, nên khó tránh khỏi việc chủ tớ, nam nữ phải ở chung.

Ánh nắng xuyên vào cửa buồm, Mục Chân Chân ngồi trên ghế buộc lại áo, vừa nghiêng đầu nhìn thiếu gia đang nằm ngủ bên cạnh. Thiếu gia nằm ngửa, tuy mắt chưa mở nhưng có thấy dưới mí mắt, tròng mắt đang động đậy. Mục Chân Chân cười thầm, nghĩ bụng:

“Lại làm thiếu gia tỉnh giấc rồi.”

Trên thuyền, mỗi buổi sáng bất luận nàng nhẹ chân nhẹ tay đến thế nào thì cũng đều đánh thức thiếu gia. Hơn nữa thiếu gia rất cẩn thận, hoặc là nhắm mắt, hoặc là xoay nghiêng người, đợi nàng chỉnh đốn lại y phục sau đó đứng dậy dọn dẹp chăn chiếu rồi mới duỗi dài lưng làm ra bộ vừa tỉnh giấc do mê ngủ. Như vậy thì nàng không cần phải trốn ở trong chăn để mặc lại áo váy.

Chắc cũng tương đối rồi, Trương Nguyên nghe thấy tiếng chìa khóa va leng keng, xâu chìa khóa đó trừ lúc ngủ đêm, bình thường khi nào Mục Chân Chân cũng đeo vào túi nhỏ ở thắt lưng, giống như một bà quản gia vậy.

Trương Nguyên duỗi dài chân tay, nằm thẳng lưng rồi mở to mắt. Đầu tiên hắn nhìn thấy chiếc váy bằng vải xanh bao quanh cặp mông tròn căng chắc nịch, hai chân lót dưới mông, bàn chân áp sát mặt sàn, ngón chân hơi gập lên, khi cặp mông tròn trịa cũng nhâng lên theo, có thể nhìn thấy cả đường vân trong lòng bàn chân và nếp gấp dày ở mũi bàn chân.

Thiếu nữ nghe thấy tiếng thiếu gia duỗi người, quay đầu lại, cười nói:

- Thiếu gia tỉnh rồi à?

Nàng vừa nói vừa gấp vuông vắn tấm thảm mỏng trong tay.

Tư thế ngồi xổm rồi quay người lại phía sau của Mục Chân Chân quả thực rất gợi cảm, eo lưng xoay uốn cong, ống tay áo cũng nghiêng theo, trông như một bức điêu khắc tuyệt đẹp và tràn đầy sinh lực.

Trương Nguyên để hai tay sau gáy, cười nói:

- Ta muốn học vẽ để vẽ Chân Chân.

Kỳ thực hắn rất muốn thò tay ra vỗ vào cặp mông kia, có thể tưởng tượng ra được sướng tay đến mức độ nào.

Mục Chân Chân thấy ánh mắt của thiếu gia dừng lại ở phía sau lưng mình, không khỏi ngượng ngùng. Nàng vội xoay người lại, nói:

- Thiếu phu nhân Đạm Nhiên biết vẽ đó, sao thiếu gia không học vẽ từ thiếu phu nhân?

Trương Nguyên nói:

- Bận quá, sau này sẽ kêu Đạm Nhiên tiểu thư vẽ cho ngươi một bức.

Mục Chân Chân trong lòng vui mừng, nhớ ra hôm qua Vương Vi vẽ hoa sen, liền nói:

- Thiếu gia, Vương Vi Cô cũng vẽ đẹp lắm, hôm qua đã vẽ một cành sen tịnh đế, nô tỳ tuy không biết thưởng thức nhưng cũng cảm thấy rất đẹp.

Trương Nguyên “ồ” lên một tiếng, ngồi dậy nói:

- Vương Vi Cô là đệ tử của Trần Mi Công, tất nhiên là giỏi thi họa rồi. Cô ta vẽ sen tịnh đế để làm gì?

Trong bụng hắn lại nghĩ:

“Tương tư rồi ư?”

Mục Chân Chân nói:

- Tiểu đồng của Vương Vi Cô ngắt được bông sen tịnh đế ở bên bờ hồ, hoa hãy còn chưa nở. Vương Vi Cô liền vẽ lại bông sen đó, vẽ nhanh lắm.

Vừa nói nàng vừa đi giày vải, rồi lại nói tiếp:

- Thiếu gia có muốn xem bức tranh đó không, nô tỳ đi lấy mang lại cho thiếu gia xem?

Trương Nguyên cười nói:

- Có ai thức dậy sớm như ngươi đâu, trời còn chưa sáng rõ mà. Chân Chân cùng ta đi dạo bên bờ hồ một lát, nơi đây có sen tịnh đế, thật là hiếm thấy.

Mục Chân Chân “vâng” khẽ một tiếng, thò tay cầm lên tiểu bàn long côn đặt ở dưới gối.

Mấy người chèo thuyền vẫn chưa ngủ dậy, Trương Đại, Trương Ngạc đêm qua uống nhiều rượu lại càng khỏi nói, đang ngủ rất ngon lành. Con thuyền nhỏ của Phạm Văn Nhược neo ngay bên cạnh cũng rất tĩnh lặng, một lớp sương mỏng bao phủ lên mặt hồ, trời vẫn chưa sáng rõ, bờ bên kia thấy có loáng thoáng bóng cây và bóng người.

Mục Chân Chân đặt tấm ván cầu, Trương Nguyên bước lên bờ, thò tay bẻ một cành liễu, đặt cành liễu vào miệng chậm rãi nhai. Mục Chân Chân nhìn thấy, vội về khoang thuyền lấy bột đánh răng và khăn vải, xách theo một cái giỏ tre nhỏ, đi theo phía sau thiếu gia.

Ven theo bờ sông đi xuống chừng nửa dặm là tới hồ Tiết Điến. Lúc này trời đã sáng hơn một chút, trong hồ vẫn còn sương mù, chỗ nước cạn bên trái có bụi cỏ lau màu xanh nhạt, gió thổi nhè nhẹ, mặt nước không gợn sóng, bóng núi mờ ảo, cảnh trí thật trong lành. Trương Nguyên phóng tầm mắt, trên bờ hồ mờ mịt không có bóng người, cũng không nhìn thấy được nơi nào có hoa sen, bèn tìm một bờ đá, múc nước hồ rửa mặt đánh răng sau đó luyện hai lượt thái cực quyền.

Mục Chân Chân lúc này cũng rửa mặt xong, lấy từ trong giỏ tre ra tiểu bàn long côn, bắt đầu hăng say luyện côn trong ánh mắt tán thưởng của thiếu gia. Côn ảnh tung hoành, biến ảo khôn lường. Đang khi luyện côn hăng say thì đột nhiên nàng thu côn về, nói:

- Thiếu gia, có người tới.

“Xin tha mạng, xin tha mạng…..”

- Không cần kêu tha mạng, đã tha mạng chim cho ngươi rồi đấy thôi, hãy gọi ‘Vi Cô, trời sáng rồi’, gọi đi, gọi ‘Vi Cô trời sáng rồi.

Đây là tiếng của con chim lông đen kia và Tiết Đồng.

Tiết Đồng kiên trì dạy vài lượt, con chim vẫn im bặt, Tiết Đồng bèn nói:

- Vi Cô, đây là con chim ngốc nghếch, vứt nó đi.

Trương Nguyên thầm nghĩ:

- Vương Vi cũng tới rồi, nữ lang này cũng dậy sớm ghê.

- Ngươi cầm lấy cái bình, để ta dạy nó nói.

Đây là tiếng nói của Vương Vi, giọng nói mềm mại trong trẻo như chim hoàng oanh. Khi giáp mặt vì ngây ngất bởi nhan sắc của nàng nên ấn tượng về giọng nói không sâu sắc lắm. Lúc này ngăn cách cả vạt cỏ lau và rừng liễu, giọng nói khiến người ta tỉnh hẳn người, nhẹ nhàng như gió thoảng vậy.

Tiết Đồng dọa con chim:

- Chịu khó theo Vi Cô học nói đi nhé, nếu không ta sẽ ăn thịt nhà ngươi đó.

- Xin tha mạng…

Tiếng “xin tha mạng” xem ra lại rất hợp cảnh. Tiết Đồng cười to rồi đột nhiên im bặt, nó nhìn thấy Trương Nguyên và Mục Chân Chân, vội cúi người chào:

- Xin chào Trương tướng công.

Nữ lang Vương Vi giơ chiếc lồng chim nhỏ bằng trúc lên, vừa đi chầm chậm vừa dạy chim nói “Vi Cô, Vi Cô…”, nghe thấy Tiết Đồng kêu “Trương tướng công” liền hạ lồng chim xuống, thấy Trương Nguyên ngồi trên một phiến đá lớn trên bờ, đang mỉm cười nhìn nàng.

- Xin chào Giới Tử tướng công.

Vương Vi đưa lồng chim trong tay cho Tiết Đồng, nhẹ nhàng vén áo thi lễ với Trương Nguyên, rồi lại nói:

- Chào Chân Chân.

Trương Nguyên đứng lên, chắp tay thi lễ nói:

- Chào Vương cô nương.

Vương Vi cắn nhẹ hàm răng trắng tinh vào môi dưới, nói:

- Trương tướng công, xin hãy gọi tiểu nữ tử là Vương Vi hoặc là Vương Tu Vi, có được không?

Nam Kinh Cựu viện xưa có tập tục người hầu xưng với khúc trung nữ lang là “nương, cô nương”, người ngoài thì gọi khúc trung nữ lang là “tiểu nương”. Bởi vậy Vương Vi nghe thấy Trương Nguyên gọi nàng là “Vương cô nương”, đương nhiên phải đính chính, nhưng lại không muốn Trương Nguyên gọi nàng là “tiểu nương”, nên kêu Trương Nguyên gọi thẳng tên của nàng, nàng họ Vương tên Vi, tên chữ là Tu Vi, hiệu là đạo nhân áo cỏ.

/345

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status